Quân đội Mỹ ngày càng kém cỏi

Tạp chí National Interest phân tích, trong bối cảnh một chính phủ mới ở Mỹ sẽ nắm quyền vào năm tới, trách nhiệm mà họ phải gánh vác sẽ rất nặng nề bởi nhiều mối đe dọa đối với Mỹ sẽ xuất hiện.

Cùng lúc đó, việc ngân sách bị cắt giảm đã buộc Bộ Quốc phòng Mỹ phải từ bỏ những hoạt động nâng cấp khí tài quân sự lâu dài để phục vụ những những chiến dịch quân sự đang diễn ra. 

Theo Báo cáo Sức mạnh Quân sự Mỹ của tổ chức nghiên cứu Heritage Foundation được phát hành ngày 16/11, trong khi quân đội Mỹ gặp khó khăn để giữ vững khả năng chiến đấu của mình, các nước khác “không hề ngồi yên”.

Ví dụ, trong vòng một năm qua, Triều Tiên đã tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm hạt nhân, trong đó bao gồm một lần cho thử bom nhiệt hạch vào tháng 1 và một lần thử nghiệm vũ khí có sức công phá rất lớn vào tháng 9. Thêm vào đó, nước này cũng liên tục nghiên cứu phát triển tên lửa. Trong khi đó, các loại vũ khí hạt nhân của Mỹ bắt đầu có tuổi và không thể sẵn sàng sử dụng khi cần thiết.

Trong khi đó, Nga đang sắp đưa vào sử dụng xe tăng T-14 Armata, nhẹ hơn và nhanh hơn các loại xe tăng của Mỹ và các nước đồng minh. Một báo cáo tình báo Anh gọi đây là “loại vũ khí mang tính đột phá nhất hiện tại” và dự đoán rằng Nga sẽ đưa vào sử dụng “sáu loại xe bọc thép khác” trong tương lai. Ngược lại, Mỹ đã trì hoãn hoặc hủy bỏ nhiều chương trình phát triển xe thiết giáp mới.

Trong khi quân đội Nga đang ngày càng phát triển, Mỹ đang suy yếu do số lượng binh lính ngày càng giảm. Hiện Mỹ đang có quân số thấp nhất kể từ năm 1940 đến nay, thấp hơn cả thời điểm trước khi vụ khủng bố 11/9 xảy ra, khi số binh lính được tuyển mộ đã giảm 35% trong năm 2015 so với 2011.

Kế hoạch cắt giảm quân số này được chính quyền Obama phê duyệt đã khiến các quan chức quân đội buộc phải có những quyết định khó khăn. Ví dụ, theo kế hoạch ban đầu Lữ đoàn Chiến đấu số 4 đóng tại bang Alaska sẽ bị giải tán vào năm tài chính 2016, nhưng do đây là vị trí chiến lược, Tham mưu trưởng Quân đội Mỹ Mark Milley đã đồng ý trì hoãn quyết định này.

Ngay cả khi lữ đoàn này vẫn tiếp tục được hoạt động, Quân đội Mỹ vẫn chỉ có tổng cộng 31 Lữ đoàn Chiến đấu, ít hơn con số 50 mà tổ chức Heritage Foundation coi là cần thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia của Mỹ và ngăn chặn những hiểm họa trên toàn cầu.

Quân đội Mỹ ngày càng kém cỏi - ảnh 1

Trong khi Nga sắp đưa xe tăng T-14 Armata vào hoạt động, Mỹ vẫn chưa có loại xe tăng mới.

Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Trung Quốc vẫn đang tiếp tục phát triển quân đội và có những hành động gây hấn trong khu vực, khiến nhiều nước phản đối. Trước tình hình đó, Hải quân Mỹ lại không có một hạm đội có thể đảm bảo sự hiện diện của mình trên toàn thế giới.

Ví dụ, trong nhiều năm qua Mỹ chỉ có 10 tàu sân bay sẵn sàng làm nhiệm vụ, trong khi đó số tàu tối thiểu mà Mỹ phải có là 11 tàu. Ngoài ra, Hải quân Mỹ cho biết họ cần 52 tàu chiến cỡ nhỏ nhưng hiện tại họ chỉ có thể sử dụng 17 tàu.

Thực tế, số tàu của Hải quân Mỹ đã giảm 13% kể từ sau khi vụ khủng bố 11/9 xảy ra và là con số thấp nhất kể từ năm 1916. Báo cáo của Heritage Foundation cho biết Hải quân Mỹ cần 350 tàu chiến các loại, lực lượng này hiện chỉ có 272 tàu.

Những đơn vị khác của Hải quân Mỹ cũng chịu chung số phận thiếu hụt quân số. Máy bay F-35C, phiên bản trên biển của phi cơ chiến đấu F-35 hiện đại sẽ không được mua với số lượng lớn, đủ để thay thế các phi cơ F/A-18 đang ngày càng lạc hậu.

Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ cũng đang thiếu nhiều loại khí tài quân sự khi số trực thăng CH-53E hiện nay là không đủ, trong khi họ vẫn đang chờ đợi phiên bản mới của nó là CH-53K. Và mặc dù Không quân Mỹ trên lý thuyết có thể điều động 1.200 máy bay, mức chấp nhận được theo báo cáo, họ lại thiếu 700 phi công cần thiết để vận hành các phi cơ trên.

Quân đội Mỹ ngày càng kém cỏi - ảnh 2

Máy bay F/A-18 của Hải quân Mỹ đang ngày càng lạc hậu, song vẫn chưa có giải pháp thay thế.

Hơn nữa, sự thiếu hụt linh kiện cho các máy bay quân sự và thiếu kỹ sư bảo dưỡng khiến số máy bay dùng cho huấn luyện và các trường hợp khẩn cấp ngày càng ít đi. Sự suy giảm này đang khiến khả năng sẵn sàng chiến đấu và lỗi kỹ thuật do người gây ra tăng lên. Số máy bay có thể xuất hiện trên chiến trường ít đi cũng đồng nghĩa với việc các phi cơ này phải hoạt động hết công suất, qua đó làm tăng rủi ro hỏng hóc của chúng.

Trong khi quân số của Mỹ đang ngày càng giảm, các đối thủ của Mỹ đang ngày càng mở rộng tầm ảnh hưởng của mình ra toàn thế giới.  Khi chính quyền Tổng thống mới lên nhậm chức, họ cần phải khắc phục những vấn đề này càng sớm càng tốt.

Anh Tuấn (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !