Phương Tây đang "hồi hộp" với kế hoạch 6 năm tới của ông Putin
Tổng thống Nga Putin |
Tờ Global Times (Thời báo Hoàn cầu) đưa ra. Theo đó, nhiệm vụ hàng đầu của Điện Kremlin trong nhiệm kỳ sắp tới của Tổng thống Putin là đào tạo “thế hệ lãnh đạo mới” và giải quyết các vấn đề xã hội.
Tổng thống Nga Putin đã tuyên bố rằng ông sẽ tham gia tranh cử trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga năm 2018. Tuy nhiên, theo Global Times, tuyên bố này của Tổng thống Nga Putin “không thu hút được sự chú ý của truyền thông quốc tế”. Điều này cho thấy, phương Tây “đã sẵn sàng về mặt tâm lý để thừa nhận chiến thắng của ông Putin”.
Theo đó, truyền thông phương Tây không quan tâm đến việc ông Putin có giành chiến thắng trong bầu cử này hay không mà quan tâm đến việc ông có các kế hoạch gì trong nhiệm kỳ tổng thống tiếp theo, và quan tâm xem chính quyền Nga sẽ thay đổi thế nào trong vòng 6 năm tới.
Kể từ khi lên nắm quyền tại Nga từ năm 2000, Tổng thống Putin đã đưa nền kinh tế Nga từ mức trì trệ lên đạt mức độ phát triển tầm quốc tế. “Việc Nga có đủ khả năng duy trì ảnh hưởng của mình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ở lục địa Á - Âu cho thấy ảnh hưởng chính trị của Nga đang gia tăng mạnh mẽ”, Global Times nhận định.
Sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraine, các lệnh cấm vận chống Nga của phương Tây đã làm nền kinh tế Nga suy yếu. Tuy nhiên, Moscow đã vận hành linh hoạt chiến lược phát triển quốc gia, trong đó có tiến hành cải cách cơ cấu kinh tế trước đó vốn phụ thuộc nhiều vào năng lượng.
Kremlin cũng thực hiện được “cú đột phá trong chính sách đối ngoại” bằng “sự can thiệp đầy dũng cảm” vào cuộc xung đột Syria. “Putin luôn đóng vai trò người cứu thế trong các thời khắc khó khăn, và người dân luôn cần vào mẫu hình lãnh đạo này. Các sự kiện đã diễn ra cho thấy hiện ở Nga không có ai có thể thay thế được Putin”, Global Times viết.
Tuy nhiên, Nga vẫn đang phải đối mặt với mối đe dọa “tan rã trong xã hội” và sự gia tăng căng thẳng giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các nhóm sắc tộc, và thậm chí là giữa các cộng đồng văn hóa. Sự không hài lòng của họ với Tổng thống Putin sẽ trở thành cái cớ cho các lực lượng đối lập Nga chống đối ông Putin.
“Phe đối lập sẽ không thể ngăn cản Putin được tái bầu làm Tổng thống Nga nhưng lực lượng này sẽ tổ chức các cuộc biểu tình các cấp độ khác nhau trước và sau khi bầu cử để gây áp lực lên Điện Kremlin”, Global Times nhận định.
Quảng trường đỏ Moscow, Nga |
Sau khi được tái bầu, Tổng thống Putin cần phải “đặt các nền móng vững chắc cho sự phát triển ổn định của nước Nga”. Trước hết, ông Putin cần đào tạo thế hệ lãnh đạo chính trị mới và xác định hướng phát triển tương lai cho nước Nga.
"Cần phải trả lời các câu hỏi: Nga có coi mình là quốc gia Âu - Á hay không? Nga sẽ tiến hành các cuộc cải cách nào với nền kinh tế? Chính phủ Nga có tiếp tục duy trì chế độ độc tài hay dần giảm bớt sự kiểm soát về chính trị?", tác giả bài viết trên Global Times đánh giá.
Ngoài ra, Tổng thống Nga Putin cũng cần phải có được sự mềm mỏng hơn trong chính sách đối ngoại của mình. Mặc dù Nga "không e ngại" xung đột với phương Tây nhưng quan hệ không tốt đẹp với phương Tây sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực cho xã hội Nga. Ông Putin cũng cần phải nỗ lực giải quyết các vấn đề xã hội, cụ thể là sự phân rã đang ngày càng gia tăng trong xã hội Nga.
“Trước mắt Tổng thống Putin là chặng đường dài, khó khăn để có thể đạt được sự ủng hộ của người dân và thực hiện được các lời hứa của mình”, Global Times kết luận.
Ngày 6/12 vừa qua, trong chuyến thăm và làm việc dịp kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Nhà máy ôtô Gorky (GAZ) ở Nizhny Novgorod, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chính thức tuyên bố sẽ ra tranh cử trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga năm 2018.
Cuộc bầu cử Tổng thống Nga nhiệm kỳ 2018 - 2024 sẽ được tổ chức vào ngày 18/3/2018, dịp kỷ niệm 4 năm Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Ngoài Tổng thống Nga Putin, hiện các ứng cử viên tuyên bố sẽ tham gia tranh cử trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga năm 2018 đã dần lộ diện gồm: G.Ziuganov, Chủ tịch Đảng Cộng sản Nga; Vladimir Zirinovsky, Chủ tịch đảng Dân chủ - Tự do Nga; G.Yavlinsky, Chủ tịch đảng Quả táo Nga; người dẫn chương trình truyền hình K.Sobchak; chính trị gia đối lập A.Navalny…
Trong số này, chính trị gia đối lập A.Navalny đã bị Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga từ chối cho phép đăng ký tranh cử do trước đó đã bị xét xử và phải ngồi tù do tổ chức các cuộc biểu tình trái phép ở Nga.