Cường quốc hạt nhân nào vẫn tăng số lượng đầu đạn trong năm qua?

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), các cường quốc hạt nhân, mặc dù đã giảm tổng thể số lượng đầu đạn nhưng vẫn triển khai nhiều vũ khí hơn trong lực lượng tác chiến vào năm 2020.

Các nhà phân tích ước tính rằng vào đầu năm 2021, 9 cường quốc hạt nhân gồm: Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Israel và Triều Tiên có 13.080 vũ khí hạt nhân, trong khi vào năm 2020, tổng số vũ khí của những nước này là 13.400 đơn vị. Tuy nhiên, trong thành phần các đơn vị tác chiến từ năm 2020 đến năm 2021, số lượng đầu đạn đã tăng từ 3.720 lên 3.825 đơn vị.

{keywords}
Các cường quốc hạt nhân tăng số lượng đầu đạn trong tình trạng báo động. (Ảnh: Wikipedia)

Theo đó, Nga và Mỹ mỗi nước bổ sung khoảng 50 đầu đạn vào các hoạt động triển khai trong năm. Đồng thời, Nga đã tăng kho vũ khí hạt nhân khoảng 180 đầu đạn thông qua các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa với nhiều đầu đạn, cũng như các tên lửa đạn đạo phóng từ biển.

Hôm 13/6, các nước Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang có kế hoạch từ bỏ việc triển khai tên lửa hạt nhân trên đất liền ở châu Âu. Tuyên bố này có trong một thông cáo chung được công bố sau hội nghị thượng đỉnh NATO tại Brussels vào ngày 14/6.

Theo Defense News, việc từ bỏ triển khai tên lửa hạt nhân được coi là cách giảm căng thẳng với Nga và mở đường cho cuộc đối thoại về kiểm soát vũ khí tại hội nghị thượng đỉnh ở Geneva ngày 16/6 với sự tham gia của Tổng thống Nga và Mỹ.

Năm 2020, Nga trở lại top 5 quốc gia có mức chi tiêu quân sự cao nhất. Các nhà phân tích tại SIPRI ước tính Nga đứng thứ 4 với 65,1 tỉ USD (3,9% GDP), mức tăng trưởng là 4,5%. Các quốc gia dẫn đầu bảng xếp hạng chi tiêu cho hạt nhân là Mỹ (732 tỉ USD), Trung Quốc (261 tỉ USD) và Ấn Độ (71,1 tỉ USD).

Trước đó, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã kêu gọi Nga và Mỹ nhất trí về việc cắt giảm hơn nữa kho vũ khí hạt nhân. Ông Guterres nhấn mạnh chính quyền hai nước cần xây dựng các thỏa thuận mới về vũ khí hạt nhân để kịp thời ứng phó với những thách thức mới trong lĩnh vực này.

Mỹ đã ra khỏi Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) với cáo buộc Nga vi phạm thoả thuận này. Moscow bác bỏ lời cáo buộc và tuyên bố sẵn sàng giải trình vấn đề tên lửa cũng như thảo luận về chủ đề liên quan, nhưng Washington vẫn từ chối. Vào tháng 8 năm ngoái, Hiệp ước hết hạn hiệu lực.

Tổng thống Nga Vladimir Putin sau đó đã đưa ra sáng kiến ​​mới nhằm ngăn chặn đà leo thang căng thẳng ở châu Âu. Cụ thể, ông Putin tuyên bố sẵn sàng thể hiện thiện chí không triển khai tên lửa 9M729 ở phần châu Âu của Nga với điều kiện là từ phía NATO có những bước đi tương ứng. Tổng thống Nga cũng đề xuất NATO tiến hành kiểm tra các tổ hợp Aegis Ashore với bệ phóng Mk-41 tại các căn cứ ở châu Âu và tên lửa 9M729 tại các chủ thể ở vùng Kaliningrad của Nga.

Xu hướng mới trong ngân sách quốc phòng 2022 của Mỹ

Xu hướng mới trong ngân sách quốc phòng 2022 của Mỹ

Ngân sách quốc phòng năm 2022 là ngân sách đầu tiên dưới thời Tổng thống Joe Biden và đã thể hiện rõ những xu hướng tác chiến mới của Mỹ.

Thanh Bình (lược dịch)

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Đang cập nhật dữ liệu !