"Phù thủy" sân khấu Dù kê

Nghệ thuật sân khấu Dù kê là một trong những loại hình diễn xướng độc đáo, đậm bản sắc dân tộc và giàu tính nhân văn của đồng bào dân tộc Khmer. Ở Bạc Liêu, nghệ nhân Thạch Si Phol được xem là "phù thủy" của sân khấu Dù kê khi các hình tượng: ông hoàng, chằn, khỉ… qua bàn tay biên đạo của ông đều trở nên sinh động, cuốn hút.
Hẹn gặp nghệ nhân Thạch Si Phol nhiều lần nhưng ông đều "cáo lỗi" vì đang tất bật tập dợt cho anh em nghệ sĩ Đoàn Nghệ thuật tổng hợp Khmer tỉnh Bạc Liêu tham gia Liên hoan Sân khấu Dù kê Khmer lần thứ I diễn ra vào tháng 11 tại tỉnh Sóc Trăng. Trên sân khấu, người đàn ông 62 tuổi có vẻ ngoài thô ráp dường như biến thành người khác khi hòa vào các động tác múa uyển chuyển, sinh động. Ông tỉ mỉ chỉnh lại trang phục cho người sắm vai vua, rồi nhắc cô gái trong vai sơn nữ phải cười tươi. Nghệ sĩ nào hát chưa tới chữ đờn, sai điệu thức, nghệ nhân Thạch Si Phol nhắc nhở rồi ra hiệu: "Vào đờn lại!". Nụ cười cùng những giọt mồ hôi lăn dài trên gương mặt đã hằn nhiều nếp nhăn...

Nghệ nhân Thạch Si Phol (bìa trái) tập luyện cho nghệ sĩ Đoàn nghệ thuật tổng hợp Khmer tỉnh Bạc Liêu.

Tranh thủ giờ nghỉ trưa, nghệ nhân Thạch Si Phol mở đầu câu chuyện bằng vở Dù kê do ông dàn dựng cho đoàn mang tên "Truyền thuyết vua thần". Nội dung vở là câu chuyện về một ông vua vốn dĩ rất hiền lành, thương dân nhưng vì không được một sơn nữ đáp lại tình cảm mà trở nên độc đoán, tàn bạo. Cái khó của vở Dù kê này là chính kịch, hoàn toàn không có vai hề, chằn để chọc cười mà chỉ thu hút khán giả kịch tính của câu chuyện. Và đạo diễn Thạch Si Phol đã lôi cuốn được người xem vào những tình huống vở diễn.

* * *

Nghệ nhân Thạch Si Phol là đạo diễn, biên đạo múa, nguyên Đội Trưởng Đội Nghệ thuật tổng hợp Khmer tỉnh Bạc Liêu. Sinh ra và lớn lên ở huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, từ nhỏ, ông đã bị cuốn hút bởi những điệu múa uyển chuyển, dẻo dai và tiếng nhạc lời ca đặc sắc của dân tộc mình. Nhưng ông mê nhất là vai hề trong các vở Dù kê, chuyên chọc cười khán giả. Mới 13, 14 tuổi, Thạch Si Phol đã theo các đội, nhóm văn nghệ Khmer trong phum sóc diễn phục vụ bà con. Được những nghệ nhân đi trước chỉ dạy cách múa, cách diễn nên Thạch Si Phol sớm trở thành diễn viên chính của đội. Thế nhưng niềm mơ ước lớn nhất trong lòng ông vẫn là được sắm vai "đàng hoàng" trong một vở Dù kê. Năm 1979, được sự ủng hộ của nhiều nghệ nhân nổi tiếng của nghệ thuật Khmer, Thạch Si Phol về đầu quân cho Đoàn Nghệ thuật Samaky tỉnh Minh Hải. Năm 1980, ông thủ vai hài Nykel trong vở "Chim thần", diễn ở đâu cũng được khán giả vỗ tay rần rần bởi lối diễn xuất hóm hỉnh, pha trò có duyên. Từ đó, ông là diễn viên chính của đoàn, diễn được hầu hết các vai kinh điển của Dù kê. Từ năm 1989-1990, nghệ nhân Thạch Si Phol được cử đi học ở chuyên ngành nghệ thuật múa trong Dù kê ở Trường Múa Hoàng gia Campuchia. Khóa học ấy đã thực sự giúp ông phát triển rất nhiều trong nghề nghiệp của mình.

