Phóng viên nói về mình: Chúng tôi nơi điểm nóng

Luôn có mặt ở những sự kiện nóng của đất nước và thế giới, các phóng viên Báo Bưu điện Việt Nam đã cố gắng mang đến cho độc giả những tin tức thời sự nóng hổi, chính xác, trung thực.

Đưa tin biểu tình ở Bangkok

Phóng viên nói về mình: Chúng tôi nơi điểm nóng - ảnh 1

Biên tập viên Lương Hương tại cuộc biểu tình ở Bangkok năm 2013.

Tháng 12/2013, tôi cùng với đoàn công tác của Bộ TT&TT được cử sang Bangkok, Thái Lan tham dự một hội nghị về việc xây dựng Bộ quy tắc đạo đức dành cho báo chí ASEAN. Ngay trước ngày lên đường, Bangkok đột nhiên trở nên nóng bỏng bởi các cuộc biểu tình quy mô lớn của phe áo vàng nhằm phản đối chính phủ của cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Sinatra bùng phát và lan khắp Thủ đô. 

Trong khi đó, phe áo đỏ cũng tổ chức tuần hành ủng hộ chính phủ khiến cục diện chính trường Thái Lan vô cùng nóng. Khi đoàn chúng tôi sang đến Bangkok, đợt biểu tình đã bước sang ngày thứ 3 và liên tục được đẩy lên mức căng thẳng mới. Cả thủ đô của Thái Lan nín thở vì ai cũng biết rằng, với tình hình này sớm muộn một cuộc đảo chính sẽ nổ ra.

Tham dự hội nghị được một ngày, với dự cảm của một phóng viên, hơn nữa, nghĩ việc có mặt ở Bangkok lúc này dù vô tình cũng là cơ hội vàng mà không phải phóng viên nào cũng có được nên tôi quyết định ngày hôm sau sẽ đi thực tế ở các địa điểm biểu tình. Tối hôm đó, tôi rà soát các bản tin thời sự của Thái Lan, liệt kê các điểm nóng và “bản doanh” của những người biểu tình rồi mở bản đồ, khoanh tròn lại, nghiên cứu phương án di chuyển đến thực địa. Khó khăn ban đầu xuất hiện khi lướt qua bản đồ, từ khách sạn nơi tôi ở đến địa điểm biểu tình chỗ gần nhất cũng phải 7-8 km.

Kế hoạch được tôi vạch ra là đi tàu điện ngầm đến khu vực sân vận động quốc gia, nơi được cho là điểm tập kết của những người biểu tình thuộc phe áo đỏ - ủng hộ chính phủ, và sau đó là di chuyển đến khu vực Tượng đài Dân chủ - đại bản doanh của phe áo vàng. 

Tuy nhiên, bước đầu tiên trong kế hoạch của tôi đã thất bại hoàn toàn. Sau khi phải “nhảy” hết từ tàu điện ngầm sang tàu đường sắt trên cao để đến được sân vận động quốc gia thì chào đón tôi là một khung cảnh yên bình và vắng lặng. Tôi hoang mang tự hỏi, không lẽ người biểu tình đã tự động giải tán? Dò dẫm hỏi những người dân quanh đó thì được biết, những người áo đỏ đã rời khỏi bỏ sân vận động từ chiều hôm trước.

Hơi thất vọng nhưng tôi quyết định chuyển sang bước thứ 2 của kế hoạch: Đến khu vực của người biểu tình áo vàng. Khó khăn nảy sinh khi từ sân vận động đến khu vực tượng đài Dân chủ lại không có tàu điện ngầm. Tôi quyết định nhảy xe tuk –tuk (giống như xe lam ở Việt Nam-PV) cho rẻ. Nhưng khó khăn lại phát sinh, ngay khi nghe tôi nói đến 2 từ “biểu tình” thì tất cả các bác tài đều tròn mắt nhìn tôi với vẻ rất cảnh giác và lắc đầu từ chối. Hỏi qua, hỏi lại đến hơn chục chiếc xe tuk-tuk và dăm chiếc xe ôm vẫn không có ai dám chở tôi đến khu vực biểu tình. Có người sau khi từ chối còn quay lại khuyên tôi: Nguy hiểm lắm, đừng đến đó. Chả nhẽ bỏ cuộc?

Bản năng “săn” tin của phóng viên cộng thêm chút tò mò đã khiến tôi không thể dễ dàng quay về với hai bàn tay trắng. Tôi quyết định đi bộ thêm một đoạn rồi lại ghé vào hỏi xe tuk-tuk. Cuối cùng, có một anh chàng trẻ tuổi chấp nhận chở tôi đến đó nhưng giao hẹn: Phải dừng ở cách chỗ biểu tình 1km rồi đi bộ vào. Khoảng 20 phút sau thì chiếc tuk - tuk dừng lại và thả tôi xuống một ngã tư. Anh lái xe chỉ về phía trước và bảo tôi đi bộ thêm. Mang theo tâm lý đề phòng cùng với những lời “dọa” của giới lái xe tuk-tuk, tôi nắm chắc chiếc máy ảnh và thận trọng bước về phía trước khi sực nhớ ra đã quên không mua một chiếc mũ bảo hiểm.

Nhưng càng đi vào trong khu vực biểu tình tôi càng thấy ngạc nhiên. Tất cả giống như người ta đang mở một lễ hội đường phố chứ không phải một cuộc biểu tình vì mục đích chính trị. Người ta kiểm soát một đoạn đường phố khá dài, dựng lên đó một chiếc nhà bạt khung thép, cứ cách một đoạn chừng 100m là có một xe tải tập kết nước uống đóng chai khá lớn. Ở hai bên đường, la liệt những sạp hàng bán kèn, trống, băng đô (dải băng màu cờ Thái Lan để đeo tay), còi, tranh ảnh và cả khẩu hiệu tôn vinh nhà vua… 

Giữa sân khấu khu trung tâm biểu tình, thủ lĩnh phe biểu tình đang bắt nhịp cho đám đông phía dưới hô khẩu hiệu đòi dân chủ cho Thái Lan, đòi Thủ tướng Yingluck và các thành viên chính phủ phải từ chức… Cứ sau vài nhịp hô khẩu hiệu là đến một bản nhạc rất sôi động và những người biểu tình lại cùng nhau hát vang, nhún nhảy. Khuôn mặt ai cũng rạng ngời vui vẻ. Đúng là một “lễ hội đường phố” mang màu sắc chính trị Thái Lan.

Tôi bắt đầu chọn góc chụp ảnh. Điều đáng nói là những người biểu tình rất nhiệt tình tạo điều kiện cho tôi tác nghiệp. Những người vô tình đứng chắn ống kính của tôi sẽ được người bên cạnh họ nhắc nhở và tất cả dường như đều cố gắng giúp tôi có được bức hình ưng ý nhất. 

Khi tôi bắt đầu phỏng vấn người biểu tình thì một cảnh sát Thái đi tới hỏi han. Tôi rút tấm thẻ nhà báo đưa anh ta xem. Biết tôi là phóng viên đến từ Việt Nam, anh chàng cảnh sát lập tức thay đổi thái độ và rất thiện chí hỗ trợ tôi tác nghiệp. Thậm chí anh ta còn khiến tôi hơi ngạc nhiên vì chỉ lướt qua cái thẻ nhà báo bằng tiếng Việt có mấy chục giây nhưng cũng kịp suy luận ra rằng tôi làm ở Infonet. 

Tôi chỉ ở đó chừng gần 1 giờ đồng hồ là có đủ những thông tin mình cần và vội vàng nhảy lên một chiếc tuk-tuk khác ra ga tàu điện ngầm trở về khách sạn, viết bài và truyền tin về tòa soạn. Cứ nghe đến chữ “biểu tình” là người ta nghĩ đến hỗn loạn, bạo lực, bom xăng hay vòi rồng. Tuy nhiên, trực tiếp chứng kiến cuộc biểu tình vì dân chủ của người Thái, suy nghĩ của tôi về những cuộc biểu tình ở nước bạn đã khác đi rất nhiều…

Hậu phương của người lính biển

Phóng viên nói về mình: Chúng tôi nơi điểm nóng - ảnh 2

Những ngày này đúng một năm về trước, những nhà báo như chúng tôi được chứng kiến sự dũng cảm của lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư, ngư dân đối mặt với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 

Trong đó, thời gian công tác cùng các chiến sĩ trên tàu CSB 2016 khiến đội ngũ phóng viên chúng tôi không thể nào quên. Hành động hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam khiến cộng đồng quốc tế hết sức lo ngại. Nhiệm vụ của các cơ quan thực thi pháp luật là tuyên truyền, vận động và giám sát những hành động của Trung Quốc tại thực địa. Đối mặt với vô vàn tình huống nguy hiểm đó, những người lính đã hết sức dũng cảm, kiềm chế, khôn khéo…

Tôi được chứng kiến sự dũng cảm can trường của vợ chồng lính biển Nguyễn Quốc Huy. Người chồng can đảm làm nhiệm vụ trên tàu 2016. Anh chính là người đối mặt với vòi rồng của Trung Quốc để ghi lại sự hung hãn của tàu Trung Quốc khi chủ động đâm va tàu Việt Nam. 

Qua nói chuyện với Thượng úy Nguyễn Quốc Huy, tôi được biết vợ anh, chị Trần Thị Hòa, đang bị ung thư giai đoạn 2, vẫn cố gắng làm việc, cùng bố mẹ chồng chăm sóc con nhỏ, còn một mình lặn lội ra Hà Nội để khám chữa, điều trị bệnh. Trở về Hà Nội, tôi vẫn canh cánh một điều là phải làm gì đó để giúp gia đình người lính biển không may mắn ấy. Lúc ấy, tôi gặp được những người cùng quan điểm là chị Phạm Thị Mùi, Chủ tịch Công đoàn Bộ TT&TT, nhà báo Thái Hà (Báo Tiền phong), nhà báo Thanh Hằng (Báo Công an nhân dân), nhà báo Phạm Nhung (VTC14)... dần dần có nhiều bạn bè chung tay với tôi giúp đỡ gia đình Thượng úy Huy.

Hôm chị Hòa ra Hà Nội để khám, tiếp tục theo dõi điều trị ở Viện K, chúng tôi đã đến gặp chị. Không thể tin vào mắt mình, trước mắt chúng tôi là người phụ nữ gầy gò nhỏ thó, thân hình đã tiều tụy vì sự tàn phá của hóa chất, tóc đã rụng chỉ còn vài sợi lưa thưa… Chị Hòa đi một mình từ Quảng Bình ra Hà Nội, không người đưa đón, không người chăm sóc. 

Chị kể: “Hôm đó, em mua vé không kịp nên không có ghế, em phải trải nilon nằm dưới sàn tàu…”. Nghe chị Hòa tâm sự, chị Phạm Thị Mùi đã không cầm được nước mắt, chị ôm chầm vợ người lính biển có chồng đang phải ngoài khơi đương đầu với tàu Trung Quốc. Những ngày chị Hòa đau ốm, mỗi khi gọi điện cho chồng, tiếng chị vẫn ríu ran: “Em không sao mô, anh yên tâm công tác đi, không phải lo cho em đâu…”.

Những anh chị em đến thăm chị Hòa hôm ấy đã quyết định thành lập nhóm “Hậu phương người lính biển”, kêu gọi sự đóng góp và sẻ chia của những người làm báo và cộng đồng đối với chị Hòa và những cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm đương đầu với kẻ thù. Với khoảng 1 năm hoạt động, nhóm Hậu phương người lính biển đã đến tận nơi và chia sẻ với khoảng gần 10 trường hợp gia đình lính biển gặp khó khăn như người lính đặc công hải quân bị u não Nguyễn Hải Triều; cháu bé bị di tật không hậu môn Nguyễn Quốc Tuấn (con chiến sĩ hải quân Nguyễn Quốc Anh); chiến sĩ hải quân Hoàng Văn Hợp bị ung thư…

Mỗi câu chuyện của họ đều thấm đẫm nước mắt. Chúng tôi tự nhủ, việc làm của chúng tôi cũng chỉ là sự động viên nhỏ bé trước những đóng góp của các anh nơi tuyến đầu bảo vệ biên cương, biển đảo Tổ quốc…

Thủy điện Đạ Dâng – kỉ niệm tác nghiệp đáng nhớ

Phóng viên nói về mình: Chúng tôi nơi điểm nóng - ảnh 3

Phóng viên Phương Anh Linh trước cửa đường hầm thủy điện Đạ Dâng (bị sập tháng 12/2014).

Điều tuyệt vời nhất đối với mỗi phóng viên là được đến tận hiện trường sự kiện để kịp thời truyền tải tin tức phục vụ độc giả. Riêng với cá nhân tôi, lần đi lên vùng cao nguyên Lâm Đồng tác nghiệp vụ sập đường hầm dẫn nước của công trình Thủy điện Đạ Dâng để lại những kỉ niệm thật khó quên. 

Tháng 12/2014, hay tin sự cố sập hầm  Đạ Dâng có 12 công nhân vẫn đang bị mắc kẹt, tôi chỉ kịp lấy vài bộ quần áo rồi xách ba lô lên đường. Hiện trường vụ sập hầm là tại thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng (cách Thành phố Đà Lạt hơn 20km). Con đường dẫn vào công trình chưa thi công xong, đường đất và dốc cao, trận mưa đêm hôm trước càng khiến cho con đường lầy lội hơn, xe ô tô không đi vào được. 

