Phái đoàn hạt nhân LHQ đến Iran điều tra

Trước tình hình căng thẳng leo thang, Iran cuối cùng cũng đã chịu đấu dịu, cho phép các thanh tra hạt nhân của Liên Hợp Quốc đã đến Tehran để điều tra chương trình hạt nhân. Truyền thông Iran thì cáo buộc các thanh sát viên đến nước này chỉ để thu thập thông tin tình báo cho phương Tây.

Phái đoàn hạt nhân LHQ đến Iran điều tra

Iran đề nghị đàm phán hạt nhân

Mỹ: "Sẽ chặn Iran bằng mọi giá"

Iran triệu tập Đại sứ Đan Mạch để "xả"

Phái đoàn hạt nhân LHQ đến Iran điều tra

Ông Herman Nackaerts, trưởng phái đoàn của IAEA đến Iran.

Phái đoàn hạt nhân của Liên Hợp Quốc gồm hai chuyên gia kỳ cựu về vũ khí: Jacques Baute của Pháp và Neville Whiting của Nam Phi. Hai ông đã đề xuất phía Iran chuẩn bị thảo luận về một số vấn đề liên quan đến cáo buộc đối với chương trình hạt nhân của nước này.

Dẫn đầu phái đoàn của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA là phó tổng giám đốc Herman Nackaerts, người phụ trách về vấn đề hạt nhân Iran và ông Rafael Grossi, cánh tay phải của Yukiya Amano, chủ tịch IAEA.

Không như những lần khác, lần này trước chuyến đi đến Tehran, ông Nackaerts đã thẳng thừng thúc giục Iran phải hợp tác với phái đoàn của ông để điều tra về các cáo buộc rằng nước này đang chế tạo vũ khí nguyên tử. Điều đó cho thấy IAEA rất coi trọng vấn đề hạt nhân của Tehran.

Trong 3 năm qua, Tehran đã từ chối thảo luận về các cáo buộc trên và cho rằng chúng được dựa trên “những tài liệu làm giả” do “một số quốc gia ngạo mạn” cung cấp – Iran vẫn dùng “các quốc gia ngạo mạn” để ám chỉ Mỹ và các đồng minh của mình.

Trước khi đến Tehran, ông Nackaerts phát biểu tại sân bay Viên, Áo rằng ông hi vọng Iran “sẽ hợp tác chặt chẽ với chúng tôi về tất cả các điểm đáng lo ngại”.

“Chúng tôi mong chờ cuộc đối thoại được bắt đầu. Và cuộc đối thoại này đáng lẽ phải được tiến hành từ lâu rồi”, ông nói.

Một dấu hiệu cho thấy những khó khăn mà phái đoàn hạt nhân sẽ đối mặt cũng như những căng thẳng xung quanh chương trình hạt nhân của Iran là việc hàng chục người Iran theo đường lối cứng rắn đã mang ảnh của chuyên gia hạt nhân Iran, Mostafa Ahmadi Roshan và đứng chào đón phái đoàn tại sân bay Imam Khomeini ở Tehran.

Cơ quan tin tức chính thức của Iran IRNA xác nhận đoàn đã đến nơi và cho hay các chuyên gia của IAEA có lẽ sẽ đến thăm cơ sở làm giàu uranium gần thành phố Qom, cách thủ đô Tehran 130km về phía nam.

Trong 3 ngày ở Iran, phái đoàn của IAEA hi vọng sẽ được phép nói chuyện với các nhà khoa học then chốt của Iran được cho là đang tham gia vào chương trình chế tạo vũ khí, kiểm tra các tài liệu liên quan đến công việc đó và đảm bảo rằng giới chức Iran sẽ cam kết cho phép các chuyến thăm khác trong tương lai đến các cơ sở hạt nhân. Nhưng chỉ riêng việc quyết định thảo luận về các cáo buộc trên cũng là một bước tiến lớn của Iran vì thông thường nước này chỉ đơn giản là từ chối đàm phán về các vấn đề đó.

Hoa Kỳ và đồng minh vẫn muốn Iran dừng hoạt động làm giàu uranium mà họ lo ngại là sẽ giúp nước này đạt được nguyên liệu để chế tạo vũ khí hạt nhân. Iran thì vẫn tuyên bố chương trình của mình chỉ phục vụ mục đích hòa bình, như sản xuất điện và giúp điều trị ung thư.

Iran vẫn cáo buộc IAEA đã để lộ thông tin an ninh về các nhà khoa học hạt nhân của Iran và gia đình họ khiến họ có nguy cơ bị Mỹ và Israel ám sát.

Truyền thông Iran cho hay Roshan, một chuyên gia về hóa học và lãnh đạo cơ sở làm giàu uranium Natanz đã bị ám sát bằng bom hồi đầu tháng 1, trước đó đã từng được các thanh sát viên IAEA phỏng vấn.

Giới truyền thông Iran còn thúc giục chính phủ phải cảnh giác và cho rằng một số thanh sát viên IAEA là “gián điệp”.

Tùng Lâm

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !