​Phát động chương trình “Chung dòng máu Việt” tiếp lửa thanh xuân

Mùa cao điểm luôn thiếu hụt máu tại các bệnh viện là từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm. Trong 6 tháng đầu năm 2018, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đã tiếp nhận được trên 153.000 đơn vị máu trong đó từ người hiến máu tình nguyện đạt trên 98%.

Nhân viên Sam sung tham gia hiến máu tình nguyện

Tại chương trình Hiến máu tình nguyện “Chung dòng máu Việt 2018” lần thứ 9, với chủ đề “Tiếp lửa thanh xuân” do Viện Huyết học Truyền máu Trung ương phối hợp với Samsung Việt Nam tổ chức, chị Thu Anh, mẹ của cháu Đỗ Anh Minh, 6 tuổi (bệnh nhân đang điều trị của Viện Huyết học và truyền máu Trung ương) nghẹn giọng khi nói về cậu con trai đầu không may mắn mắc bệnh tan máu bẩm sinh.

Chị nói, Hai vợ chồng đều khỏe mạnh bình thường, sinh con trai đầu lòng là niềm vui hạnh phúc của cả gia đình. Không ngờ 4 tháng tuổi, dù chăm con khá chu đáo nhưng bé vẫn còi cọc, xanh xao… Đưa con đi khám, vợ chồng chết lặng khi biết con mang bệnh mà cả đời sẽ phải sống nhờ bằng máu của người khác.

“Từ đó, hai mẹ con gắn chặt vòng quay bệnh viện- nhà. Tháng nào cháu cũng phải vào viện truyền từ 1-2 đơn vị máu. 6 tuổi, con đã truyền  hơn 100 đơn vị máu”, chị Thu Anh nói.

Không giấu nổi sự cảm kích của cộng đồng, chị Thu Anh cho rằng: "Nếu không có sự chia sẻ, động viện của cộng đồng được thể hiện từ những đơn vị máu của mọi người hiến tặng thì những em bé, những bệnh nhân giống như con tôi sẽ không biết ra sao."

Theo kết quả bước đầu khảo sát tình trạng mang gen bệnh thalassemia trên toàn quốc năm 2017, hiện nay ở Việt Nam có khoảng trên 12 triệu người mang gen bệnh Thalassemia. Người bị bệnh và mang gen bệnh có ở tất cả các tỉnh/thành phố, ở tất cả các dân tộc trên toàn quốc. Hiện nay có trên 20.000 người bị Thalassemia cần phải điều trị cả đời và mỗi năm có thêm khoảng 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh Thalassemia, trong đó có khoảng 2.000 trẻ bị bệnh mức độ nặng và khoảng 800 trẻ không thể ra đời do phù thai.

Câu chuyện của mẹ con bé Anh Minh chỉ là một trong số vô vàn những câu chuyện đong đầy nước mắt của những gia đình, bệnh nhân mắc các bệnh về máu. Thế nhưng, những năm qua dù phong trào hiến máu tình nguyện đã được phát triển khá mạnh nhưng tình trạng thiếu máu điều trị vào những dịp cao điểm như hè, tết vẫn xảy ra.

Chính vì thế, kế thừa chuỗi hoạt động ý nghĩa, Samsung Việt Nam tiếp tục tổ chức chương trình Hiến máu tình nguyện “Chung dòng máu Việt 2018” lần thứ 9, với chủ đề “Tiếp lửa thanh xuân”, với mong muốn chung tay cùng cộng đồng nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội trong mỗi người.

Cụ thể, chương trình sẽ được tổ chức tại tất cả các cơ sở của Samsung Việt Nam với trọng tâm là 2 nhà máy Samsung Electronics Việt Nam  (Bắc Ninh) (4-6.6 và 11-13.6) và Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên  (21-22.6 và 27-30.6) với sự phối hợp tổ chức của Viện huyết học và Truyền máu Trung ương cùng Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện các tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên.

TS.BS. Bạch Quốc Khánh – Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu TW bày tỏ: “Mùa cao điểm luôn thiếu hụt máu tại các bệnh viện là từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm. Chiến dịch hiến máu tình nguyện Samsung diễn ra vào đúng khoảng thời gian này thực sự là một đóng góp to lớn và kịp thời. Samsung tuy là doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, nhưng nguồn quỹ hàng năm do chính hoạt động hiến máu mà công ty tổ chức trao cho Viện đã hỗ trợ không chỉ tới các bệnh nhân, mà còn là nguồn lực cho nền Y tế - Sức khỏe tại Việt Nam phát triển. Chính vì thế, trên cương vị là cơ sở đầu não miền Bắc cung cấp máu cho hơn 150 bệnh viện, Viện chúng tôi luôn coi trọng phối hợp với các hoạt động tổ chức chiến dịch này mỗi năm”.

Theo số liệu thống kế của Trung tâm Máu Quốc gia - Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, 6 tháng đầu năm 2018 (tính từ 1/12/2017 đến 30/5/2018) Viện đã tiếp nhận được trên 153 nghìn đơn vị máu trong đó lượng máu tiếp nhận được từ người hiến máu tình nguyện đạt trên 98%. Tăng trên 10% so với cùng kỳ năm 2017 (sáu tháng đầu năm 2017, Viện tiếp nhân được trên 144 nghìn đơn vị máu). Đặc biệt trong đó Viện đã tổ chức và phối hợp các cơ quan đơn vị, trường học trên địa bàn tổ chức tổ chức hàng chục sự kiện và tiếp nhận được lượng máu lớn trong một ngày như: Chủ nhật Đỏ; Lễ Hội Xuân hồng; Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện 7/4; Nhịp cầu nhân ái; Ruy băng vàng hay ngày hội hiến máu Sắc màu Hành trình Đỏ và nay là chương trình “Chung dòng máu Việt, tiếp lửa thanh xuân”…

N. Huyền

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Đang cập nhật dữ liệu !