Phòng bệnh Cúm A/H7N9 độc lực cao, chưa có vắc-xin phòng bệnh thế nào?

Báo điện tử Infonet phối hợp với Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế tổ chức Giao lưu trực tuyến về Phòng bệnh Cúm A/H7N9 nhằm chủ động ngăn ngừa sự lây truyền của vi rút cúm gia cầm độc lực cao này sang người.

Giao lưu trực tuyến Phòng chống cúm A (H7N9)

Bệnh cúm A(H7N9) ở người là bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng, do vi rút cúm A(H7N9) trên gia cầm lây sang người, bệnh tiến triển nhanh và có tỷ lệ tử vong cao. Người bệnh cúm A(H7N9) có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tiến triển nhanh với các triệu chứng sốt, ho, khó thở, viêm phổi nặng và suy hô hấp. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Vào dịp cuối năm, nhu cầu đi lại cũng như sử dụng các sản phẩm từ gia cầm tăng cao. Đây là điều kiện để lây truyền vi rút cúm gia cầm sang người.

Nhằm cung cấp các giải pháp ngăn chặn phòng ngừa lây lan vi rút cúm gia cầm trong cộng đồng, 14h chiều 11/12, Báo điện tử Infonet phối hợp với Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế tổ chức buổi Giao lưu trực tuyến về chủ đề "Phòng bệnh Cúm A/H7N9".

Cuộc giao lưu có sự tham gia của Thạc sĩ, bác sĩ (Ths.Bs) Vũ Ngọc Long - Trưởng phòng Kiểm dịch y tế Biên giới, Cục Y tế dự phòng.

Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Ngọc Long - Trưởng phòng Kiểm dịch y tế Biên giới, Cục Y tế dự phòng

Bạn đọc tham gia gửi câu hỏi về tòa soạn ngay từ bây giờ theo địa chỉ:
Email: toasoan@infonet.vn

Hoặc gọi theo số 0916118822 trong thời gian diễn ra chương trình.

Cúm A (H7N9) là loại cúm độc lực cao

- MC: Hiện tại, tôi nhận được rất nhiều tín hiệu từ các bạn độc giả quan tâm đến chủ đề này, đa phần mọi người có chung một câu hỏi dịch cúm A/H7N9 nguy hiểm thế nào với sức khỏe con người? Xin bác sĩ giải đáp về vấn đề này. 

- Ths.Bs. Vũ Ngọc Long:
Hiện nay trong suốt năm 2017 cúm A/H7N9 tạo thành dịch lớn ở Trung Quốc. Hiện nay số mắc và chết ở Trung Quốc đã giảm so với đầu năm. Tuy nhiên qua 5 đợt dịch đều xảy ra vào cuối năm ghi nhận ca mới tạo đợt dịch mới nên chúng ta phải có giải pháp từ nay đến mùa hè sang năm để chuẩn bị cho đợt sóng ngầm lần thứ 6 có thể xảy ra.
Qua thông báo của tổ chức WHO và FAO chúng ta vẫn phải chủ động cảnh giác đợt sóng mới dịch có thể xảy ra đặc biệt từ giờ đến cuối năm do nhu cầu sử dụng gia cầm và các sản phẩm gia cầm ở Việt Nam rất lớn.
Người Trung Quốc sang Việt Nam và người Việt Nam sang Trung Quốc nhiều nên việc này cần lưu ý cảnh báo người dân phải chú ý trong đợt này. Cúm mùa và cúm H5N1 và H7N9 rất khác biệt. Cúm mùa thường sẽ khỏi còn cúm lây từ gia cầm được xét vào cúm có độc lực cao khoảng 35 % tử vong, tiến triển nhanh. Sau 2 ngày có triệu chứng đầu tiên đã có biểu hiện sốt tăng cao, khó thở, suy đa tạng nhanh nên phải theo dõi sát khi có triệu chứng ban đầu cần xin ý kiến bác sĩ ngay.

-
Thưa ông, trước tình hình dịch cúm AH7N9 có thể trở thành đại dịch ở Trung Quốc thì ở Việt Nam cũng như Cục y tế dự phòng đã có những phương án gì để phòng chống không cho đại dịch lây lan?

- Ths.Bs.Vũ Ngọc Long: Dịch cúm A/ H7N9 là loại đại dịch mới, gây ra 5 đợt dịch và để lại tỷ lệ tự vong cao khoảng 40%, Chính phủ Việt Nam cũng đã có chỉ đạo chủ động triển khai dập tắt dịch.

Kế hoạch đưa ra các giải pháp khác nhau, chủ động với các tình huống khi dịch chưa vào Việt Nam.

Khi có dịch vào Việt Nam, dịch vào và lan rộng, Bộ Y tế đã đưa ra các giải pháp trên cả người và gia cầm. Đôi khi dịch này ít ghi nhận triệu chứng trên gia cầm mà chỉ trên người nên Bộ Y tế làm song song, theo đó, triển khai cơ chế giám sát tại các tỉnh giáp biên giới với Trung Quốc.
Đồng thời giám sát người giết mổ buôn bán gia cầm nhưng đến nay chưa có trường hợp nào dương tính với H7N9.

Từ tháng 3, tại Trung Quốc có đợt dịch lớn nhất từ năm 2013 đến nay Bộ Y tế đánh giá cao nguy cơ cúm vào Việt Nam nên Bộ Y tế đã nâng mức mức độ cảnh báo.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng yêu cầu các đơn vị trong ngành ghi nhận các trường hợp cúm trên người. Từ năm 2017, Bộ Y tế tổ chức nhiều đợt diễn tập và gửi các công văn chỉ đạo các cơ sở y tế, cửa khẩu nếu có nghi ngờ cúm phải khoanh vùng ngay.

Có thể thấy, cho đến thời điểm này, Bộ Y tế có nhiều biện pháp tích cực và đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào trên người nhưng đây là thời điểm hàng năm dịch cúm diễn biến nên việc phòng chống của người dân và các cơ quan chức năng nâng cao cảnh giác.

Triệu chứng cúm A H7N9 như thế nào?

- Thưa bác sĩ, cháu năm nay 22 tuổi, cách đây 2 hôm cháu có bị sốt kèm theo nhức đầu ho, sổ mũi rất nhiều. Bình thường cháu bị ho và sổ mũi không kèm theo sốt. Như vậy có phải cháu đang có dấu hiệu bị cúm AH7N9 không? (một bạn đọc tại Hà Nội)

- Ths.Bs. Vũ Ngọc Long:
Triệu chứng ban đầu, cúm mùa, cúm A/H7N9 thường sốt ho, sổ mũi có khó thở nhẹ nhưng chúng ta cũng cần nắm rõ kiến thức về cúm này. Hiện nay Việt Nam lưu hành vi rút cúm mùa ta hay gọi là cảm cúm như H1N1, cúm B, cúm C những cúm này tiến triển nhẹ và có thể tự khỏi.

Nhưng với cúm H7N9 có thể tiến triển nặng sau 2 ngày khó thở. Sau đó tiến triển nhanh kèm theo các biểu hiện như: Sốt cao liên tục không giảm có thể dẫn tới suy đã phủ tạng, tử vong những trường hợp này ta cần biết đặc trưng và tiếp xúc với khu vực có gia cầm bị bệnh.

Hiện nay theo thông tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa ghi nhận trường hợp cúm A/H7N9 ở khu vực có gia cầm giết mổ nên tôi có thể tự tin nói rằng Việt Nam chưa ghi nhận cúm A/ H7N9 nhưng với triệu chứng của bạn ta cần theo dõi sát, sau 2 ngày không tiến triển nặng thì ta có thể đến xin tư vấn bác sĩ chủ động sớm. Cũng có trường hợp cúm mùa cũng dẫn đến viêm phổi.

Dù chưa nghĩ nhiều đến cúm A/H7N9 nhưng vẫn chủ động kiểm tra kỹ xem có tiếp xúc với gia cầm bị bệnh, khu vực chăn nuôi, ăn gia cầm chưa nấu chín vì ngay ở Việt Nam trong thời gian vừa qua vẫn ghi nhận ổ dịch cúm A/H5N1 cũng nặng như cúm A/H7N9.

- Bạn đọc Nguyên Anh (Hai Bà Trưng- Hà Nội): Xin bác sĩ cho biết những đối tượng nào dễ bị cúm AH7N9 nhất? Em có bị bệnh viêm mũi mãn tính, có dễ bị nhiễm bệnh không và phải phòng chống thế nào?

- Ths.Bs. Vũ Ngọc Long: Thực tế cúm AH7N9 độc tính mạnh không phụ thuộc việc ta bị viêm mũi hay không, nguy cơ như nhau phụ thuộc vào người đó sự thích ứng con vi rút đó với từng cơ thể một. Nó phụ thuộc vào từng cá thể khi vi rút đó vào người đó đều có thể gây bệnh được dù người khỏe không có biểu hiện của viêm đường hô hấp trên.

Cúm A/H7N9 chưa có vaccine phòng bệnh

- Bạn Diệu Thúy – Thanh Xuân, Hà Nội: Thưa bác sĩ, ông có thể cho biết mức độ nguy hiểm của chủng cúm A/H7N9 nguy hiểm như nào? Bệnh có nguy cơ lây từ người sang người không và hiện nay đã có vắc xin để phòng tránh bệnh chưa?

- Ths.Bs. Vũ Ngọc Long: Hiện nay WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) và FAO (Tổ chức Lương thực & Nông lâm nghiệp Liên hợp quốc) sát sao với sự biến đổi của cúm H7N9, chủng cúm này chỉ ghi nhận từ gia cầm sang người, chưa ghi nhận từ người sang người, từ động vật có vú lây nhau.

Tuy nhiên, năm 2017, các nhà khoa học Nhật Bản thấy rằng cúm A/H7N9 có thể lây dễ dàng qua động vật có vú đặc biệt là loài chồn, điều này cũng có thể lây sang người, rõ ràng đây là chỉ số cảnh báo sau thí nghiệm này. WHO cảnh báo cúm có thể tiềm ẩn nguy cơ thành đại dịch và phải sát sao. Dù chưa lây lan từ người sang người nhưng nguy cơ là có.

- Thưa bác sĩ, em đang có bầu nhưng trước đó đã tiêm phòng đầy đủ trong đó có cả tiêm phòng cảm cúm vậy có sợ lây cúm A/H7N9 này nữa không?

Ths.Bs.Vũ Ngọc Long: Hiện nay chưa có cúm A/H7N9 trên người nên vắc xin ta vẫn tiêm là cúm mùa H1N1, cúm B, nên vắc xin cúm mùa không giúp được phòng cúm H7N9 được.

Cúm gia cầm H7N9 chưa có vắc xin nên ta chỉ có thể phòng bằng cách hạn chế đi đến khu có dịch, không tới nơi có nhiều gia cầm không giết mổ gia cầm, ăn gia cầm chim ngay cả người dân thường không riêng phụ nữ có thai. Giết mổ phải có biện pháp phòng như gang tay cao su, khẩu trang sẽ tránh được việc lây truyền sang người khoẻ.

Bạn Vũ Thoa - Hà Nội: Xin hỏi bác sĩ Vũ Ngọc Long, trước tình hình dịch cúm A/H7N9 tại Trung Quốc, các cửa khẩu biên giới đã triển khai máy đo thân nhiệt để kiểm tra phòng dịch từ những khách qua cửa khẩu chưa? Vì tôi thấy ở Trung Quốc đã có nhiều người tử vong do dịch cúm này, liệu có thể dẫn đến lây lan dịch từ khách du lịch không?

Ths.Bs. Vũ Ngọc Long: Trước tình hình dịch cúm A/H7N9 tại Trung Quốc thì Bộ Y tế đã triển khai máy đo thân nhiệt từ xa ở cửa khẩu là biện pháp phòng bệnh nhưng bản chất chỉ sàng lọc với điều kiện phải có sốt.
Những trường hợp nào chưa sốt đi qua cửa khẩu không thể hiện trên máy được. Mặc dù Bộ Y tế đã cảnh báo các cửa khẩu nhưng chỉ hạn chế phần nào, bên cạnh sử dụng máy đo thân nhiệt thì cán bộ y tế trực tiếp theo dõi giám sát các dấu hiệu khác của người nhập cảnh nhưng nếu hoàn toàn khoẻ mạnh cũng không phát hiện được.

Trong khi đó dịch cúm A/H7N9 cũng có thời gian ủ bệnh nên vẫn có thể bỏ sót những trường hợp đã nhiễm vi rút nhưng chưa có biểu hiện bệnh nên nguy cơ dịch bệnh từ Trung Quốc vào Việt Nam là  hoàn toàn có thể, trong tình trạng khách du lịch rất đông như hiện nay.

Phòng bệnh cúm A H7N9 cho trẻ nhỏ

- Bạn Mỹ Linh – Hoàng Mai (Hà Nội): Thưa bác sĩ trẻ em sức đề kháng yếu, vậy đối với trẻ nhỏ có phải chú trọng những gì để không mắc bệnh?

Ths.Bs.Vũ Ngọc Long: Bệnh này không loại trừ người lớn hay trẻ nhưng với trẻ em, nếu sức đề kháng yếu khi nhiễm vi rút sẽ tấn công và làm cho suy đa phủ tạng tử vong nhanh hơn nên biện pháp phòng bệnh vẫn là hạn chế tiếp xúc với gia cầm. Đặc biệt không vận chuyển buôn bán gia cầm lậu từ Trung Quốc sang Việt Nam. Nếu chăm sóc, chế biến gia cầm phải có phòng hộ như khẩu trang, găng tay cao su, sau đó rửa tay bằng xà phòng. Song song với đó, Bộ Y tế tiếp tục kiểm soát dịch nếu khu vực có nguy cơ dịch xảy ra thì Bộ Y tế có kiến nghị sớm để người dân chủ động phòng tránh.

- Vũ Văn Liên (Yên Phong, Bắc Ninh): Tôi đọc báo thấy thông tin có virus A/H7N9 đã thay đổi từ độc lực thấp sang độc lực cao ở gia cầm, tôi không biết độc lực này có nguy hiểm không? Làm thế nào để phòng được bệnh này?

- Ths.Bs. Vũ Ngọc Long:  Khái niệm độc lực thấp hay độc lực cao là người ta thấy vi rút có lây bệnh trên gia cầm không.
Giai đoạn đầu cúm A/H7N9 không gây chết trên gia cầm và họ không đưa cúm A/H7N9 vào độc lực cao vì không gây chết cho gia cầm. Còn gây bệnh trên người thì độc lực cao hay thấp đều giống nhau hết.
Ở giai đoạn đầu độc lực cúm A (H7N9) chưa cao thì tỷ lệ tử người là 50%, cúm A (H5N1) cũng tỷ lệ tử vong 50 %. Qua theo dõi trên gia cầm các nhà khoa học đã ghi nhận những ổ cúm A/H9N7 làm gia cầm chết ở trang trại nuôi gia cầm nên họ đã thấy rằng có sự chuyển từ độc lực thấp sang độc lực cao gây chết cho gia cầm. Cúm A (H7N9) chuyển sang chủng độc lực cao đã được nhà khoa học khuyến cáo.

- Nguyễn Thị Phượng, Mỹ Đình, Hà Nội: Xin chào bác sĩ, gia đình tôi thường hay đặt mua gà ở trên Lạng Sơn, gà sống chúng tôi mua về để nhốt và tự mổ gà ăn dần. Tôi nghe nói Trung Quốc có cúm H7N9, nơi gia đình tôi mua cũng rất gần Trung Quốc liệu có nguy cơ gà này bị nhiễm bệnh không, thưa bác sĩ?

- Ths.Bs.Vũ Ngọc Long: 
Vi rút cúm A/H7N9 hiện nay phát hiện thấy ở Trung Quốc vì vậy vi rút cúm A/H7N9. Lạng Sơn là tỉnh có biên giới giáp với Trung Quốc và hiện tỉnh này đã có trao đổi với Cục Thú Y Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đồng thời đã có sự giám sát tại Lạng Sơn nhất là các tụ điểm buôn bán nhiều gia cầm và chưa ghi nhận trường hợp nào bị nhiễm cúm A/H7N9.

Vì thế nên chúng ta có thể tự tin gia cầm do người dân Việt Nam nuôi chưa có cúm A/H7N9. Tuy nhiên, cần có sự phân biệt rõ gia cầm có nguồn gốc, biết chủ nuôi, khu vực nuôi an toàn hoàn toàn thì có thể yên tâm được. Nhưng vẫn có sự trà trộn gia cầm lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam và gia cầm này có thể mang mầm bệnh cúm A/H7N9.

- Độc giả tên Quang : Dịch cúm A/H7N9 nguy hiểm như thế nào thưa bác sĩ? Ở Việt Nam đã có tỉnh nào có dịch này chưa thưa bác sĩ? Liệu có gây chết cho người không?

Ths.Bs. Vũ Ngọc Long: Dịch cúm A/H7N9 là loại bệnh nặng, tỷ lệ tử vong thời điểm này 38%, bệnh tiến triển nhanh mà chưa có đặc hiệu nên việc điều trị khó khăn, chi phí tốn kém nên phải cảnh giác với dịch này.
Qua kết quả giám sát của Bộ Y tế thì từ năm 2013 đến nay chưa phát hiện trường hợp nào bị H7N9. Chúng tôi dựa trên cơ sở giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính trên các cơ sở khám chữa bệnh toàn quốc và khách đi qua các cửa khẩu.

Các trường hợp nghi ngờ nhiễm cúm được xét nghiệm và đến nay vẫn chưa có trường hợp nào dương tính với H7N9 nhưng nguy cơ không loại trừ và không thể chủ quan.

- Độc giả Dovt…@yahoo.com: Ngoài nguy cơ dịch cúm gia cầm A/H7N9 và H5N1 thì chúng ta còn có nguy cơ mắc thêm bệnh cúm nào từ gia cầm không thưa bác sĩ?

- Ths.Bs. Vũ Ngọc Long: Chúng ta nghe nói nhiều đến dịch cúm A/H5N1 và cúm A/H7N9 nhưng còn chủng H5N6 cũng ghi nhận tại Trung Quốc và đã ghi nhận vào Việt Nam. Năm 2016 – 2017 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ghi nhận các ổ dịch nhỏ và xử lý kịp thời, đến nay chưa phát hiện trường hợp nào dương tính với dịch cúm A/H5N6 trên người.

Ngoài ra, còn các ổ dịch khác từ các chủng biến thể của cúm từ các quốc gia khác như A/H3N2 từ gia cầm lây sang người nhưng chủng cúm A/H5N1, A/H7N9 đều là sự biến thể của chủng cúm và sắp tới chúng ta có thể gặp các chủng cúm khác nhưng đều xuất phát từ đoạn gen N, H lây từ gia cầm sang người.

Hạn chế đến khu vực có dịch 

- Bạn đọc Hà Thị Kim Huệ - Hạ Long, Quảng Ninh: Xin chào bác sĩ Long, ở Trung Quốc khu vực nào có dịch cúm A/H7N9 vì tôi cũng hay sang Quảng châu, Trung Quốc nhập hàng quần áo về bán, nếu bên đó có vùng dịch thì nguy cơ lây bệnh có cao không? Làm thế nào để phòng bệnh? Xin cảm ơn bác sĩ.

- Ths.Bs. Vũ Ngọc Long: Đây là câu hỏi thực tế, hiện nay vì sự giao lưu Việt Nam và Trung Quốc rất lớn. Năm 2017, ở Trung Quốc ghi nhận 18 tỉnh, thành ghi nhận cúm A/H7N9 và có nhiều tỉnh giáp Việt Nam như Vân Nam, Quảng Tây.

Quảng Châu cũng là một trong những ổ dịch cúm A/H7N9 của Trung Quốc. Những khu có dịch họ cũng vệ sinh môi trường và khuyến cáo người dân không đến nơi đó nên số ca bệnh giảm trong thời gian gần đây.
WHO đã khuyến cáo hạn chế đến khu vực có dịch và hạn chế tiếp xúc với gia cầm và không ăn gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa chế biến kỹ. Trong trường hợp bắt buộc phải đến, cần đeo khẩu trang phòng bệnh.

