Phát hiện mực khổng lồ dài 13 mét dưới vùng biển sâu
Quá trình tìm kiếm và ghi hình mực khổng lồ ở vùng biển sâu không hề đơn giản.
Tiến sĩ Edith Widder của Hiệp hội bảo tồn và nghiên cứu đại dương Mỹ, thu thập một số thước phim về mực không lồ Architeuthis dux, loài sinh vật sống ở vùng biển sâu, rất khó để nắm bắt.
Để chụp ảnh động vật hoang dã, nó đòi hỏi sự kiên nhẫn, sức chịu đựng và thời gian. Kể từ khi những câu chuyện về mực khổng lồ lần đầu tiên lưu truyền trong thần thoại Bắc Âu, loài sinh vật này đã tạo ra sự thu hút với nhiều người đi biển.
Sau này, có rất nhiều người tìm cách ghi lại video về mực khổng lồ nhưng chỉ có số ít thành công vì săn được hình ảnh về loài sinh vật to lớn sống ở vùng biển sâu này cực kỳ khó khăn. Trong nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Science Direct, Tiến sĩ Edith Widder và cộng sự tiết lộ bí quyết ghi hình thành công mực khổng lồ.
Phát hiện mực khổng lồ dài 13 mét dưới vùng biển sâu |
Với chiều dài khoảng 13 mét, mực khổng lồ là một trong những động vật không xương sống lớn nhất trên Trái Đất. Dù sở hữu kích thước khổng lồ nhưng không vì lý do đó mà chúng trở nên dễ bị phát hiện vì mực khổng lồ thường sống ở độ sâu hơn 400 mét.
Đôi mắt to bằng chiếc đĩa thuộc hàng lớn nhất trong số mọi sinh vật sống giúp mực khổng lồ quan sát dưới làn nước tối đen. Điều này có nghĩa rằng mực khổng lồ có thể trông thấy các phương tiện và tàu ngầm điều khiển từ xa từ khoảng cách hơn một km.
Để khắc phục khó khăn này, Tiến sĩ Edith Widder và cộng sự phát triển một thiết kế sử dụng đèn đỏ mờ thay vì đèn trắng sáng thường dùng để thám hiểm dưới nước.
Đôi mắt đồ sộ của mực khổng lồ không thể trông thấy loại ánh sáng này, do đó, làm tăng cơ hội quan sát cho các chuyên gia.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu sử dụng thêm mồi nhử mô phỏng con mồi phát quang mà mực khổng lồ thường đi săn. Ở môi trường nước, công nghệ trên rất hiệu quả trong việc quay phim những loài mực khổng lồ sống ở biển sâu.
Tiến sĩ Edith Widder cho biết: "Một trong những mối đe dọa lớn nhất mà mực khổng lồ và nhiều động vật thân mềm sống dưới biển sâu phải đối mặt là ô nhiễm âm thanh. Âm thanh tần số thấp như tiếng động phát ra trong khảo sát địa chấn, có thể gây tổn thương đáng kể với động vật thân mềm. Việc ngày càng nhiều các cuộc khảo sát địa chấn trên toàn cầu có liên quan đến một số vụ mực khổng lồ mắc cạn. Khi các phương pháp ghi hình động vật thân mềm khổng lồ ngày càng tiên tiến thì hiệu quả ghi hình ngày càng cao giúp chúng tôi trả lời những câu hỏi mới về mực khổng lồ".
Đầu tháng /2021, ngư dân Nhật Bản đã bắt được một con mực khổng lồ ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Niigata.
Hoàng Dung (lược dịch)