Phụ bạc người yêu cho vừa lòng bố mẹ, "tỷ phú hiếu thảo" lại "quay xe" tố bố cướp công ty, ép 2 đời con dâu vào bước đường cùng
Có tài, có hiếu nhưng lại quá nhu nhược, vị tỷ phú 1 thời đã tự tay đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp huy hoàng với cái kết không thể thảm hơn - công ty mất, gia đình ly tán, bố con trở mặt thành kẻ thù.
Mã Khải, 46 tuổi, là 1 tỷ phú ở thành phố Thanh Đảo, Trung Quốc, sở hữu chuỗi doanh nghiệp có doanh thu 200 triệu tệ (tương đương 713,8 tỷ đồng). Theo sự chia sẻ của anh, nguồn cơn của tất cả sự việc bắt đầu từ việc ly hôn với người vợ đầu tiên. Năm 2017, để tránh việc ly hôn ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, anh đã buộc phải ký "Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông" với bố mình - ông Mã Hướng Đông, đồng thời làm giả thời điểm ký quyết định này về năm 2003 trước khi kết hôn, trong đó nêu rõ rằng cổ phần của Mã Khải trong công ty là do bố mẹ nắm giữ.
"Chẳng ngờ bọ ngựa bắt ve, chim sẻ chực sẵn." - Mã Khải chua chát nói.
Chân dung tỷ phú Mã Khải
Vào năm 2019, Mã Hướng Đông đã dùng chính "Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông" trên để kiện ngược Mã Khải và chiếm dụng quyền sở hữu cũng như cổ phần của công ty.
"Người vợ đầu tiên do không có con nên bố ép tôi phải ly hôn. Người vợ thứ 2 bị ông xúc phạm nhân phẩm, chê bai cả nhà vợ chỉ biết ăn bám." - Mã Khải nói mình luôn rất hiếu thảo với bố mẹ, nhưng lại phải trả giá đắt cho sự có hiếu mù quáng của mình.
Vào ngày 8/5/2021, ông Mã Hướng Đông đã kể lại 1 câu chuyện hoàn toàn khác với truyền thông. Ông nói Mã Khải tham ô và biển thủ số tiền không nhỏ trong công ty, mãi đến khi xảy ra vụ kiện ly hôn mới bị phát giác. Sau đó Mã Hướng Đông đã khuyên con trai trả lại tiền trước khi mọi chuyện đi quá xa.
Từ năm 2019-2020, cả 2 lần xét xử đều phán Mã Khải thua kiện. Tuy nhiên, tranh chấp về thời gian trong bằng chứng quan trọng ở "Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông" đã khiến Tòa án cấp cao tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc phải xét xử lại vào ngày 14/4/2021.
Bi kịch gia đình
Mã Khải là con trai duy nhất trong gia đình, bố là lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước, gia đình tương đối hòa thuận, hạnh phúc. Mã Khải là người có năng lực lại chăm chỉ, trong thời gian đi làm cũng tranh thủ sang Pháp tu nghiệp lấy thêm bằng MBA (Thạc sĩ quản trị kinh doanh). Năm 1996, Mã Khải làm việc trong 1 tập đoàn đa quốc gia ở thành phố Thượng Hải. Cho đến tháng 12/2003, do bố mẹ yêu cầu nên Mã Khải đã trở về quê hương và thành lập Công ty phát triển công nghệ môi trường Qingdao Gaoyu (trong bài gọi tắt là "Bảo vệ môi trường Gaoyu").
"Vào thời điểm đó, tôi đang thành lập 1 công ty với bạn gái của mình ở Thượng Hải, nhưng mẹ tôi kiên quyết phản đối chuyện của chúng tôi. Vì không muốn bố mẹ buồn nên sau đó tôi đã chia tay." - Mã Khải nói.
Ảnh minh họa
Mã Khải cho biết, công ty của bố khi đó cũng hoạt động trong ngành bảo vệ môi trường, nhưng vì khác với triết lý kinh doanh và mô hình doanh nghiệp mong muốn của bản thân nên khi thành lập công ty, anh không được hỗ trợ vốn từ gia đình. Sau này anh làm ăn khấm khá vươn lên thành công ty dẫn đầu trong ngành, còn công ty của bố lại thua lỗ nặng vì thất bại trong việc đầu tư vào nhà máy lò hơi.
"Ban đầu toàn công ty còn chưa đến 10 người, những năm tháng đó rất khó khăn." - Mã Khải nhớ lại những thử thách trong giai đoạn đầu khởi nghiệp.
Trái ngược với lời kể của con trai, Mã Hướng Đông lại 1 mực nói rằng công ty Bảo vệ môi trường Gaoyu thực chất là của mình.
"Đó là công ty của vợ chồng chúng tôi thành lập. Vì công ty cũ vay tiền nhà nước và liên quan đến vấn đề kiện tụng nên đã thành lập 1 công ty nắm giữ ủy quyền mới. Tất cả có 6 cổ đông và đều để người thân thay mặt nắm giữ cổ phần." - Mã Hướng Đông nói thêm, do công ty con trai làm ăn thất bát nên ông đưa về đứng tên "hộ" công ty mới và cổ phần công ty đó không liên quan gì đến Mã Khải.
Sự việc được đẩy lên cao khi có sự xuất hiện của "Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông" (Ảnh minh họa)
Mã Khải nói anh không nghĩ rằng bản "Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông" bị bố ép ký trong phiên tòa đầu tiên của vụ kiện ly hôn vào năm 2014 lại là 1 quả bom nổ chậm.
"Bố tôi chỉ trích vợ cũ làm dâu 10 năm nhưng không sinh được con cho nhà họ Mã, nhượng cổ phần cho bố mẹ thì trong phiên ly hôn tài sản bị chia sẽ giảm xuống." - Mã Khải nói rằng do việc chia tách vốn cổ phần liên quan đến lợi ích của các cổ đông khác nên bằng chứng tại thời điểm đó đã không được tòa án chấp nhận.
"Ban đầu, tôi không muốn làm giả chứng cứ, và cũng vì chuyện này mà to tiếng với bố, còn ông dọa sẽ cắt đứt quan hệ cha con nếu tôi không làm theo." - Mã Khải nói.
Tuy nhiên vào năm 2017, vợ cũ của Mã Khải tiếp tục đệ đơn muốn chia thêm tài sản. Anh sợ nếu thua kiện sẽ gây thiệt hại lớn cho công ty và có nguy cơ phá sản, dưới áp lực của cả bố lẫn vợ, cùng trách nhiệm với công ty đã khiến anh chấp nhận đề nghị của bố - làm giả thời gian trong "Nghị quyết của đại hội cổ đông."
Chứng cứ quan trọng
Thế nhưng Mã Hướng Đông nói với các phóng viên rằng vụ kiện ly hôn của con trai được bảo mật tuyệt đối nên họ không biết gì cả.
Vậy "Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông" rốt cuộc được soạn thảo vào thời gian nào? Trong phiên điều trần lần 1 của vụ kiện ly hôn vào năm 2014, Mã Khải nói được ký vào năm 2003, còn lần thứ 2 lại nói là năm 2017, rõ ràng lời khai có mẫu thuẫn nên không được tòa chấp nhận.
"Lúc đó, để hợp lý hóa câu chuyện, bố con tôi đã bàn bạc với nhau và đưa ra 1 lý do chặt chẽ, đồng thời ấn định thời điểm trước khi đăng ký thành lập công ty chúng tôi là ngày 21/11/2003, đăng ký thành lập công ty vào ngày 9/12/2003. Trên thực tế, tài liệu này được làm giả trong khoảng thời gian từ ngày 23/8 đến ngày 28/8/2017." - Mã Khải nói.
Vào ngày 30/12/2020, kết quả giám định pháp y cho thấy chữ ký của Mã Khải và Mã Hướng Đông được hình thành sau năm 2010.
Chữ ký 2 bên trong bản "Nghị quyết" được làm giả
Một bằng chứng quan trọng khác là vào ngày 31/12/2020, Mã Khải đến Văn phòng công chứng Hoàng Hải ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông để xin công chứng biên bản trò chuyện với luật sư. Theo công chứng, ngày 23/8/2017, luật sư của Mã Khải "đã gửi" Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông cho thân chủ và nhắn anh xem lại chi tiết.
Ngoài ra, 1 quản lý công ty đã xác nhận tài liệu trên là vào năm 2017 và cũng đã cung cấp bằng chứng cho cơ quan tư pháp.
Ông Mã nói rằng 2 vợ chồng để con trai nắm giữ cổ phần thay mình là có ý muốn đào tạo, nhưng sau khi quyền về tay thì con trai đã lợi dụng điều đó và biển thủ công quỹ. Đồng thời, ông cho rằng trong cả 2 phiên sơ thẩm đầu đã thắng kiện thì không lý gì lần phúc thẩm lại thua được. Tuy nhiên với 2 bằng chứng mới phát hiện trên, tòa án hoàn toàn có cơ sở để xác nhận ông Mã không có quyền lợi cổ đông trong công ty Bảo vệ môi trường Gaoyu.
Bố con đổ tội cho nhau về vụ đập phá và cướp đồ ở văn phòng công ty
Theo lời kể của Mã Khải thì vào ngày 5/7/2020 (tức chủ nhật), Mã Hướng Đông đã đem 1 nhóm người đến công ty đập camera và cậy két bảo hiểm, ngang tàng cướp đi con dấu công ty cùng rất nhiều tài liệu liên quan khác.
Tuy nhiên, Mã Hướng Đông phản bác lại lời khai ấy và nói là do người của Mã Khải làm. Đối với tuyên bố trên, ông chưa cung cấp được bằng chứng liên quan.
Sau khi Mã Khải tái hôn vào năm 2017, cuối cùng cũng có 1 cậu con trai, sau phiên tòa sơ thẩm, người vợ thứ 2 cũng không chịu được vì bị bố chồng lăng mạ nhân phẩm, chỉ trích cô cưới Mã Khải cũng chỉ là vì tiền nhà họ Mã, lại thêm việc chồng chỉ "ngồi nhìn" mà không nói lại khiến cô cảm thấy chồng quá nhu nhược nên đã dắt con bỏ đi.
Cho đến hiện tại, niềm an ủi duy nhất của Mã Khải là vẫn có thể đến gặp con trai, điều khiến anh hối hận nhất chính là sự lựa chọn sai lầm khi còn trẻ: "Có lẽ ông trời muốn trừng phạt tôi vì hồi đó đã nghe theo bố bỏ người phụ nữ vất vả cùng mình gây dựng sự nghiệp ở Thượng Hải."
Nguồn: QQ
“Nước cờ sai lầm” khiến người vợ hoa hậu của tỷ phú bị đẩy ra đường
Đáng lẽ hưởng vinh hoa phú quý suốt đời nhưng người vợ này lại lựa chọn con đường khác và kết cục cuối cùng cũng đến khi ngài tỷ phú nổi giận.
Theo ttvn.toquoc.vn