Phát triển thủy điện là một bài toán đánh đổi!

Dù bận dự phiên khai mạc kỳ họp thứ 3 HĐND TP khóa IX nhưng Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh vẫn gửi đến hội nghị đối thoại bài phát biểu nêu rõ: “Phát triển thủy điện là một bài toán đánh đổi cần phải được nhìn nhận căn kẽ, thấu đáo và thận trọng!”

Ngày 6/12 tại Đà Nẵng diễn ra hội nghị đối thoại lần thứ 3 "Vì sự phát triển thủy điện bền vững khu vực miền Trung - Tây Nguyên" do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển xã hội (CSRD), Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP Đà Nẵng tổ chức, thu hút sự tham dự của các cơ sở nghiên cứu, UBND các huyện, xã và cộng đồng dân cư các địa phương có thủy điện ở Thừa Thiên – Huế, Đăk Lăk, Quảng Nam...

Phát triển thủy điện là một bài toán đánh đổi! - ảnh 1

Hội nghị đối thoại lần thứ 3 "Vì sự phát triển thủy điện bền vững khu vực miền Trung - Tây Nguyên" tổ chức tại Đà Nẵng ngày 6/12 (Ảnh: HC)

Theo thông tin tại cuộc đối thoại, Việt Nam là một trong 14 quốc gia có tiềm năng lớn về thủy điện trên thế giới. Với hơn 2.372 sông, suối lớn nhỏ có dòng chảy liên tục và dài hơn 10km, tiềm năng thủy điện lý thuyết của Việt Nam khoảng 35.000MW và đến năm 2015 đã khai thác trên 80% tiềm năng này. Do chiếm tỉ lệ lớn trong hệ thống điện quốc gia nên thủy điện đang có vai trò rất quan trọng trong mạng lưới điện Việt Nam.

“An ninh năng lượng quốc gia hiện tại và trong tương lai gần rõ ràng đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn năng lượng sản sinh từ nguồn tài nguyên nước này. Tuy nhiên sự hiện diện rất dày các công trình thủy điện lớn nhỏ ở khắp các hệ thống sông suối của Việt Nam, của khu vực miền Trung là thực tế cần nhìn nhận” – Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh mặc dù bận dự phiên khai mạc kỳ họp thứ 3 HĐND TP khóa Iần IX nhưng cũng gửi đến cuộc đối thoại bài phát biểu nêu rõ.

Theo ông, các công trình thủy điện là các công trình hạ tầng lớn của xã hội, nhưng là công trình đặc biệt, có tác động to lớn đến cơ sở hạ tầng KT-XH, môi trường sống, sự an toàn của con người trước và sau công trình thủy điện. Tuy nhiên các kế hoạch phát triển thủy điện hiện tại của Việt Nam nói chung, tại khu vực miền Trung nói riêng, chưa xem xét và tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu trong quá trình quy hoạch, thiết kế và triển khai.

Phát triển thủy điện là một bài toán đánh đổi! - ảnh 2

Diễn giả Đặng Ngọc Quang, Cố vấn VRN, phát biểu tại hội nghị đối thoại (Ảnh: HC)

“Những diễn biến bất thường của thời tiết, thiên tai và sự cố ngập lụt hạ lưu miền Trung thời gian gần đây cho thấy, thủy điện Việt Nam đang tiềm ẩn nhiều thách thức, rủi ro đối với môi trường – sinh thái – xã hội và an ninh con người. Từ thực tiễn phát triển thủy điện tại miền Trung có thể thấy phát triển thủy điện là một bài toán đánh đổi – một sự đánh đổi cần phải được nhìn nhận căn kẽ, thấu đáo và thận trọng vì sự phát triển bền vững thực sự của một đất nước!” – bài phát biểu của Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh nhấn mạnh.

Tại cuộc đối thoại, nhiều diễn giả cũng nêu rõ, khoảng hơn chục năm trở lại đây đã xuất hiện dày đặc hệ thống thủy điện ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên, gây tác động đáng kể về môi trường và KT-XH như ngập lụt, xói lở bờ sông do thay đổi chế độ nước hạ lưu và vận hành xả không đúng quy trình; hạn hán và suy giảm chất lượng nước hạ lưu do lưu lượng xả của các nhà máy phụ thuộc vào chế độ vận hành nhà máy.

Bên cạnh đó là sự suy giảm dòng chảy bùn cát ở hạ du do nhà máy thủy điện không có thiết kế cống xả đáy, làm thiếu hụt lượng phù sa bổ sung độ màu cho đất nông nghiệp hạ lưu; suy giảm tài nguyên sinh học, nhất là rừng với hơn 1.500 ha ngập trong lòng hồ cùng toàn bộ diện tích đất sản xuất của khu vực này bị mất, nạn chặt phá rừng ngày càng gia tăng trong khi người dân không có đất sản xuất. Hậu quả có thể thấy được là hiện tượng rửa trôi, xói mòn đất xung quanh gây bồi lắng lòng hồ làm giảm dung tích lòng hồ, làm ảnh hưởng đến khả năng cắt lũ.

Phát triển thủy điện là một bài toán đánh đổi! - ảnh 3

Đại diện cộng đồng dân cư tại các địa phương có nhà máy thủy điện tham dự hội nghị đối thoại (Ảnh: HC)

Ngoài ra, các diễn giả Phạm Thị Diệu My, Giám đốc CSRD, Đặng Ngọc Quang, Cố vấn VRN, TS Quách Thị Xuân, Trung tâm Tư vấn phát triển bền vững (Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Đà Nẵng)... còn chỉ ra các vấn đề môi trường ở phạm vi rộng, dài hạn và khó dự báo hơn, có mức tác động lớn hơn và khó giải quyết hơn do một chuỗi các tác động đơn lẻ được tích hợp lại trong quá trình xây dựng và hoạt động của các nhà máy thủy điện.

Đó là mất rừng phòng hộ đầu nguồn và suy giảm đa dạng sinh học, trong đó có cả những vườn quốc gia, khu bảo tồn; hạn hán, sa mạc hóa hạ du và nhiễm mặn do việc lấy nước bất hợp lý; úng ngập vào mùa lũ; vấn đề ổn định cuộc sống của người dân tái định cư, đặc trưng văn hóa và cơ sở hạ tầng; các sự cố và rủi ro môi trường như vỡ đập, sập hầm, động đất kích thích...; nguy cơ xói mòn, rửa trôi và trượt lở đất có xu hướng gia tăng trên các lưu vực sông, đặc biệt là xung quanh các hồ thủy điện, nơi lớp phủ thực vật bị chặt bỏ và độ ổn định bề mặt đất trở nên kém đi.

“Nguyên nhân của tình trạng phát triển thủy điện không bền vững có nhiều, trong đó chủ yếu là do hoạt động của con người, do cách quản lý của con người. Trong quản lý, chúng ta chưa chú ý đến cách tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng, nhất là cộng đồng địa phương có thủy điện, chịu sự tác động trực tiếp của thủy điện theo quan điểm “lấy dân làm gốc” để phát triển thủy điện và giám sát quá trình từ thi công đến vận hành và nhất là chưa chú trọng cách tiếp cận có hệ thống từ đầu nguồn xuống biển!” – ông Huỳnh Phước, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH-KT Đà Nẵng nhấn mạnh.

Từ đó, ông Huỳnh Phước cho hay, hội nghị đối thoại “Vì sự phát triển thủy điện bền vững khu vực miền Trung – Tây Nguyên” lần thứ 3 sẽ thu thập các ý kiến, qua đó chọn lọc, tổng hợp và đề xuất các giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường nhằm đạt được mục tiêu phát triển thủy điện bền vững trong tương lai.

HẢI CHÂU

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !