Quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ ra sao sau cái chết của phi công Su-25?
Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. |
Báo Quan điểm (Nga) có bài viết cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang ngày càng chuyển trọng tâm từ Mỹ sang Nga. Điều quan trọng hoạt động muốn thể hiện không chỉ là về chính sách chính trị mà còn cả về tâm trạng của người dân đất nước này. Điều này được minh chứng rõ ràng thông qua các cuộc thăm dò ý kiến người dân. Quá trình này có một ý nghĩa lịch sử nhất định đối với cả Moscow lẫn Ankara.
Cái chết của phi công Nga Roman Filipov ở Syria đã tạo ra một làn sóng mới phản đối Thổ Nhĩ Kỳ. Một vài người thậm chí còn nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã cung cấp cho các phần tử thánh chiến ở tỉnh Idlib hệ thống phòng thủ tên lửa di động MANPADS này và từ đó khiến Su-25 bị bắn hạ.
Trong khi đó, trên thực tế, chính Thổ Nhĩ Kỳ đã giúp lấy lại thi thể phi công Filipov từ tay các chiến binh thánh chiến, và sau đó, thi thể Filipov đã được chuyển về Nga. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tranh cãi về mối quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ và sự thiếu lòng tin đối với Thổ Nhĩ Kỳ ở Nga còn rất lớn.
Sau khi máy bay Su-24 của Nga bị bắn hạ trên bầu trời Thổ Nhĩ Kỳ cách đây hơn 2 năm thì người ta càng tỏ ra nghi ngờ Thổ Nhĩ Kỳ trong vụ việc lần này, đồng thời cũng cho rằng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã có “truyền thống lịch sử” đấu tranh với nhau.
Cuộc chiến tranh Nga - Thổ Nhĩ Kỳ đã diễn ra cách đây 100 năm. Hiện trong cuộc chiến ở Syria, ban đầu Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã ủng hộ các lực lượng đối lập khác nhau (có nghĩa là 2 nước ở các đầu chiến tuyến khác nhau), 2 nước đã rất khó để đi đến thống nhất về các hành động chung và có thể đạt được hiểu biết về các lợi ích chung.
Nếu quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ được thử thách bởi cuộc chiến Syria thì có thể nói về bản chất mạnh mẽ của họ và triển vọng lớn dành cho 2 nước trong hợp tác chiến lược.
Tuy nhiên, liệu nhân dân 2 nước trên có sẵn sàng cho sự hợp tác đó hay không? Đây không phải là một câu hỏi thừa, đặc biệt là kể từ khi các nhà phân tích luôn thể hiện sự hoài nghi về triển vọng của mối quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ.
Họ nhiều lần nhấn mạnh rằng sự xích lại gần nhau của 2 nước đơn giản chỉ là sự lựa chọn chính trị của Tổng thống Vladimir Putin và Tổng thống Recep Tayyip Erdogan.
Trên thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng "trò hai mặt" trong thời kỳ đầu của chiến dịch quân sự của Nga ở Syria, điều đã dẫn đến việc máy bay Su-24 của Nga bị bắn hạ và quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ bị "đóng băng" kéo dài 9 tháng.
Tuy nhiên, kể từ khi ông Erdogan phải ngỏ lời xin lỗi về sự hy sinh của phi công Su-24 Oleg Peshkov và duy trì được quyền lực của mình sau âm mưu đảo chính thì ông Erdogan đã phải đưa ra sự lựa chọn và không dám tiếp tục "trò chơi" chính trị lợi dụng mâu thuẫn giữa Nga và Mỹ.
Không phải ngẫu nhiên mà giọng điệu tuyên bố của ông Erdogan đối với Mỹ trở nên cứng rắn hơn. Trên thực tế, ngày 6/2, ông Erdogan đã có những tuyên bố trách cứ Washington vì quan điểm chống Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. |
Quan hệ với Iran và Nga đang trở thành một sự lựa chọn địa chính trị đối với Thổ Nhĩ Kỳ, không đơn giản chỉ trong tình hình ở Syria mà còn sâu rộng hơn ở toàn Trung Đông và thậm chí là trên toàn cầu. Thậm chí, cuộc gặp giữa 3 Tổng thống đã trở nên thường xuyên hơn.
Các mối quan hệ trong tam giác Nga - Thổ Nhĩ Kỳ - Iran và quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ là mong muốn và tình cảm của lãnh đạo các quốc gia này mà còn là lợi ích khách quan của họ.
Hơn nữa, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cũng có một số dự án chung cùng có lợi từ kinh tế, ví dụ như việc xây dựng Nhà máy điện hạt nhân, dự án Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ, cho tới địa chính trị. Chính bởi vậy mà không có lý do gì để từ bỏ việc xây dựng mối quan hệ chiến lược đáng tin cậy giữa 2 nước.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ xích lại gần Tổ chức Bắc Đại Tây Dương (NATO), tập trung vào việc gia nhập Liên minh châu Âu (EU) không còn đóng vai trò quan trọng nữa. Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận thức về hy vọng ảo tưởng cho việc gia nhập EU và tỏ ra không hài lòng đối với sự phụ thuộc vào NATO và Mỹ.
Hơn nữa, chiến tranh ở Syria và việc đưa hệ thống tên lửa hiện đại S-400 của Nga (nghĩa là quyết định mua S-400 bất chấp phản ứng của Washington) đã đặt ra câu hỏi về tính tự chủ hoàn toàn của Thổ Nhĩ Kỳ như một cường quốc trong khu vực.
Chính sách của ông Erdogan là nhằm xây dựng nên một Thổ Nhĩ Kỳ vĩ đại và tự chủ hoàn toàn, trên thực tế, sẽ đưa Ankara ngày càng hợp tác chặt chẽ hơn với Moscow. Nga sẽ có lợi từ một Thổ Nhĩ Kỳ mạnh mẽ và tự chủ, không tham gia các "trò chơi" xuyên Đại Tây Dương xung quanh Nga.
Đồng thời, tâm trạng người dân cũng cho thấy những tín hiệu tích cực về mối quan hệ giữa 2 nước trên. Theo kết quả các cuộc thăm dò dư luận mới đây do Công ty Nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ Optimar thực hiện, 62% số người được hỏi cho rằng sự xích lại gần nhau giữa Ankara và Moscow là hoàn toàn tích cực, 22% có thái độ tiêu cực và 15% khác không có quan điểm rõ ràng.
Trong khi đó, khi được hỏi “Liệu bạn có nghĩ mình là kẻ thù của Mỹ?” thì 72% số người được hỏi đồng tình, 23% cho rằng có một phần là chính xác và chỉ có 5,4% trả lời ngược lại.