Phạt lỗi giao thông: Khó làm, dễ bỏ
Với mục đích nâng tính hiệu quả trong quá trình thực thi pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ (GTĐB) trong giai đoạn hiện nay, Nghị định 71/2012/NĐ- CP đã nâng mức xử phạt đối với nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB cao hơn so với Nghị định 34/1010/NĐ- CP.
Tuy nhiên, chỉ mới vừa có hiệu lực, Nghị định này đã gặp phải rất nhiều sự phản ứng của người dân đối với quy định xử phạt xe không chính chủ với hàng loạt các vấn đề liên quan như: nghĩa vụ chứng minh xe không chính chủ thuộc về cơ quan chức năng hay chủ phương tiện? những phương tiện đã chuyển nhượng nhiều lần, giấy tờ chuyển nhượng không đúng quy định sẽ được giải quyết như thế nào? phí, lệ phí sang tên phương tiện đã phù hợp để người dân “sang tên chính chủ”?...
Trước phản ứng của người dân và sự lúng túng của cơ quan chức năng, Chính phủ đã chỉ đạo chưa phạt xe không chính chủ.
Ông Nguyễn Hữu Doanh – người dân cư trú tại khu đô thị Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội đánh giá: Trong khi quy định xử phạt xe không chính chủ còn “vướng” nhiều vấn đề thì nhiều quy định khác trong Nghị định 71/2012/NĐ-CP có thể thực hiện dễ dàng, được đại đa số người dân ủng hộ dường như lại được thả lỏng. Cụ thể, Điều 15 Nghị định 71/2012/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè lên tới 30 triệu đồng. Với mức phạt này, nếu thực hiện nghiêm, ngân sách vừa thu về một khoản tiền không nhỏ, vừa có thể ngăn chặn một cách triệt để việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè.
Vỉa hè phố Nguyễn Thị Định bị chiếm dụng toàn bộ để bán hàng |
Quán bia biến vỉa hè phố Ngụy Như Kon Tum thành nơi trông xe |
|
Lòng đường, vỉa hè đường Giải Phóng bị quán bia Hải Xồm trưng dụng làm bãi trông xe |
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Sử dụng trái phép đất của đường bộ hoặc hành lang an toàn đường bộ làm nơi tập kết hoặc trung chuyển hàng hóa, vật tư, vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng khác; Dựng lều quán, công trình tạm thời khác trái phép trong khu vực đô thị tại hầm đường bộ, cầu vượt, hầm cho người đi bộ; Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 05 m2 đến dưới 10 m2 làm nơi trông, giữ xe.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 20 m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe...