PGS Nguyễn Trường Sơn: Dịch Covid-19 ở Đà Nẵng vẫn trong kịch bản kiểm soát
Chỉ trong vòng 1 tuần số ca nhiễm Covid-19 đã gần lên 100 ca đặc biệt sau 12h từ chiều 30/7 đến sáng 31/7, Việt Nam đã ghi nhận thêm 45 ca nhiễm Covid-19.
Giai đoạn dịch này được các chuyên gia đánh giá phức tạp hơn lần trước, chủng virus mới có tốc độ lây lan khá nhanh. Nếu như ổ dịch ở Bạch Mai chỉ khoanh vùng trong công ty Trường Sinh, các khoa phòng xuất hiện ca nhiễm nhưng F1 đều âm tình thì ở Đà Nẵng hoàn toàn ngược lại.
Không chỉ tốc độ lây nhanh hơn, ca nhiễm ở Đà Nẵng đều tiên lượng nặng do rất nhiều bệnh nhân có bệnh lý nền thậm chí 3,4 bệnh lý nền sẵn có.
PGS Nguyễn Trường Sơn, thứ trưởng Bộ Y tế cho biết dịch lần này phức tạp hơn. Số ca bệnh nặng so với lần trước nhiều hơn. Chỉ riêng số ca thở máy và ECMO đã bằng giai đoạn 1.
GS Sơn cho biết, ngoài dành nguồn lực phòng chống dịch trong cộng đồng thì Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 và UBND Đà Nẵng đều sát sao với công tác điều trị các bệnh nhân. Tiểu ban điều trị Covid-19 họp mỗi ngày 1 lần để cập nhật những diễn biến mới nhất cho các bệnh nhân nếu có chuyển biến xấu.
Hiện nay, Tiểu ban điều trị Covid-19 quyết định chuyển 1 số bệnh nhân nặng sang BV Trung ương Huế để giảm bớt nồng độ dịch và quả tải cho Bệnh viện Đà Nẵng.
PGS Sơn cho biết trước số ca bệnh nặng và các ca lây lan tăng lên, cộng đồng không nên quá hoang mang. Dịch ở Đà Nẵng đã nằm trong kịch bản xây dựng.
Theo PGS Sơn thứ nhất trong giai đoạn 1 chúng ta đã có kịch bản tới 3000 ca bệnh nhưng đến giờ chỉ hơn 500 ca. Tất cả vẫn nằm trong kịch bản. Chúng ta có các kịch bản sẵn và hiện giờ Bộ Y tế cũng tiếp tục chi viện cho Đà Nẵng, đến nay đã có 6 đội phản ứng nhanh hỗ trợ Đà Nẵng từ phòng chống dịch tới điều trị cho các bệnh nhân Covid-19.
Thứ hai, hiện Bệnh viện Đà Nẵng quá tải điều trị không chỉ bệnh nhân Covid-19 mà còn bệnh nhân thường. Vì vậy, tất cả hệ thống thiết bị hiện đại của Đà Nẵng cần như máy thở, hệ thống ECMO, máy lọc thận chậm, quả lọc Cytokine để dành cho bệnh nhân bị Cơn bão Cytokine đều được nhanh chóng chuyển vào Đà nẵng để sẵn sàng cho số ca nhiễm lớn hơn.
Còn PGS Trần Đắc Phu – nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng, Bộ Y tế cho biết sự trở lại dịch Covid -19 và khởi nguồn ca đầu tiên tại Tp. Đà Nẵng không phải là điều bất ngờ mà có nằm trong dự liệu của mình. Bởi trong tình hình dịch Covid vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trong suốt thời gian qua.
Khi dịch xảy ra tại Đà Nẵng, chúng ta vào cuộc 1 cách quyết liệt vì đã có kịch bản từ trước. PGS Phu cho biết tất cả đều có kịch bản và sẵn sàng ứng phó.
Chính phủ chỉ đạo liên tục, Ban Chỉ đạo quốc gia họp liên tục để quyết sách kịp thời. Bộ Y tế đã huy động đội mạnh nhất, những chuyên gia đầu ngành vào phòng chống dịch như: Điều tra giám sát dịch; Xét nghiệm; Đội điều trị… Hiện chúng ta đang huy động tổng lực tinh nhuệ nhất vào dập dịch ở Đà Nẵng.
PGS Phu cho rằng trong 14 ngày tới, Đà Nẵng sẽ tiếp tục có ca nhiễm. Nhưng hiện các ca mới đều được khoanh vùng trong các BV ở Đà Nẵng nên hi vọng không phát sinh thành ổ dịch lớn vì chúng ta thực hiện quây tốt. Quan điểm dịch đến đâu, dập đến đấy để cho nó không bùng cháy.
Sau Đà Nẵng, những ngày nay đã xuất hiện một số ca bệnh tại các địa phương khác, đó là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, những người từ Đà Nẵng về cần chủ động cách ly theo dõi sức khỏe, tránh tiếp xúc với nhiều người đặc biệt với người cao tuổi; thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể.
Nếu cách ly tại nhà thì tốt nhất không nên dùng chung điều hòa với gia đình, mở cửa tạo sự thông thoáng bởi trong điều kiện kín, lạnh, không thông gió, virus dẽ lây lan nhiều hơn.
Khánh Chi