Phường không mướn, nhưng tui sẽ vớt rác trên kênh đến khi hơi tàn

Ở tuổi gần đất xa trời, ông Phạm Văn Tân ngụ tại đường Lạc Long Quân, KP2, P.3, Q.11, TP.HCM vẫn đều đặn ngày ngày ra kênh đen vớt rác.

Hãy chia sẻ với Infonet.vn những điều đẹp đẽ, những tấm gương bình thường mà cao quý bạn vô tình hay thường xuyên bắt gặp đâu đó thường ngày, những câu chuyện cảm động để cùng chúng tôi tiếp tục "bền bỉ đánh thức chuyện tử tế" trong mỗi giây cuộc sống.

Câu chuyện được chọn đăng sẽ được hưởng nhuận bút theo quy định của TS.

Bài vở xin gửi về: toasoan@infonet.vn

Phường không mướn, nhưng tui sẽ vớt rác trên kênh đến khi hơi tàn - ảnh 1

Hàng ngày ông Tân dành ít nhất từ 3 - 4 tiếng để vớt rác từ dòng kênh đen ngòm này

“Phường có mướn ông không mà ông làm hoài vậy”

Đó là những câu thắc mắc của nhiều người dân sống ở ven con kênh Cầu Mé, Q.11 khi ngày nào cũng nhìn thấy một ông lão dáng người nhỏ thó, mặc độc chiếc áo may ô và quần tây cũ sờn, tay cầm chiếc gậy tre gắn móc sắt trên đầu, cặm cụi vớt rác. Đáp lại, ông chỉ cười bảo, ông không phải là công nhân vệ sinh, cũng chẳng ai trả tiền cho ông cả.

Việc làm này của ông chỉ xuất phát một cách rất tự nhiên là nhìn thấy rác bẩn thì dọn lại cho sạch. Thế nhưng, suốt hơn 30 năm qua, cũng chỉ có một mình ông quanh quẩn bên dòng kênh này mà không có một ai khác giúp ông làm công việc “con con” ấy.

Phường không mướn, nhưng tui sẽ vớt rác trên kênh đến khi hơi tàn - ảnh 2

Lũ lượt rác từ khắp các nơi đổ về đây khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng và ngập úng kéo dài nếu không được ông Tân vớt rác lên kịp thời

Bởi theo ông Tân: “Rác kênh Cầu Mé nhiều quá, hôi quá! Chỉ cần đi qua người ta cũng cảm thấy lợm giọng, ghê người chứ nhắc chi đến việc thò tay, thò chân xuống vớt rác lên”. “Mục sở thị” dòng kênh này cũng cho thấy, tuy chỉ dài chừng hơn 1km, chạy dọc đường Lạc Long Quân đến Tân Hóa nhưng nước đen ngòm, xác động vật, bọc nilong, rẻ rách… trôi lềnh bềnh, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Chưa kể, nước thải chưa qua xử lý từ các lò luyện nhôm, dệt nhuộm… và các khu dân cư đông đúc ngày đêm đổ về khiến dòng kênh quá tải.

Nắng còn đỡ, chứ khi mưa xuống, chỉ cần một tiếng đồng hồ thôi là cả dòng kênh không còn thấy đâu là nước, chỉ còn rác và rác. Rác ùn ứ làm tắc cống, nên toàn bộ khu dân cư nơi đây ngập chìm trong biển nước, rác cũng thi nhau chui vào trong nhà.

“Lo sợ số rác ấy sẽ sinh ra hàng ngàn con muỗi, gieo rắc bệnh tật khắp nơi... Nhất là nơi đây có 2 trường tiểu học nằm gần kề, nếu mình không vớt thì những học sinh ấy sẽ không béo khỏe được mà đến trường?”. Chính vì những lo âu đó, ông Tân tự sắm cho mình một chiếc gậy tre gắn móc sắt trên đầu rồi cùng chiếc xe đạp cà tàng rong ruổi khắp con kênh, vớt hết lớp rác này đến lớp rác nọ.

Rác vớt lên được chất đống bên bờ kênh, phơi khô, đợi đến tầm 12h trưa khi ít người qua lại, ông lại lọ mọ ra đốt hết rác. Còn xác động vật, ông bọc vào túi, đem chôn xa chốn này. Nếu ngày nắng cứ cách 2 ngày ông lại dành 3 – 4 tiếng để ra kênh vớt rác thì những ngày mưa, chuyện vớt rác lại cực nhọc gấp đôi. Bởi số lượng rác cứ thi nhau tràn về khiến ông loay hoay cả ngày với việc dọn rác. Nhất là những dịp lễ như 30/4, 1/5 vừa qua, lượng rác đổ về càng khủng khiếp hơn nữa.

