Quan hệ Nga – Mỹ diễn biến xấu vì Edward Snowden
Nhà Trắng đã đưa ra điều kiện lựa chọn cho phía Nga trong trường hợp Nga xem xét đơn tị nạn tạm thời từ Edward Snowden – người bị cáo buộc làm rò rỉ thông tin về chương trình tình báo bí mật của Mỹ. Tuy nhiên, các quan chức thì cho rằng động thái hủy bỏ cuộc gặp gỡ còn liên quan đến những vấn đề mà Mỹ tỏ ra không đồng thuận với Nga, bao gồm việc Matxcơva tiếp tục hỗ trợ cho lực lượng chính phủ của Tổng thống Syria Bashar Assad.
Bất kể những gì xảy ra với Snowden, Nhà Trắng từng cho biết ông Obama sẽ vẫn tham dự một hội nghị thượng đỉnh quốc tế tại St Petersburg, Nga. Nhưng các quan chức Mỹ đã thay đổi quyết định của họ trong những ngày gần đây để tránh công khai cam kết các cuộc họp ở Moscow. “Tổng thống [Obama] dự định sẽ công du đến Nga để tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20”, Phát ngôn viên Nhà trắng Jay Carney cho biết, “Và tôi chưa nhận được thông báo nào thêm về những gì chúng tôi đã nói trong quá khứ về chuyến công du của Tổng thống tới Nga vào mùa thu”.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp gỡ tại Bắc Ireland, ngày 17/6/2013. |
Bằng việc xem xét hủy bỏ chuyến đi, chính quyền Obama cho thấy mối quan tâm của họ đến việc điện Kremlin liệu có cho phép Snowden tị nạn tại Nga. Nhà Trắng đã kêu gọi Nga trao trả cựu điệp viên CIA 30 tuổi trở về Mỹ, nơi anh đang đối mặt với tội làm gián điệp.
Snowden, trong một yêu cầu tị nạn tạm thời mà anh ta ủy quyền cho luật sư của mình gửi đi hôm thứ Ba, tuyên bố anh sẽ phải đối mặt với một cuộc đàn áp của chính phủ Mỹ và có thể phải đối mặt với sự tra tấn hoặc tử vong.
Andrew Kuchins, Giám đốc chương trình Nga tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết việc xem xét hủy bỏ chuyến công du của Nhà Trắng có thể là đòn bẩy hiệu quả hơn đối với Putin, người có thể muốn tránh một sự bối rối tại một diễn đàn thế giới. "Khi sự chú ý của thế giới tập trung vào ông ấy và Nga, ông không muốn việc tiết lộ nhiều điều tiêu cực sẽ gây ra phiền nhiễu," Kuchins nói.
Sự “dùng dằng” trong các cuộc đàm phán Nga – Mỹ sẽ làm sâu sắc thêm sự căng thẳng giữa hai nhà lãnh đạo. Và thậm chí hai nước sẽ khó khăn hơn trong việc tìm tiếng nói chung về các lĩnh vực đang bất đồng đã và đang làm ảnh hưởng đến mối quan hệ song phương.
Mỹ đã cáo buộc Nga cung cấp sự hỗ trợ quân sự cho Chính quyền Tổng thống Assad, giúp ông này vẫn giữ được quyền lực trong suốt hơn 2 năm xảy ra nội chiến với quân nổi dậy đang tìm cách lật đổ chính phủ.
Mỹ cũng tỏ ra tức giận khi vào hồi đầu năm nay, Mỹ công bố biện pháp trừng phạt chống lại 18 người Nga như một phần của một đạo luật mang tên Sergei Magnitsky, một luật sư người Nga đã bị bắt vào năm 2008 vì tội trốn thuế sau khi cáo buộc các quan chức cảnh sát Nga trộm cắp 230 triệu USD tiền thuế. Cũng vào hồi đầu năm, Nga thông báo rằng họ cấm việc nhận con nuôi là trẻ em Nga của người Mỹ.
Hôm thứ Năm (18/7), Nhà Trắng cũng cho biết " sự thất vọng và quan tâm sâu sắc" tới lãnh đạo đối lập Nga Alexei Navalny, người đối đầu với điện Kremlin. Ông này đã bị đưa ra ánh sáng bởi tội danh tham nhũng cấp cao và chế giễu lãnh đạo quốc gia với sự châm biếm sâu cay. Ông bị kết án 5 năm tù giam và phán quyết này đã thúc đẩy các cuộc biểu tình đường phố gần Quảng trường Đỏ đã thu hút sự lên án của phương Tây.
Ông Kuchins cũng nói rằng vụ việc tị nạn của Snowden chắc chắn là động lực để hủy bỏ chuyến đi tới Nga của Tổng thống Obama, nhưng nó không phải là lý do duy nhất.
Một số nhà lập pháp Mỹ đang kêu gọi ông Obama phải làm nhiều hơn việc chỉ đơn giản là hủy bỏ cuộc hội đàm với Thủ tướng Putin. Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cũng đã kêu gọi Mỹ tẩy chay Thế vận hội mùa đông năm tới dự kiến tổ chức tại Sochi, Nga.