"Phấn đấu tạo động lực phát triển mới"

Vượt qua nhiều khó khăn thách thức của năm 2013, ngành TT&TT đã đạt được những kết quả khá toàn diện trên mọi lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ.

Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son cho rằng, đứng trước yêu cầu của thực tiễn, ngành TT&TT phải nỗ lực tạo động lực mới để tăng sức bật, đưa ngành tiếp tục phát triển bền vững trong năm 2014 và các năm tiếp theo.

Việc tạo động lực mới thông qua cơ chế, chính sách nhằm giúp CNTT tiếp tục phát huy sức mạnh thúc đẩy sự phát triển đất nước đã trở thành yêu cầu tất yếu.

Thưa Bộ trưởng, chúng ta vừa bước qua năm 2013. Với cương vị Tư lệnh ngành, Bộ trưởng đánh giá như thế nào về một năm công tác của ngành Thông tin và Truyền thông?

Đúng như những dự báo từ đầu năm, năm 2013, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự nỗ lực phấn đấu của toàn dân, toàn quân, của cộng đồng doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành quyết liệt, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tình hình KT-XH nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực và thực hiện được mục tiêu tổng quát đề ra.

Trong thành tựu chung của đất nước, chúng ta tự hào nhận thấy với quyết tâm của Lãnh đạo Bộ, cùng với tinh thần lao động hăng say và sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trong các hiệp hội của toàn ngành từ Trung ương đến các địa phương, ngành TT&TT đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch công tác năm 2013.

Kết quả công tác năm 2013 của ngành TT&TT khá toàn diện trên mọi lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ. Ở đây, tôi chỉ xin nêu một số kết quả cụ thể:

Công tác xây dựng, trình ban hành và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện hành lang pháp lý tiếp tục được đẩy mạnh. Các quy hoạch, chiến lược trong lĩnh vực TT&TT được tập trung nghiên cứu xây dựng và định hướng theo chiến lược phát triển chung của quốc gia. Trong năm qua, số lượng đề án được Bộ TT&TT trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đạt mức cao nhất từ trước đến nay với 35 đề án, trong đó có 21/23 đề án trong chương trình công tác, đạt tỷ lệ 91,3% và 14 đề án ngoài chương trình công tác. Bên cạnh đó, Bộ đã tập trung nghiên cứu, xây dựng dự thảo Luật An toàn thông tin, ban hành 21 thông tư và thông tư liên tịch, hoàn thành việc hợp nhất văn bản giai đoạn 1 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Nhiều văn bản quản lý, chỉ đạo điều hành được ban hành nhằm tháo gỡ khó khăn, triển khai hiệu quả các giải pháp, thúc đẩy lĩnh vực TT&TT tiếp tục phát triển trong quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, phải kể đến Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Việc lấy ý kiến góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong toàn ngành TT&TT được thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm với nhiều ý kiến tâm huyết.

Hoạt động báo chí, xuất bản tiếp tục vận động theo đúng định hướng của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Các cơ quan báo chí, xuất bản đã thông tin, tuyên truyền kịp thời, chính xác, đầy đủ các chủ trương, chính sách, sự kiện chính trị, tình hình KT - XH của đất nước. Các cơ quan báo chí không chỉ thực hiện tốt chức năng thông tin, mà còn hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyên truyền để xây dựng lòng tin, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội đối với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; những giải pháp trong chỉ đạo, điều hành phát triển KT-XH của Chính phủ.  Báo chí cũng tiếp tục giữ vững vai trò là một công cụ quan trọng trong phòng chống tham nhũng. Các loại hình báo chí, xuất bản phẩm đa dạng đáp ứng ngày một tốt hơn quyền thụ hưởng thông tin của người dân, góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần, giáo dục truyền thống cách mạng... Báo chí, xuất bản đã trở thành lực lượng chủ lực trong xoá nghèo về thông tin, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo; qua đó góp phần thiết thực vào ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh, thúc đẩy tiến bộ xã hội... Đặc biệt, thông tin tuyên truyền đậm nét về biển đảo vừa qua rất có ý nghĩa đối với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển. Thông tin tuyên truyền phục vụ phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu cũng được tăng cường.

Công tác quản lý nhà nước về viễn thông, tần số vô tuyến điện ngày càng được tăng cường. Hệ thống thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước và công tác nhân đạo, phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn đảm bảo thông suốt, kịp thời. Việc đẩy mạnh quản lý thông tin trên mạng Internet luôn đi đôi với thúc đẩy phát triển Internet trong đời sống xã hội. Công tác phòng, chống các hoạt động tội phạm trên mạng và đảm bảo an toàn thông tin đã được chú trọng hơn để tạo môi trường tin cậy cho ứng dụng CNTT tiếp tục phát triển. Hoạt động của điểm BĐ-VH xã đã góp phần tích cực đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đã triển khai nghiêm túc và quyết liệt công tác chỉ đạo tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực TT&TT, gồm: Chỉ đạo hoạt động kinh doanh và kiện toàn mô hình tổ chức của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost) sau khi tách ra khỏi VNPT đạt hiệu quả tốt; ban hành Đề án Tái cơ cấu Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC giai đoạn 2012-2015 và tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện. Đặc biệt, song song với việc chỉ đạo kiện toàn bộ máy lãnh đạo VNPT, Bộ đã tập trung xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án tái cơ cấu VNPT.

Công tác hợp tác quốc tế được chú trọng với nhiều hoạt động trao đổi đoàn, thúc đẩy quan hệ thương mại; tích cực tham gia đàm phán Hiệp định TPP, Việt Nam - EU, ITA2, rà soát việc thực hiện các chính sách thương mại theo cam kết với WTO; ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác, triển lãm sách, ảnh, tuần phim, phát hành các bộ tem chung kỷ niệm việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước.

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son

Nếu trong năm 2012, điểm sáng trong kết quả công tác của toàn ngành là kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông, CNTT thì năm 2013, đâu là kết quả nổi bật, thưa Bộ trưởng?

Như đã nói ở trên, năm 2013 tiếp tục là một năm đầy khó khăn đối với kinh tế đất nước. Hàng loạt doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực lâm vào tình trạng trì trệ, thua lỗ, cầm chừng hoặc phá sản. Trong bối cảnh đó, cũng như năm 2012, kinh tế ngành TT&TT năm 2013 vẫn phát triển tương đối tốt và góp phần đáng kể vào tăng trưởng chung. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ước tính kim ngạch xuất khẩu năm 2013 về điện thoại các loại và linh kiện đạt 22,7 tỉ USD, tăng 78,8% so với năm 2012; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 11,2 tỉ USD, tăng 41,8% so với năm 2012. Như vậy, giá trị xuất khẩu của nhóm ngành CNTT&TT đạt 33,9 tỷ USD, chiếm 25,64% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2013 của cả nước là 132,2 tỷ USD. CNTT đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn có tốc độ tăng trưởng và hiệu quả cao, đóng góp trực tiếp hơn 7% GDP của đất nước.

Riêng 2 tập đoàn kinh tế chủ lực của ngành TT&TT là VNPT và Viettel năm 2013 vẫn giữ được vai trò tiên phong phát triển với kết quả kinh doanh ấn tượng. VNPT ước đạt tổng doanh thu 119.000 tỷ đồng, bằng 102,53% so với năm 2012. Nộp ngân sách nhà nước đạt 7.894 tỷ, bằng 100,47% so với năm 2012. Tổng lợi nhuận toàn Tập đoàn ước đạt 9.265 tỷ, bằng 179,09% so với năm 2012.

Viettel ước đạt tổng doanh thu 162.886 tỷ đồng, tăng 15,2% so với năm 2012. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 26.413 tỷ đồng, tăng 25,2% so với năm 2012. Nộp ngân sách Nhà nước ước thực hiện 17.586 tỷ đồng, tăng 19,4%.

Như vậy, trong tổng thu ngân sách nhà nước từ khu vực doanh nghiệp nhà nước năm 2013 là 174,2 nghìn tỷ đồng, thì đóng góp của VNPT và Viettel đạt khoảng trên 25 nghìn tỷ đồng, chiếm  trên 14%. Kết quả này thực sự là điểm sáng nổi bật và là đóng góp hết sức quan trọng, có ý nghĩa đối với nguồn thu ngân sách của nhà nước.

Trong bài báo được coi là Thông điệp năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa được các báo đăng tải, Thủ tướng đã đánh giá: “Động lực mà những cải cách trước đây tạo ra đã không còn đủ mạnh để thúc đẩy đất nước phát triển. Đây là lúc chúng ta cần có thêm động lực để lấy lại đà tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững. Nguồn động lực đó phải đến từ Đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân”. Thủ tướng cũng nhấn mạnh 3 nội dung cần thực hiện để phát huy nguồn động lực mới, đó là: mở rộng dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Từ góc độ vai trò và nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ TT&TT, xin Bộ trưởng cho biết những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ nhằm triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng trong năm 2014?

Thông điệp năm 2014 của Thủ tướng chính là những nội dung chỉ đạo cơ bản mà Chính phủ, Lãnh đạo Đảng và Nhà nước gửi đến toàn dân và cả hệ thống chính trị. Với những nội dung quan trọng được nêu trong đó, tôi cho rằng, tầm nhìn của Thông điệp không chỉ cho năm 2014 mà còn xuyên suốt trong những năm tới.

Trong phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2014 của Bộ TT&TT vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng cho rằng: có thể ví công cuộc đổi mới của chúng ta đến thời điểm này như một chiếc lò xo đã giảm sức bật. Nhiệm vụ của chúng ta là phải tìm động lực mới để tăng sức bật cho nó.

Vậy động lực mới cho giai đoạn phát triển tới đây của ngành TT&TT nằm ở đâu? Tôi cho rằng, chúng ta phải bám sát vào những quan điểm chỉ đạo đã được nêu trong Thông điệp năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, thể hiện cho được những quan điểm này khi triển khai mọi hoạt động của ngành TT&TT. Ở đây, tôi muốn nhấn mạnh tới một số nhiệm vụ cụ thể mà chỉ bằng cách quán triệt quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thì ngành TT&TT mới có thể tạo được xung lực phát triển mới.

Thứ nhất, đối với lĩnh vực CNTT, thực hiện  nhiệm vụ của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ giao, Bộ TT&TT đang xây dựng dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về ứng dụng và phát triển CNTT nhằm thay thế Chỉ thị số 58 năm 2000 của Bộ Chính trị về Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ CNH-HĐH đất nước. Chỉ thị 58 xác định CNTT là một trong những động lực quan trọng nhất của phát triển, yêu cầu năng lực quản lý phải theo kịp sự phát triển, xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp, thiết lập thị trường viễn thông cạnh tranh lành mạnh. Quan điểm chỉ đạo mang tính đột phá đã có tác động như một cú huých, tạo động lực mạnh mẽ cho sự bùng nổ của CNTT, viễn thông nước nhà trong hơn 1 thập kỷ qua.

Bước vào thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21, CNTT trong nước và thế giới đã có bước phát triển vượt bậc và đổi thay căn bản trên mọi phương diện so với thập kỷ trước, yêu cầu của hội nhập sâu rộng và nhu cầu chất lượng phát triển KT-XH cũng đặt ra những yêu cầu mới đối với CNTT.  Việc tạo động lực mới thông qua cơ chế, chính sách nhằm giúp CNTT tiếp tục phát huy sức mạnh thúc đẩy sự phát triển đất nước đã trở thành yêu cầu tất yếu. Dự thảo Nghị quyết mới của Bộ Chính trị về CNTT mà Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã trình Bộ Chính trị xác định CNTT là nền tảng quan trọng của phương thức phát triển mới, là trục kết nối quan trọng quyết định việc thực hiện thành công 3 đột phá chiến lược mà Đại hội XI của Đảng đã đề ra...

Cùng với việc xây dựng dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNTT, Bộ TT&TT cũng đang tích cực phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan tham mưu cho Chính phủ trong việc thành lập Ủy ban Quốc gia về CNTT với vai trò, chức năng, quyền hạn rộng hơn và mạnh hơn.

Ngoài ra, dự án Luật An toàn thông tin, một dự án luật quan trọng trong kế hoạch xây dựng luật của Quốc hội khóa XIII mà Bộ TT&TT được giao chủ trì soạn thảo cũng sẽ được triển khai tích cực, đúng tiến độ trong năm 2014 nhằm đáp ứng yêu cầu tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm an toàn thông tin mạng, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống các hoạt động tội phạm, bảo vệ an toàn thông tin của các tổ chức, cơ quan và cá nhân. Luật An toàn thông tin được ban hành sẽ góp phần tạo lập được môi trường mạng an toàn và tin cậy, qua đó thúc đẩy ứng dụng sâu rộng CNTT trong mọi hoạt động phát triển KT-XH.

Như vậy, Nghị quyết của Bộ Chính trị về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNTT, Luật An toàn thông tin, cùng với Ủy ban Quốc gia về CNTT là cơ hội để chúng ta tạo ra những động lực mới mạnh mẽ trong cơ chế, chính sách và công tác chỉ đạo, điều hành nhằm thực hiện thành công Nghị quyết số 13 về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, trong đó có hạ tầng TT&TT...

Thứ 2, về tổ chức thị trường, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực TT&TT, việc xây dựng và tổ chức thực hiện các Quy hoạch trong lĩnh vực viễn thông, Internet, phát thanh truyền hình và báo chí đang là cơ hội tăng cường áp dụng cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, hình thành các tổ chức kinh tế mạnh trong nước và đủ sức vươn ra thị trường khu vực và thế giới, nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác các nguồn lực. 

Trên thực tế, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost) và Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện VTC sẽ phải tiếp tục triển khai công tác tái cơ cấu, hoàn thiện hệ thống quản trị doanh nghiệp theo mô hình tiên tiến, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đối với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT, ngay sau khi Đề án Tái cơ cấu Tập đoàn được Thủ tướng phê duyệt, VNPT sẽ phải triển khai quyết liệt để “lột xác”, để thành một Tập đoàn thực sự năng động và hiệu quả hơn trước, tiếp tục phát huy tốt vai trò Tập đoàn kinh tế chủ lực trong lĩnh vực TT&TT. Trong quá trình tái cơ cấu này, chắc chắn phát huy dân chủ, tăng quyền chủ động, tự chủ cho cơ sở, từ đó sẽ tạo ra động lực mới cho phát triển và tăng trưởng bền vững.

Thứ 3, trong lĩnh vực báo chí, Luật Báo chí hiện hành được ban hành từ năm 1989, đến nay đã bộc lộ nhiều bất cập trong bối cảnh báo chí nước nhà đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, loại hình, phương tiện, phong cách, đối tượng... cùng với sự phát triển của CNTT, Internet và sự bùng nổ thông tin trên phạm vi toàn cầu. Vì vậy, hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí cho phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới sẽ tạo điều kiện cho việc xây dựng một nền báo chí phát triển hiện đại, năng động, đúng định hướng của Đảng và Nhà nước. Dự án Luật Báo chí sửa đổi theo đề xuất của Bộ TT&TT đã được Chính phủ và Quốc hội đồng ý đưa vào Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh khóa  XIII. Nhiệm vụ của Bộ trong năm 2014 là khẩn trương triển khai công tác nghiên cứu, soạn thảo, hoàn thiện dự án Luật để trình Chính phủ và Quốc hội đúng tiến độ.

Cùng với dự án Luật Báo chí sửa đổi, Quy hoạch báo chí và phát thanh truyền hình trong cả nước đến năm 2020 cũng sẽ được xem xét thông qua trong thời gian tới. Với mục tiêu sắp xếp lại hệ thống cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình toàn quốc một cách khoa học, hợp lý, tránh chồng chéo, trùng lặp, bảo đảm hiệu quả các nguồn lực đầu tư, Quy hoạch sau khi được ban hành hy vọng sẽ giúp báo chí phát triển bền vững, giúp cho báo chí phát huy cao nhất vai trò và sứ mệnh cách mạng của mình trên mặt trận văn hóa - tư tưởng.

Bên cạnh mảng nhiệm vụ lớn mà Bộ trưởng vừa nhấn mạnh với cơ hội tạo động lực mới về cơ chế, chính sách phát triển, trong năm tới, Bộ TT&TT còn phải triển khai những nhiệm vụ gì để góp phần thực hiện các mục tiêu chung mà Thủ tướng Chính phủ đã đề ra?

 Những lĩnh vực mà tôi vừa nêu ở trên là những trọng điểm về xây dựng cơ chế, chính sách và chỉ đạo điều hành của Bộ TT&TT trong năm 2014. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải tập trung sức lực, trí tuệ hoàn thành một số nhiệm vụ cơ bản sau nhằm góp phần thực hiện những quan điểm chỉ đạo trong Thông điệp năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ:

Trước hết, tập trung sức hoàn thiện hành lang pháp lý quản lý ngành, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường trong lĩnh vực TT&TT, với các nội dung cụ thể:

- Triển khai thực hiện nghiêm túc các luật, nghị định, thông tư, quy hoạch, chiến lược, đề án... đã được ban hành, bảo đảm tính nghiêm minh và hiệu quả của pháp luật và các quyết định quản lý nhà nước đã có hiệu lực, bảo đảm tinh thần thượng tôn pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước.

- Thường xuyên xem xét, rà soát nhằm phát hiện những điểm bất hợp lý, lạc hậu, bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời sửa đổi hoặc kiến nghị bổ sung, sửa đổi, thay thế, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả, hiệu lực của pháp luật, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn quản lý nhà nước.

- Tích cực triển khai công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời những sai phạm, lệch lạc trong các hoạt động trong lĩnh vực TT&TT, bảo đảm các lĩnh vực TT&TT phát triển lành mạnh, đúng định hướng, đặc biệt là bảo đảm cho thị trường viễn thông, CNTT cạnh tranh lành mạnh theo đúng quy luật của kinh tế thị trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp và nhà nước, bảo đảm doanh nghiệp và thị trường phát triển cân đối, bền vững.

- Chỉ đạo báo chí và các cơ quan truyền thông đại chúng tăng cường công tác thông tin, truyền thông về Hiến pháp mới, tập trung phân tích, làm nổi bật những chế định mới về dân chủ, pháp quyền, nhân quyền trong Hiến pháp để nhân dân hiểu rõ và thực hiện. Với vai trò vừa là công cụ thông tin truyền thông của Đảng và Nhà nước, vừa là diễn đàn của nhân dân, báo chí cần đề cao trách nhiệm công dân, góp phần đắc lực vào việc thực thi quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin của người dân đã được quy định trong Hiến pháp, đấu tranh chống lại những hiện tượng chuyên quyền, độc đoán, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, đấu tranh chống tham nhũng, góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, hiệu quả, nâng cao ý thức làm chủ của nhân dân, xây dựng bầu không khí dân chủ, minh bạch trong xã hội.

Trước thềm năm mới 2014 và đón Xuân Giáp Ngọ, Bộ trưởng có lời chúc gì đối với toàn ngành TT&TT và bạn đọc?

Thay mặt Ban Cán sự Đảng và Lãnh đạo Bộ TT&TT, tôi nhiệt liệt biểu dương những cố gắng và thành tích, kết quả của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong toàn ngành. Nhân dịp năm mới 2014 và đón Xuân Giáp Ngọ, tôi thân ái gửi đến các đồng chí cán bộ lão thành, hưu trí, công chức, viên chức, nhân viên, người lao động, các em học sinh, sinh viên đang công tác, học tập trong ngành TT&TT và đông đảo bạn đọc Báo Bưu điện Việt Nam cùng gia đình lời chúc năm mới: Sức khỏe – Hạnh phúc – An khang – Thịnh vượng, chúc ngành TT&TT của chúng ta năm mới tiếp tục gặt hái được nhiều thành công mới.

Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Hai tập đoàn kinh tế chủ lực của ngành TT&TT là VNPT và Viettel trong năm 2013 vẫn giữ được vai trò tiên phong phát triển với kết quả kinh doanh ấn tượng. VNPT ước đạt tổng doanh thu 119.000 tỷ, bằng 102,53% so với năm 2012. Nộp ngân sách nhà nước đạt 7.894 tỷ, bằng 100,47% so với năm 2012. Tổng lợi nhuận toàn Tập đoàn ước đạt 9.265 tỷ, bằng 179,09% so với năm 2012.

Viettel ước đạt tổng doanh thu 162.886 tỷ đồng, tăng 15,2% so với năm 2012. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 26.413 tỷ đồng, tăng 25,2% so với năm 2012. Nộp ngân sách Nhà nước ước thực hiện 17.586 tỷ đồng, tăng 19,4%.

Đăng Vũ

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !