Philippines: Quyết không nhân nhượng về chủ quyền

Mặc dù luận điệu đã bớt "mùi bạo lực" hơn nhưng Trung Quốc vẫn quyết không nhượng bộ trong các tranh chấp chủ quyền lãnh hải. Trong khi đó, Philippines tuyên bố có thể nhân nhượng về dầu mỏ nhưng không nhân nhượng về chủ quyền.

Philippines: Quyết không nhân nhượng về chủ quyền

Người biểu tình Philippines kéo nhau ra bãi cạn Scarborough

Philippines muốn dừng đối đầu với Trung Quốc

Trung Quốc đưa tàu lắp đặt đường ống đến Biển Đông

Philippines: Quyết không nhân nhượng về chủ quyền

Biển Đông được xem là nơi có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn.

Một điều không đáng ngạc nhiên là Trung Quốc vẫn tiếp tục đổ lỗi cho Philippines về vụ tranh chấp bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham.

Hôm thứ Tư (16/5), Tân Hoa Xã tuyên bố cuộc tranh chấp vừa qua bắt đầu từ tháng Tư khi tàu chiến Philippines quấy rối 12 tàu đánh cá Trung Quốc lúc đí đến đảo Hoàng Nham neo đậu để tranh thời tiết xấu.

Bất chấp các cuộc biểu tình dữ dội của người Philippines, hôm thứ Tư người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho rằng cuộc tranh chấp đã dịu đi tương đối. Ông kêu gọi Manila hiểu rõ cái mà ông này mô tả là quan điểm rõ ràng và không thay đổi của Trung Quốc rằng nước này có chủ quyền không thể tranh cãi về hòn đảo/ bãi cạn này.

Ông Hồng cho rằng Philippines nên thực sự tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc và ông nói thêm Bắc Kinh yêu cầu Manila theo đuổi con đường thương lượng ngoại giao về vấn đề này.

Hôm thứ Tư, trong một tranh chấp chủ quyền lãnh hải khác, các nhà thương lượng Trung Quốc đã cùng các đồng nhiệm Nhật Bản thảo luận về tuyên bố chủ quyền của hai nước với các hòn đảo Điếu Ngư mà Nhật Bản gọi là các đảo Senkaku.

Trong những năm gần đây, đã có các cuộc “khẩu chiến” qua lại giữa hai nước về các hòn đảo Điếu Ngư nhưng theo giáo sư Wang Dong của đại học Bắc Kinh, hiện cả hai bên đã sẵn sàng thương lượng.

“Tôi nghĩ trong trường hợp Nhật Bản- Trung Quốc, cả hai chính phủ, cả Bắc Kinh và Tokyo đều có quyết tâm chính trị và mong muốn theo đuổi các cuộc đàm phán ngoại giao và thương lượng về tranh chấp chủ quyền”, ông Wang nói.

Ngược lại, cuộc tranh chấp Trung Quốc Philippines vẫn đang tiếp diễn. Ông Wang buộc tội Philippines làm phức tạp hóa tình hình bằng cách “đưa ra những tuyên bố và hành động khiêu khích”, trong đó có việc kêu gọi Mỹ bảo vệ.

“Và rõ ràng là, tôi nghĩ họ muốn dựa dẫm vào Hoa Kỳ - kiểu như là lôi kéo Hoa Kỳ vào thế chống lại Mỹ”, ông nói.

Hoa Kỳ đã kí hiệp ước quốc phòng song phương với Philippines nhưng Washington đã tuyên bố nước này không đứng về phe nào trong cuộc xung đột hiện nay giữa Bắc Kinh và Manila và muốn vấn đề này được giải quyết một cách hòa bình.

Li Jinming, một giáo sư của trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á cho rằng Washington đã hành động đúng.

Ông Li cho rằng nếu Hoa Kỳ tiếp tục duy trì quan điểm này (quan điểm trung lập), thì ông nghĩ nó có tác dụng tốt đối với cuộc tranh chấp này.

Trong khi đó, Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết ông mong muốn cả khu vực thu được lợi từ các mỏ khí tự nhiên khổng lồ ở Biển Đông nhưng sẽ không cho phép các quốc gia tuyên bố chủ quyền đối với các vùng biển thuộc về chủ quyền của Philippines.

“Tôi không được bầu lên để từ bỏ bất kỳ chủ quyền lãnh thổ nào của chúng tôi”, ông Aquino nói trong một diễn đàn mở tại thành phố Makati tối hôm thứ Tư.

Ông Aquino nói như trên sau khi được gợi ý để Philippines và Trung Quốc tiến tới thỏa thuận chia sẻ 50:50 về nguồn tài nguyên năng lượng trong vùng biển tranh chấp phía Tây Philippines.

“Lúc này, chúng tôi vẫn tiếp tục đối thọai với họ để tìm các giải pháp đôi bên cùng có lợi. Nhưng đồng thời, các bạn biết đấy, tôi vẫn duy trì lời tuyên thệ của mình, giữ vững Hiến Pháp và thi hành luật pháp của đất nước chúng ta”, ông Aquino nói

“Nếu chúng ta rõ ràng có khu vực đặc quyền kinh tế rộng 200 dặm theo Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển và cả hai quốc gia (Philippines – Trung Quốc) đều đã tham gia thì liệu chúng ta có quá đáng khi yêu cầu các láng giềng tôn trọng chủ quyền của chúng ta giống như chúng ta tôn trọng chủ quyền của họ hay không?”, ông nói thêm.

Ông Aquino cũng nhấn mạnh quan điểm của chính phủ ông là giải quyết tranh chấp bằng con đường ngoại giao. Ông nói Philippines không có tư tưởng đối đầu quân sự với Trung Quốc.

“Chúng tôi không muốn tỏ ra mình là mối đe dọa đối với họ dưới bất kỳ hình thức nào, bằng bất kỳ điều gì xét về hành động quân sự. Tôi vẫn thường nói đùa rằng, giả sử đó là một trận đấm bốc thì họ có tới 1,3 tỷ người trong khi chúng tôi chỉ có 95 hoặc 93 triệu người. Chúng tôi sẽ không đánh thắng nổi và đó không phải là con đường đi của chúng tôi”, ông nói.

“Vì thế tôi xin quay lại vấn đề, rằng nếu chúng ta có thể khai thác nguồn tài nguyên này theo cách đem lại lợi ích cho cả khu vực, thì chúng ta sẽ bớt phải phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ từ Trung Đông và Bắc Phi”, Tổng thống Philippines kết luận.

Lê Dung

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !