Quân đội Nhật Bản có thể sẽ cùng Mỹ do thám trên Biển Đông
“Chúng tôi không có kế hoạch nào cụ thể”, ông Nakatani trả lời trong một buổi phỏng vấn. “Nhưng chúng tôi luôn xem xét hợp tác quốc phòng với Mỹ tại Biển Đông”.
Hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập, chụp từ vệ tinh. |
Phương án mà Nhật Bản đang xem xét bao gồm sử dụng vệ tinh, tàu chiến và máy bay dùng cho mục đích do thám mà nước này được phép sử dụng theo luật pháp hiện tại. Quốc hội Nhật Bản đang bắt đầu họp bàn về những điều luật an ninh quốc gia mới cho phép mở rộng khả năng quốc phòng của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản.
Trung Quốc đang thực hiện các dự án cải tạo đất quy mô lớn trên các đảo nhỏ và bãi đá ở quần đảo Trường Sa và những vùng biển khác ở phía nam Biển Đông. Họ đang xây dựng đường băng trên một số đảo nhân tạo và điều này đã dấy lên những quan ngại của các nước trong khu vực.
Đối với Nhật Bản, Biển Đông có vị trí quan trọng mà các tàu chở dầu thường xuyên đi qua. Ông Nakatani cho biết, hoạt động của Trung Quốc “có nguy cơ ảnh hưởng đến sự tự do của tuyến đường biển”. Theo ông, tình hình tại đó có ảnh hưởng lớn hơn trước đối với an ninh quốc gia Nhật Bản.
Nếu điều luật mà chính phủ Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trở thành chính thức, quân đội Nhật Bản có thể cung cấp hỗ trợ về hậu cần đối với các đồng minh chống lại Trung Quốc ở Biển Đông nếu diễn biến tình có thể được coi là rất quan trọng đối với nền hòa bình và an ninh Nhật Bản.
Nhìn chung, đạo luật mới sẽ cấm quân đội Nhật Bản chiến đấu trên lãnh thổ và lãnh hải của nước khác, cho dù là với mục đích tự vệ, hỗ trợ một đồng minh bị xâm lược. Tuy nhiên, nó sẽ cho phép có những trường hợp ngoại lệ, cụ thể là Nhật có thể điều quân nếu trong khu vực có sự xuất hiện của một mối đe dọa lớn đối với Nhật Bản.
Trong khi đó, Tổng thống Đài Loan Mã Vĩnh Cửu đã kêu gọi chính phủ các nước có liên quan đến tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông hãy giải quyết những tranh cãi một cách hòa bình và hợp tác để phát triển khu vực.
Lời của ông Ma được đưa ra khi căng thẳng đang nóng lên khi Mỹ và các nước trong khu vực Đông Nam Á tỏ ra ngày càng lo lắng trước những hoạt động cải tạo đảo trên quần đảo Trường Sa và hoạt động quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông.
Mỹ đang đẩy mạnh hoạt động do thám quanh vùng biển tranh chấp. Tuần trước, Hải quân Trung Quốc đã liên lạc với một máy bay do thám của Mỹ hãy rời khỏi khu vực này khi nó bay gần Đá Chữ Thập và phát hiện Trung Quốc đang xây dựng một hòn đảo nhân tạo.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin Nikkei Asian Review, ấn bản tiếng Anh chuyên về kinh tế - chính trị của tập đoàn truyền thông Nikkei của Nhât, ra đời từ năm 2013.