Quán mỳ ramen đầu tiên của Nhật Bản bất ngờ mở cửa trở lại sau gần nửa thế kỷ
Nhà hàng ramen đầu tiên của Nhật Bản bất ngờ quay trở lại phục vụ khách hàng sau 44 năm đóng cửa.
Món mỳ ramen truyền thống lâu đời ở Nhật Bản |
Khắp Nhật Bản cũng như nhiều nơi trên thế giới, rất nhiều cửa hàng phục vụ món mỳ truyền thống lâu đời, mỳ ramen.
Tuy nhiên, bạn biết đấy, mọi xu hướng ẩm thực đều phải bắt đầu từ địa danh nào đó, và đối với các nhà hàng ramen Nhật Bản, điểm khởi đầu là Rairaiken.
Khai trương vào năm 1910 ở khu phố Asakusa của Tokyo, Rairaiken là nhà hàng ramen đầu tiên của Nhật Bản.
Ông Kanichi Ozaki người sáng lập ra cửa hàng mỳ ramen đầu tiên |
Người sáng lập cửa tiệm này là Kanichi Ozaki và một nhóm đầu bếp chuyên nghiệp gồm 12 người đến từ khu China Town ở Yokohama. Chỉ trong thời gian ngắn, Rairaiken sớm trở nên nổi tiếng và nhanh chóng đạt được thành công khi phục vụ khoảng 3.000 thực khách trong một ngày.
Rairaiken đã xây dựng thương hiệu, chỗ đứng ở khu Asakusa trong hơn 30 năm. Đến khoảng năm 1944, do ảnh hưởng của chiến tranh, nhà hàng đóng cửa lần thứ nhất. 10 năm sau, năm 1954, cửa hàng mở trở lại phục vụ thực khách nhưng chuyển sang địa điểm mới ở quận Yaesu, gần Ga Tokyo ngày nay.
Tuy nhiên, đến năm 1976, không còn ai có thể tiếp tục công việc kinh doanh của gia đình, Rairaiken buộc phải đóng cửa lần nữa.
Giờ đây, sau 44 năm ngừng hoạt động, Rairaiken bất ngờ quay lại, tiếp tục kinh doanh phục vụ những người yêu thích món mỳ ramen.
Cửa hàng mỳ ramen truyền thống mở cửa trở lại sau 44 năm |
Được biết, đây là một phần trong sứ mệnh bảo tồn và chia sẻ lịch sử về món mỳ truyền thống của người dân xứ sở hoa anh đào.
Bảo tàng Ramen ở Yokohama đã phối hợp với cháu trai Kunio Takahashi và chắt trai Yusaku Takahashi của ông Kanichi để nghiên cứu và khôi phục lại cửa hàng.
Việc phục dựng bắt đầu từ nỗ lực tìm kiếm xác định thành phần ban đầu mà ông tổ Kanicho đã sử dụng trong món mì của mình. Người cháu trai Kunio cùng các chuyên gia xác định thành phần phần nào dựa vào trải nghiệm đầu tiên của Kunio khi ăn mỳ ramen ở cửa hàng đầu tiên.
Hiện tại, quá trình ông tổ Kanichi làm ra sợi mỳ ramen đặc biệt cũng được ghi nhận. Tất cả sẽ xuất hiện trong cửa hàng phục dựng tọa lạc tại thành phố Yokohama, cách Tokyo khoảng 25 phút đi chuyển về phía nam.
Đối với thứ nước dùng từng mê hoặc hàng nghìn thực khách, ông Kanicho chủ yếu sử dụng đậu nành theo kiểu Ramen ở phía Đông nước Nhật.
Công thức chính xác thường xuyên được điều chỉnh tùy thuộc vào loại chất lượng nguyên liệu mà các đầu bếp có thể lấy được và khẩu vị khách hàng để mang đến một phiên bản nước dùng hiện đại ngon miệng.
Mặc dù vẫn chưa rõ liệu Rairaiken có thể phục dựng lại thời kỳ hoàng kim, hoạt động trong thời gian lâu dài hay không nhưng nhà hàng sẽ mở cửa và đón khách vào mùa thu năm nay trong khu vực Bảo tàng Ramen ở Yokohama.
HD (lược dịch)
Cận cảnh quy trình tạo ra món bánh phức tạp nhất thế giới ở Malaysia
Kek Lapis Sarawak là một loại bánh truyền thống của Malaysia, nổi tiếng với cả vẻ ngoài phức tạp như hình vạn hoa và cả quy trình để làm ra một sản phẩm.