PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu mong đàn ông Việt vượt qua áp lực giới, ngày càng đàng hoàng hơn

Ngày 24/11, tại Hà Nội đã diễn ra sự kiện diễn đàn "Đồng hành cùng nam giới và trẻ em trai trong việc giảm thiểu áp lực liên quan đến vai trò giới truyền thống”.

Sự kiện do Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) phối hợp với Diễn đàn kết nối nam giới vì bình đẳng giới và phát triển bền vững (VNMENNET) tổ chức. Hoạt động nhằm hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới 15/11 – 15/12 và Chiến dịch toàn cầu 16 ngày 'Đoàn kết hành động chấm dứt bạo lực giới'.

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu nêu ý kiến tại diễn đàn.

Phát biểu tại diễn đàn, PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Chủ tịch ban điều hành VNMENNET cho rằng, ngày nay dẫu có nhiều áp lực nhưng mong đàn ông Việt Nam “ngày càng trở nên đàng hoàng hơn, đủ sự tự tin". 

Để làm được điều này, ông Hiếu cũng nhấn mạnh vai trò không nhỏ của phụ nữ. Theo đó, chị em hãy cố gắng tạo điều kiện để đàn ông trở nên đàng hoàng hơn.

Ông Hiếu đưa ví dụ: "Đi chơi về muộn, người ta muốn giấu lại cứ hỏi uống với ai, làm gì… nên tự nhiên người đàn ông lại nói dối, thành ra yếu thế. Vậy nên là phải làm sao để mọi người cùng nhau sống trong cuộc sống đàng hoàng, có niềm tin với nhau, trao yêu thương, giúp đỡ nhau vượt khó khăn". 

Trong khi đó, ông Hồ Phú Thanh, Chủ nhiệm CLB Nam giới tiên phong Đà Nẵng cho biết, qua thực tế ở địa bàn nơi mình sinh sống, tình trạng bạo lực gia đình xảy ra ở những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn. Mâu thuẫn nảy sinh khi cơm, áo, gạo, tiền đeo bám những gia đình ấy.

Theo ông Thanh, bạo lực cũng từ đó mà phát sinh, đặc biệt hay gặp ở những nhóm đàn ông nghiện rượu. Thế nhưng nhiều khi phụ nữ vẫn mang nặng tư tưởng “xấu chàng, hổ thiếp”, chấp nhận cam chịu.

“Vì thế, có những khi nhận được tin chị H. bị chồng đánh, thành viên anh em trong CLB xuống ngay để can thiệp. Nhưng đến nơi, người vợ lại khăng khăng bảo “làm gì có chuyện đó”. Điều này khiến cho tình trạng bạo lực gia đình không giảm. Thời gian vừa qua, địa phương chúng tôi đã buộc phải cưỡng chế, đưa đi cải tạo tập trung trường hợp đánh đập vợ con”, ông Thanh cho hay.

Từ thực tế này, ông Thanh cho rằng việc cần bàn ở đây là trách nhiệm của người phụ nữ. Khi bạo lực gia đình xảy ra, phụ nữ có dám đứng lên tố cáo chồng hay không? Chồng đi nhậu tối về đánh tím mặt, tím người nhưng sáng mai có dám đứng ra tố cáo không hay sợ xấu hổ?...

Ngoài đồng tình với khái niệm "đàn ông đàng hoàng”, TS Trần Kiên, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) cho biết thêm, tình trạng bạo lực trên cơ sở giới diễn ra không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu. Thực trạng này càng trầm trọng hơn trong thời gian diễn ra đại dịch.

Theo một khảo sát của ISDS trên 300 phụ nữ ở Hà Nội trong thời kỳ đại dịch, có đến 93% phụ nữ được phỏng vấn cho biết có trải nghiệm một trong các hình thức bạo lực không chỉ về thể xác mà còn tinh thần, kinh tế, thậm chí tình dục.

Vì vậy TS Trần Kiên cho biết đây là tình trạng đáng quan ngại và cần có những biện pháp, hành động mạnh mẽ, quyết liệt, nhanh chóng để giải quyết tình trạng này. Hiện nay có nhiều nhóm nam giới chung tay giải quyết tình trạng bạo lực trên cơ sở giới như CLB Nam giới tiên phong Đà Nẵng, chiến dịch "Hôn nhân không khuôn mẫu", "Làm cha là thế"… và đã thu về những kết quả rất tích cực.

Theo ông Kiên, việc những người nam giới dạy nhau cách tôn trọng vợ hơn, dạy nhau cách vào bếp, hay cùng nhau chia sẻ việc nhà thực sự có ý nghĩa trong đời sống gia đình. "Đừng nghĩ chữ bình đẳng giới là cái gì to tát, hãy bắt đầu từ những điều nhỏ bé nhất như thế", ông Kiên nói.

N. Huyền 

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Anh em ruột muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp, đừng nói về 2 điều này

Anh chị em trong nhà cũng cần phải biết một số quy luật ngầm giúp giữ cho mối quan hệ được tốt đẹp.

Cô gái 21 tuổi lấy chồng, 2 năm sau thành góa phụ, gồng gánh nuôi con song sinh

Cô gái Bình Định lấy chồng vào năm 21 tuổi và sinh đôi bé gái. Nhưng 2 năm sau, cô trở thành góa phụ, phải gồng gánh nuôi con, ngày đêm nhớ thương chồng.

Chồng tự dưng hết mực chăm sóc mẹ vợ, biết lý do tôi lập tức đưa bà về quê

Người ta nói “Không ai tốt với người khác mà không có lý do, ngoại trừ cha mẹ của họ” thật chẳng sai chút nào và câu chuyện của tôi là một minh chứng.

Trương Ngọc Ánh: Giờ tôi không có người nối nghiệp!

Trương Ngọc Ánh chia sẻ: "Con gái tôi xinh đẹp, chân dài, hát được, nhảy rất đẹp, diễn tốt lại không theo nghề của bố mẹ mà học làm dược sĩ. Giờ tôi không có người nối nghiệp".

Diễn viên Thu Quỳnh tuyên bố không làm đám cưới, không muốn tái hôn

Thu Quỳnh cho biết cô quyết định làm mẹ đơn thân, không kết hôn và không làm đám cưới và đó là lựa chọn của nữ diễn viên 'Về nhà đi con'.

Lã Thanh Huyền gửi lời ngọt ngào kỷ niệm 18 năm bên chồng đại gia

Với Lã Thanh Huyền, có được một người bạn đời như chồng mình là hạnh phúc lớn nhất của cô.

Đang cập nhật dữ liệu !