Với loại dịch cúm này, Bộ Y tế thường xuyên cập nhật các tỉnh thành phố trên web và cả WHO cũng thế. Nếu bắt buộc phải lao động, buôn bán ở vùng dịch thì nên áp dụng các biện pháp trên.

Hoàng Lan (Mỹ Đình, Hà Nội): Thịt gia cầm chết nếu nấu chín thì có nguy cơ mắc cúm không thưa bác sĩ?

Ths.Bs. Vũ Ngọc Long: Thịt gia cầm nếu chúng ta ăn lúc chín sẽ tiêu diệt vi rút cúm A/ H7N9 vì vi rút không tồn tại ở nhiệt độ cao. Nhưng khi chế biến, người chế biến hay người buôn bán gia cầm chết có nguy cơ bệnh rất cao. Nó không ảnh hưởng tới người ăn mà ảnh hưởng nhiều đến người chế biến. Khi gia cầm ốm chết không rõ nguyên nhân, chúng ta không nên tiếc mà báo cho cán bộ y tế, thú y ở địa phương để họ thông báo cơ quan chuyên ngành tiêu huỷ để bảo vệ sức khoẻ cho mình, người thân, hàng xóm và cho cộng động.

Hơn nữa, báo sớm còn có thể khoanh vùng dịch, tiêu huỷ tránh ảnh hưởng tới người dân. Chúng tôi thường bắt gặp người dân giết mổ gia cầm chết và làm thực phẩm.

Chúng ta từng ghi nhận trường hợp đau xót lúc dịch A/H5N1, gà chết người đó tiếc lấy về làm thực phẩm và đến cuối thì cháu ăn và bị nhiễm cúm khiến cháu tử vong. Đây là trường hợp đau lòng do chúng ta quá chủ quan trước dịch cúm.

Các biện pháp phòng tránh dịch cúm A/H7N9

- Hiện nay Bộ Y tế đã có những biện pháp gì để ngăn chặn dịch cúm A/H7N9 thưa bác sĩ?

- Ths.Bs. Vũ Ngọc Long: Công tác phòng chống dịch từ các cửa khẩu đã được Bộ Y tế tăng cường quyết liệt từ năm 2013. Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo ngăn ngừa ngay từ cửa khẩu, giám sát từ trong nước, giám sát hành khách nhập cảnh, phối hợp cơ quan chuyên ngành để giám sát gia cầm nhập lậu, gia cầm mang lén vào Việt Nam. 

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng có sự thông báo, điều phối các cơ quan kiểm tra chuyên ngành khác từ Quản lý thị trường, hải quan, công an, biên phòng đã có biện pháp chặt chẽ để ngăn ngừa nhập lậu gia cầm.

Vì thế, có thể ngăn chặn cúm A/ H7N9 từ Trung Quốc sang Việt Nam một cách hiệu quả. Thời quan qua, Bộ Y tế cũng phối hợp với các cơ quan truyền thông tăng cường truyền thông về dịch bệnh: Cụ thể, tại cửa khẩu cũng đã có băng rôn, áp phích phát cho người dân vùng biên giới và các khách nhập cảnh để phòng bệnh.

Qua đây, việc phòng bệnh hiệu quả cần chung tay của tất cả xã hội, nếu ai đó nghĩ đây không phải việc của mình thì công tác phòng bệnh hiệu quả được.
Gia đình nuôi gà vịt, phòng chống thế nào?

- Những gia đình chăn nuôi gà, vịt với số lượng lớn thì cách phòng bệnh cúm như thế nào thưa bác sĩ?

- Ths.Bs. Vũ Ngọc Long:
Chúng tôi đã trao đổi nhiều lần với cơ quan thú y, với hộ chăn nuôi nhỏ lẻ là ý thức của người dân rất quan trọng, ta phải lựa chọn giống gia cầm tốt, không để gia cầm chạy rông.

Ngoài ra, để phòng chống dịch một cách tốt nhất là khi gia cầm ốm chết phải báo cơ quan y tế, thú y kịp thời. Với hộ nuôi với số lượng lớn phải đăng ký với địa phương, các hộ trang trại lớn nên tham gia vào chuỗi chăn nuôi sạch từ con giống, thức ăn, chăn nuôi và trong quá trình phòng bệnh cho gia cầm, động vật bằng cách tiêm vắc xin.

Khi ta buôn bán, ta vẫn theo dõi được nguồn gốc. Nếu làm được thế, chúng ta quảng bá được thương hiệu và tạo sự tin tưởng của người dân sử dụng sản phẩm gia cầm và thông qua đó ngành nông nghiệp thấy ta làm tốt thì dịch gia cầm sẽ được đẩy lùi và người dân tin tưởng vào thực phẩm an toàn.
Đi sau xe chở gia cầm, có mắc bệnh không?

- Bạn đọc Vũ Thị Ngân (Hà Nội): Trên đường phố có rất nhiều xe máy chở gia cầm sống trong lồng, sọt. Nếu trong số đó có gia cầm nhiễm bệnh, liệu tôi đi đằng sau và hít phải không khí hoặc các sợi lông gà, vịt thì có nguy cơ bị lây nhiễm không?

Ths.Bs.Vũ Ngọc Long: Những xe chở gia cầm không đậy kín là không tuân thủ quy định của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, cúm gia cầm lây sang người không đơn giản là lây qua gia cầm mà còn qua chất tiết.

Chất tiết này đào thải ra môi trường, bay từ hạt bụi sang môi trường vẫn có nguy cơ bị bệnh.

Dù Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn có khuyến cáo vận chuyển gia cầm phải trong hộp kín tránh phát tán ra môi trường nhưng nhiều người vẫn không làm theo quy định. Nếu gặp, ta có thể nhắc nhở người vận chuyển để đảm bảo an toàn cho chính họ và những người xung quanh.

- Bạn Lê Doãn Hoà (Hoà Bình): Tôi được biết có thông tin trường hợp em bé ở Bắc Kinh có mang chủng cúm H7N9 trong người nhưng lại không có biểu hiện của bệnh. Vậy thì những người mang chủng cúm hoàn toàn có thể nhập cảnh vào nước ta mà không thể phát hiện qua máy đo thân nhiệt. Trường hợp này sẽ xử lý thế nào? Người dân chúng tôi cực kỳ lo ngại?

- Ths.Bs. Vũ Ngọc Long: Trường hợp này phát hiện năm 2014, đây là trường hợp khó ít gặp nhưng không phải không gặp, chúng tôi cho rằng vi rút cúm gia cầm trên người có nhiều điểm tương đồng với A/H5N1 trên người. Trước đây cúm A/H5N1 cũng không gây triệu chứng trên người. Chúng ta vẫn ghi nhận có trường hợp như vậy.

Còn trường hợp nữa vi rút xâm nhập vào trong người không gây bệnh ngay mà có thời gian ủ bệnh từ 7 đến 10 ngày và có thể kéo dài tới 14 ngày. Những người nhiễm vi rút gia cầm thì 7 – 10 ngày không có triệu chứng họ vẫn khoẻ mạnh bình thường vì vậy các biện pháp thông thường không phát hiện được, trừ khi xét nghiệm.

Còn những trường hợp người lành mang chủng bệnh cũng có nhưng hiếm, trường hợp này trong giai đoạn ủ bệnh nếu như chúng ta có việc phải tiếp xúc với gia cầm, vào vùng dịch, qua chợ gia cầm sống, không khẳng định gia cầm đó an toàn thì nên theo dõi sức khoẻ của mình ít nhất 2 tuần. Qua 2 tuần không có triệu chứng xuất hiện thì yên tâm không mắc vi rút cúm từ gia cầm.

Tương tự với người nhập cảnh trong vùng dịch, Bộ Y tế khuyến cáo nên theo dõi sức khoẻ của mình trong 2 tuần. Nếu có biểu hiện sốt, hắt hơi, sổ mũi cần liên hệ cơ quan y tế để có thể xác định bệnh kịp thời.

Hai ngày đầu triệu chứng nhỏ nhưng lại được xem là điều trị tốt nhất trong 48h đầu.

- Bạn đọc Hà Thị Thuấn (Hoài Đức, Hà Nội): Xin hỏi bác sĩ Long, ở Việt Nam có vắc xin phòng cúm cho gia cầm cũng như cho người không? Gia đình tôi vẫn nuôi gà để phục vụ chính trong nhà nhưng tôi vẫn muốn tiêm phòng cúm cho cả người và gia cầm?

Ths.Bs. Vũ Ngọc Long
: Hiện nay có các vắc xin phòng cúm trên người và gia cầm tuy nhiên chúng ta phải nói vắc xin chỉ phòng vài chủng cúm cụ thể chứ không phòng hết được các loại cúm.
Chúng ta chỉ có các vắc xin cúm mùa, A/H1N1, A/H3N1, cúm B, chưa có vắc xin phòng cúm gia cầm A/H7N9, A/N5N1. Nếu tiêm vắc xin phòng cúm mùa thì năm nào cũng phải tiêm nhắc lại. Còn với gia cầm, loại vắc xin nào phòng đặc thù cúm đó trên gia cầm và vi rút cúm gia cầm có sự biến đổi thường xuyên.

Hiện nay ngành nông nghiệp có vắc xin phòng cúm A/H5N1 chống dịch trên gia cầm nhưng vẫn có sự biến chủng virus nên chúng ta không nên tự mua vắc xin tiêm cho gia cầm mà cần hỏi cán bộ thú y trong khu vực để tiêm loại nào phù hợp với địa bàn của gia đình mình. Có loại vắc xin phù hợp với các tỉnh miền Bắc nhưng không hợp với các tỉnh miền Nam vì các loại vắc xin này tuỳ từng địa phương. Riêng cúm A/H7N9 chưa có vắc xin phòng cúm. Còn với vắc xin cúm A/H5N1 cần tìm hiểu kỹ.

- Bạn đọc Hoàng Thị Quỳnh (Bắc Giàng): Cúm A/H7N9 có nguồn gốc từ đâu? Đã xác định được vật truyền virus này chưa và liệu nguy cơ lây lan từ Trung Quốc sang nước ta có cao không? Nếu đi công tác ở Trung Quốc liệu có bị nhiễm bệnh hay không thưa bác sĩ?

- Ths.Bs. Vũ Ngọc Long: Để phát hiện ra vật chủ của cúm A/H7N9 không dễ, từ năm 2013 khi phát ra cúm A/H7N9 trên người, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã trăn trở vật chủ nào là vật chủ lây sang người. Do chưa có lây từ người sang người nên qua quá trình phân tích họ thấy vật chủ vi rút này trên gia cầm.

Hầu hết gia cầm nhiễm cúm A/H7N9 không có biểu hiện bệnh gì nên một số bác sĩ thú y không coi đây là virus cúm trên gia cầm mà họ chỉ coi là vật chủ mang mầm bệnh.

Tuy nhiên, gần đây các nhà khoa học thấy được sự biến đổi do gia cầm mắc A/H7N9 vẫn chết nên họ thấy có thể là sự biến đổi độc lực thấp sang độc lực cao, nó còn tăng nguy cơ lây từ gia cầm sang gia cầm, từ gia cầm sang người và môi trường sang người. Đây là điều nguy hiểm.

Ở Trung Quốc đến nay có nhiều tỉnh thành ghi nhận cúm A/H7N9 việc xâm nhập vào Việt Nam hoàn toàn có thể do quá trình giao lưu, buôn bán của người Việt Nam sang Trung Quốc và ngược lại.

Khi Trung Quốc làm quyết liệt việc buôn bán gia cầm ở vùng dịch thì giá thành gia cầm ở đây giảm nên nguy cơ tăng cường nhập lậu gia cầm do chênh lệch giá gia tăng. Từ việc đó virus cúm A/H7N9 sẽ gia tăng đặc biệt cuối năm, tết nguyên đán, mùa lễ hội. Đây là dịp Bộ Y tế khuyến cáo rằng nguy cơ xâm nhập của cúm rất cao.

INFONET

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Đang cập nhật dữ liệu !