Phường không mướn, nhưng tui sẽ vớt rác trên kênh đến khi hơi tàn - ảnh 3

Nhiều người qua đường ngoái lại nhìn ông một cách kì lạ

Mỗi một mớ rác được vớt lên, dòng nước đen ngòm lại sôi sục rồi nhẹ nhàng xuôi chảy, cống cũng vừa được khơi thông. Cũng chính về thế mà khu P.3, Q.11 thay vì nước ngập vào trong nhà đến 2 ngày mới rút mỗi khi mưa lớn, nay chỉ còn ngập khoảng 7 – 8 tiếng là rút hẳn và không có một cọng rác nào vào nhà.

Sẽ vớt rác đến khi hơi tàn

Không những vậy, mỗi khi mưa lớn, ông Tân lại mặc áo mưa ra đứng ở đầu cầu đoạn đường Hòa Bình làm “nhiệm vụ” chỉ đường tắt cho người lưu thông trên quãng đường này vào hẻm Lạc Long Quân để tránh kẹt xe. “Trời mưa, ai cũng muốn đi nhanh. Mà lạ một điều là người ta cứ chạy lấn chỗ này chỗ kia làm đường kẹt cứng. Thế có chết không cơ chứ!”, ông Tân vô tư nói.

Phường không mướn, nhưng tui sẽ vớt rác trên kênh đến khi hơi tàn - ảnh 4

Hiện tại 2 vợ chồng ông kiếm sống bằng việc làm phanh xe đạp và bút chì

Hiện 2 vợ chồng ông sống trong căn nhà rộng chưa đến 15m2. Hàng ngày, ông bà nhận làm phanh xe đạp và bút chì, mỗi ngày cũng kiếm được từ 40 – 50 ngàn đồng. Cuộc sống cơ cực là vậy nhưng ông Tân vẫn tích cực tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương. Đặc biệt, dù đã bước vào tuổi thất thập cổ lai hy nhưng ông vẫn có nguyện vọng: “Ngày nào còn rác, tôi còn vớt. Vớt đến khi hơi tàn sức kiệt mới thôi”.

Bà Nguyễn Thị Đẹp, vợ ông cùng các con thấy cha già yếu mà suốt ngày tiếp xúc với rác thải độc hại sẽ đổ bệnh nên nhiều lần khuyên nhủ. Song ông vẫn một mực không từ bỏ công việc ấy. “Thấy ổng quyết tâm quá mà rác cũng vơi đi nhiều nên tui cũng ủng hộ ổng luôn. Bà con chòm xóm thấy vậy cũng thương ổng, mỗi khi thấy ổng đi vớt rác là lại có người tới đưa chai nước hay gói xôi là ổng vui lắm!”, bà Đẹp tâm sự.

Câu chuyện chưa kịp dứt thì trời đổ mưa, ông Tân lại vội vã chạy ra con kênh ngay ngõ nhà mình. Hình ảnh ông cụ đứng khều rác trên kênh đen ngòm, khiến nhiều người đi qua ngoái lại nhìn một cách kì lạ.

Thúy Ngà

Ám ảnh tuổi thơ cơ cực, chàng trai Hà Giang lên núi làm điều cảm động

Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Mai Phương Thuý đã 'ở trong lồng', NSND Thu Hà trẻ đẹp tuổi 55

Mai Phương Thuý khoe hình ảnh mới kèm thông báo đã 'ở trong lồng'; NSND Thu Hà xinh đẹp tuổi 55.

Hình ảnh lay động trái tim những ngày nắng nóng đỉnh điểm ở Đà Nẵng

“Anh tài xế, cô lao công ơi! Dừng lại đây 1 phút uống chai nước mát rồi đi tiếp nhé. Xin đừng ngại nhé" là dòng chữ xuất hiện trên hè phố Đà Nẵng những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

'Ngọc nữ bolero' Lily Chen ngày càng quyến rũ, lên chức ở tuổi 29

Lily Chen - 'Ngọc nữ bolero' - khoe dáng thon, gợi cảm trong bộ ánh mới đánh dấu lên chức 'bà chủ' ở tuổi 29.

Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời

Để nâng cao năng suất của làng nghề truyền thống nuôi tằm lấy kén, người nông dân ở Nghệ An đã áp dụng kỹ thuật mới trong việc chăm sóc tằm ở phòng điều hoà.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Hà Tĩnh xây dựng đô thị văn minh không sinh rác thải nhựa

'Đi chợ mang giỏ, giảm túi ni-lông' là một trong những thông điệp lan truyền của phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Đây là một trong những hành động thiết thực mà phụ nữ Hà Tĩnh đã, đang làm rất tốt.

Đang cập nhật dữ liệu !