Đứng chờ xe ôm hàng giờ dưới cái lạnh thấu xương khi trời còn tờ mờ sáng, tôi may mắn gặp được người đàn ông làm việc ở mỏ đá gần công trình thủy điện. Ông đi một mình với chiếc xe gắn máy. Biết tôi là phóng viên đi tác nghiệp nên ông vui vẻ cho đi nhờ.

Hai bên con đường từ Ngã ba Suối Vàng vào đến nơi xảy ra sự cố sập hầm dài hun hút, đi vài cây số mới thấy một nhà dân. Ngoài một số ít người đồng bào dân tộc sinh sống ở thôn Păng Tiêng, phần còn lại là những công nhân thủy điện. Khi cách con hầm bị sập vài trăm mét, tôi đã nghe tiếng máy nổ ầm ì, tiếng người í ới gọi nhau. Đó chính là thứ âm thanh hỗn tạp của lực lượng cứu hộ đang nỗ lực cứu các công nhân đang bị mắc kẹt bên trong.

Có gần 40 phóng viên từ khắp các cơ quan báo đài trên cả nước có mặt đưa tin sự kiện này. Trong những ngày tác nghiệp, cánh phóng viên làm việc khá vất vả trong điều kiện thiếu thốn. Để có những hình ảnh chân thực nhất của vụ tai nạn, nhiều phóng viên đã không ngại hiểm nguy, tiếp cận khu vực hầm bị sập  để ghi lại những hình ảnh và diễn biến của quá trình cứu hộ nhằm đưa thông tin sớm nhất tới độc giả.

Không có đường truyền Internet, không có chỗ trú chân tác nghiệp, cánh phóng viên phải gửi tin bài về tòa soạn bằng thiết bị 3G, tranh thủ sạc pin các thiết bị (máy ảnh, máy ghi âm, điện thoại) bất cứ khi nào  có những ổ điện hiếm hoi của công trường. Chính vì thế, cũng tốn khá nhiều thời gian cho mỗi lần gửi bài vở, tin ảnh về tòa soạn.

Cách cửa đường hầm không xa là tiệm tạp hóa, nơi các công nhân làm thủy điện thường ngày đến để mua đồ ăn thức uống. Khi sự cố sập hầm xảy ra, nơi đây trở thành điểm tác nghiệp của cánh phóng viên. Nhiều phóng viên còn gọi vui rằng đây chính là “trung tâm báo chí”. Những thời điểm tập trung đông, chiếc bàn lớn để giữa tiệm tạp hóa chật ních phóng viên ngồi hai bên. Vẫn không đủ chỗ, chiếc phản gần đó cũng được tận dụng làm bàn tác nghiệp. Có phóng viên phải kê máy tính lên bậc thềm hay đứng dựa vào chiếc tủ, thậm chí phải ngồi bệt dưới đất kê máy tính lên chân để làm việc. Có phóng viên ngồi ngay trên mô đất cạnh cửa đường hầm bị sập để “tường thuật” trọn vẹn diễn tiến cứu hộ của các cơ quan chức năng.

Việc ăn uống và nghỉ ngơi của các phóng viên diễn ra ngay tại tiệm tạp hóa kể trên. Để phục vụ nhu cầu ăn uống cho mọi người, chủ tiệm phải “tăng cường” thêm người nhà, mua thêm nào là mì gói, lương khô, cà phê, trà… và cái thiết yếu nhất là thẻ cào điện thoại. Cách tiệm tạp hóa vài bước chân là căn phòng được dựng bởi các vách tôn. Bà chủ tiệm tạp hóa cho biết đây là “phòng karaoke”. Sở dĩ gọi như vậy bởi bà dựng phòng này để cho công nhân làm thủy điện đến đây hát hò mỗi tối. Nơi đây cũng được trưng dụng làm nơi tác nghiệp và là chỗ ngủ cho hàng chục phóng viên (chỉ dành cho phóng viên nữ).

Sau 4 ngày làm việc liên tục, 16h39 ngày 19/12/2014, 12 công nhân đã được giải cứu thành công trong niềm vui vỡ òa của tất cả mọi người tại hiện trường cũng như hàng triệu con tim đất Việt đang hướng về Đạ Dâng. Riêng với những người làm báo, chuyến tác nghiệp này còn mang đến cho chúng tôi những kỉ niệm và xúc cảm khó quên khi chứng kiến hình ảnh những công nhân đầu tiên được đưa ra khỏi hầm. Và phần thưởng lớn nhất với bản thân là số lượng người đọc tin tức về Đạ Dâng trên Infonet tăng mạnh đã cổ vũ tôi rất nhiều trong những ngày tác nghiệp đáng nhớ ấy.

Lương Hương - Văn Cường - Phương Anh Linh

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !