Putin: Nga phải bảo vệ “người anh em” Ukraine
Ukraine dậy sóng do quyết định không ký Hiệp định thương mại với Liên minh châu Âu |
Gói hỗ trợ kinh tế của Nga ngay lập tức đã khiến phe đối lập Ukraine phản đối và tổ chức các cuộc biểu tình đường phố chống lại Tổng thống Viktor Yanukovych, người mà họ buộc tội là đã “bán mình” cho Matxcơva.
Dù sử dụng ngôn từ khá nhạy cảm để mô tả mối quan hệ của Nga với Ukraine, ông Putin vẫn nhấn mạnh rằng sự hào phóng chỉ nhằm mục đích giúp đỡ quốc gia láng giềng mà thôi.
Ông Putin đã bác bỏ lập luận cho rằng gói hỗ trợ có “lý do sâu xa” liên quan đến các cuộc biểu tình lớn ở Kiev hay việc chính phủ Ukraine hủy bỏ ký Hiệp định đối tác thương mại với Liên minh Châu Âu (EU) và hồi cuối tháng trước.
Người biểu tình vẫn đang chiếm Quảng trường Độc lập tại Kiev trong một nỗ lực để thuyết phục chính phủ ký một hiệp ước thương mại và quan hệ đối tác với EU, hành động đánh dấu một bước đột phá lớn đối với điện Kremlin.
"Không có cần phải nghĩ quá lên bất cứ điều gì. Không ai cố gắng để bóp nghẹt bất cứ ai ở đây cả", ông Putin khẳng định, "Chúng tôi không cố gắng để kéo Ukraina ra khỏi bất cứ nơi nào".
Trong cuộc hội đàm với ông Yanukovych hôm thứ Ba (17/12), ông Putin đã đồng ý mua 15 tỷ USD (11 tỷ euro) nợ Trái phiếu Châu Âu của Ukraine và cắt giảm giá khí đốt bán cho nước này xuống mức còn khoảng 2/3 so với trước đây. Các nhà kinh tế cho biết động thái này sẽ giúp Ukraine ngăn chặn nguy cơ vỡ nợ hiện nay.
Ông Putin mô tả thỏa thuận khí đốt mới chỉ có tính chất "tạm thời" và cho biết một giải pháp lâu dài cần phải được đưa ra để Ukraine có được mứa giá mua khí đốt còn thấp hơn nữa.
Hiện vẫn chưa rõ Nga hưởng lợi gì từ gói cứu trợ này và ông Putin cũng nói rằng ông và người đồng cấp Yanukovych không thảo luận về việc Kiev gia nhập Liên minh Hải quan điện Kremlin của các quốc gia thuộc Liên Xô cũ bao gồm cả Belarus và Kazakhstan.
Các cuộc biểu tình gần đây được xem là lớn nhất ở Ukraine kể từ khi cuộc Cách mạng Cam diễn ra năm 2004.
Thủ tướng Ukraina Mykola Azarov cho biết một ngày trước đó rằng Kiev đã tránh được phá sản và sụp đổ xã hội nhờ vào gói cứu trợ tài chính “lịch sử” từ nước Nga. Nhưng thỏa thuận đã khiến phe đối lập nổi giận và các nhà ngoại giao châu Âu xem điều đó không có gì hơn ngoài việc tạo ra một điểm dừng tạm thời của sự sụp đổ trong nền kinh tế Ukraine.
Chính phủ Ukraine hôm thứ Năm muốn đề nghị ngân sách năm 2014 trước Quốc hội nhưng phe đối lập đã tuyên bố sẽ ngăn chặn dự luật này được thông qua. "Chúng tôi đã nói rõ ràng với mọi người rằng cho đến khi cuộc khủng hoảng nhà nước được giải quyết thì sẽ không thể xử lý bất kỳ câu hỏi nào ở quốc hội. Hoàn toàn không thể chấp nhận thông qua ngân sách vào thứ Năm này được", Lãnh tụ quốc gia Oleg Tyagnybok nói.
Cựu Thủ tướng từng bị bỏ tù, Yulia Tymoshenko, một biểu tượng của cuộc Cách mạng Cam, cho biết giải pháp duy nhất cho cuộc khủng hoảng chỉ có thể là " loại bỏ hiến pháp Yanukovych trên cơ sở ý chí của nhân dân".
Bà cho biết hôm thứ Tư (18/12) việc lật đổ ông Yanukovych không thể chờ đợi cho đến cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo vào đầu năm 2015 được. "Nếu chúng ta trì hoãn việc này cho đến năm 2015, chúng ta sẽ mất Ukraina", bà nói trong một tuyên bố khi vẫn đang bị giam giữ.