Phương Tây: Hải quân Nga đang thay đổi “đáng kinh ngạc”
Tàu ngầm Rostov - on- Don phóng tến lửa diệt IS. |
Cụ thể, tờ này chỉ ra rằng Hải quân Nga gần đây đã tiến hành rất nhiều cuộc tập trận chung với Hải quân Trung Quốc và Ấn Độ, cũng như tiến hành các chiến dịch quân sự chống IS tại Syria.
Trong tháng 9/2015, Tư lệnh Hải quân Nga Viktor Chirkov thông báo rằng hiện có 60 tàu chiến và tàu ngầm của Nga đang thực hiện nhiệm vụ tại các khu vực đại dương khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, theo USNI News, con số này lên đến 70 tàu chiến và tàu ngầm.
Eric Wertheim, chuyên gia phân tích quân sự độc lập về các vấn đề hải quân, tác giả của nhiều sách tra cứu về các lực lượng hải quân thế giới, khẳng định rằng Hải quân Nga đã thay đổi một cách “đáng kinh ngạc” trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, Eric Wertheim cũng cho rằng sự thay đổi này đang khiến nước Nga phải gánh chịu nhiều chi phí, “tổn thất” lớn hơn vì việc hải quân hoạt động càng nhiều thì chi phí duy trì sẽ càng lớn.
Theo USNI News, mặc dù số tàu của Hải quân Nga nhiều hơn so với Mỹ (280 so với 270) nhưng phần lớn tàu của Nga được đóng từ thời chiến tranh Lạnh và hiện đã lạc hậu. Hơn nữa, hệ thống Logistic, bảo dưỡng kỹ thuật cũng có vấn đề.
Dẫn chứng được đưa ra là việc sử dụng các tên lửa Kalibr để tấn công IS ở Syria không phải là do lực lượng tàu đóng ở Syria thực hiện mà là do lực lượng tàu từ biển Caspian thực hiện.
USNI News cũng nhận định rằng mặc dù Nga đang tích cực cải tiến đội ngũ tàu chiến nhưng quá trình hoàn thiện các tàu đang đóng gặp nhiều khó khăn vì mối quan hệ Nga-Ukraine xấu đi khiến Nga không thể có ngay được các công nghệ cần thiết vẫn hay nhập từ Ukraine trước kia.
Video tàu ngầm Nga phóng tên lửa diệt IS tại Syria.
Mới đây, ngày 8/12, tàu ngầm động cơ điện-diezel Rostov-on-Don thuộc lớp Kilo 636.3 đang hoạt động tại Địa Trung Hải đã thực hiện các đòn tấn công đầu tiên vào lực lượng IS ở Syria bằng các tên lửa hành trình Kalibr.
Video tàu chiến Nga tại hạm đội Caspian phóng tên lửa diệt IS
Theo USNI News, hiện rất khó có thể đánh giá chính xác tiềm lực của Hải quân Nga vì có quá ít thông tin. Tuy nhiên, việc Nga sử dụng tàu ngầm lớp Kilo để tấn công IS, ngoài việc “làm đối thủ khiếp sợ”, còn có mục đích quảng cáo đến các đối tác tiềm năng về sức mạnh hủy diệt của loại tàu ngầm này.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ báo Quan điểm, một trong những tờ báo điện tử uy tín tại Nga.