Hiện tại, nghệ nhân Thạch Si Phol đã đến tuổi về hưu nhưng lãnh đạo ngành văn hóa tỉnh Bạc Liêu vẫn dành riêng cho ông một phòng trong đoàn để có điều kiện đào tạo lớp nghệ nhân kế thừa cho nghệ thuật Dù kê. Được đào tạo bài bản, lại có tố chất nghệ sĩ nên nghệ nhân Thạch Si Phol được đồng nghiệp gọi là "phù thủy" trên sân khấu Dù kê. Vai diễn nào qua bàn tay ông đạo diễn cũng trở thành có thần, sắc. Diễn vai chằn mà nanh không cử động, bước bộ không đúng cách là ông thị phạm, hướng dẫn lại ngay. Với ông, một vai diễn Dù kê thành công phải là sự tổng hòa của ca hát, đối thoại và động tác diễn, mỗi lời hát phải kèm theo điệu múa đặc trưng, sự kết hợp giữa chân và tay. Đến nay, nghệ nhân Thạch Si Phol đã dàn dựng gần chục vở Dù kê và đều thành công ở các kỳ liên hoan, hội diễn. Vở hát của ông luôn được đồng nghiệp đánh giá: vai nào ra vai đó, kết cấu chặt chẽ và nhất là những điệu múa đẹp, phù hợp với vai diễn. Những lời khen ấy ông dành hết cho anh em nghệ sĩ, cho đó là sự nỗ lực của tập thể.

Nghệ nhân Thạch Si Phol tâm huyết bảo vệ nghệ thuật cổ của người Khmer xưa trước các loại hình âm nhạc, giải trí hiện đại đang tràn vào các thôn ấp, phần nào lấy đi những vốn văn hóa truyền thống được nhiều đời truyền giữ. Điều hạnh phúc nhất của nghệ nhân Thạch Si Phol là đã truyền dạy được nhiều kiến thức của Dù kê, múa dân gian Khmer cho thế hệ tiếp sau. Ông không nề hà mỗi khi được bạn bè khắp nơi, một số trường nghệ thuật, trung tâm văn hóa các tỉnh, mời đến để truyền dạy âm nhạc và các điệu múa, lời hát mà ông đã kỳ công sưu tầm, biên soạn trong hành trang gần 40 năm của đời mình. Người thầy ấy chẳng bao giờ cầm giáo trình, bài giảng trên tay, cũng chẳng trang phục chỉnh tề, nhưng lúc nào cũng thu hút học trò bằng nét giản dị, vốn sống và đam mê với văn hóa dân tộc. Mỗi tiết học do nghệ nhân Thạch Si Phol đứng lớp cũng đặc biệt: ông liên tục hóa thân vào những vai diễn như một "phù thủy" rồi phân tích, diễn giải.

Hàng trăm học trò do nghệ nhân Thạch Si Phol đào tạo giờ đã có chỗ đứng nhất định. Chị Hiệu Thị Liên, người thủ vai nàng Tê Vi trong vở Dù kê "Truyền thuyết vua thần", cho chúng tôi biết chị quê ở huyện Giá Rai, được thầy Thạch Si Phol phát hiện và mời về đoàn gần 10 năm qua. Lúc mới về đoàn, chị ca múa chưa chuẩn. Nhưng hiện tại, chị Liên là một trong những diễn viên chính của đoàn. Chị Liên cho biết: "Với học trò, thầy Thạch Si Phol luôn thương yêu, chỉ dạy hết mình. Thầy cầm tay chỉ từng động tác, cách ca diễn sao cho ngọt ngào. Điều tôi cảm phục nhất ở thầy là tình yêu dành cho sân khấu Dù kê và cách thầy truyền nghề cho lớp trẻ chúng tôi".

40 năm gắn bó với nghề, nghệ nhân Thạch Si Phol vẫn luôn trăn trở vì số đạo diễn người Khmer dàn dựng được một vở Dù kê còn lại rất ít. Nỗi lo canh cánh của ông chính là sức ép kinh tế khiến nhiều người không trụ nỗi với nghề, khán giả cũng thưa dần trong các đêm diễn. Bởi vậy, mới có hình ảnh người đàn ông cặm cụi vá may trang phục cho diễn viên. Lão nghệ nhân cho biết trang phục Dù kê phải mua tận Campuchia, giá cao nên ông chỉ cần đoàn mua mỗi kiểu một mẫu để ông nhìn và may theo hàng loạt.

Những cống hiến của nghệ nhân Thạch Si Phol được ghi nhận qua nhiều huy chương, bằng khen. Năm 2012, nghệ nhân Thạch Si Phol vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì những đóng góp cho sự nghiệp văn hóa nghệ thuật và là một trong những nghệ nhân đầu tiên được trao tặng giải thưởng Văn học - nghệ thuật Cao Văn Lầu đợt I. Do Đội Nghệ thuật tổng hợp Khmer tỉnh Bạc Liêu mới lên đoàn chuyên nghiệp từ năm 2012 nên đến giờ này, nghệ nhân Thạch Si Phol vẫn chưa được phong tặng NSƯT. Nhưng Thạch Si Phol nói rằng, điều đó chẳng sao, phần thưởng lớn nhất của nghệ sĩ như ông vẫn là: "Mỗi đêm hát Dù kê, khán giả tụ họp đông đảo, vỗ tay rần rần".

Theo Đăng Huỳnh/Báo Cần Thơ

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Á hậu Miss Grand Vietnam Hạnh Nguyên: Mẹ là giáo viên tiểu học, cha dạy ĐH Đồng Tháp

Lê Phan Hạnh Nguyên chia sẻ những tâm sự và câu chuyện đặc biệt về hành trình giành ngôi vị Á hậu 1 Miss Grand Vietnam 2024.

Đang cập nhật dữ liệu !