Palestine đệ đơn xin gia nhập Toà án hình sự Quốc tế
Động thái này của Palestine đã khiến leo thang căng thẳng với Israel và có thể dẫn đến việc cắt giảm hỗ trợ của Mỹ.
Quan sát viên thường trực của Palestine tại Liên Hợp Quốc, ông Riyad Mansour, và phát ngôn viên của Liên Hợp Quốc Farhan Haq xác nhận việc bàn giao văn kiện ngoại giao tại trụ sở Liên Hiệp Quốc.
Quan sát viên thường trực của Palestine tại Liên Hợp Quốc, ôngRiyad Mansour phát biểu trước báo giới sau cuộc họp nửa đêm của Hội đồng Bảo an tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, ngày 28/7/2014 |
Ông Mansour cho hay: "Đây là một bước rất quan trọng; là một lựa chọn mà chúng tôi đang tìm kiếm để mang lại công lý cho tất cả các nạn nhân đã thiệt mạng dưới tay Israel".
Văn phòng báo chí của Liên Hiệp Quốc công bố Palestine đã gửi tài văn bản xin gia nhập 16 công ước quốc tế. Văn phòng này cũng bổ sung: "Các tài liệu đang được xem xét nhằm xác định các bước phù hợp tiếp theo".
Trong khi Tổng thống Barack Obama ủng hộ một nhà nước Palestine độc lập là láng giềng của Israel, các quan chức Mỹ lại đưa ra lập luận chống lại động thái này.
"Chúng tôi đang gặp rắc rối sâu sắc do động thái đề xuất gia nhập ICC của Palestine", dẫn lời một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao. Ông cũng cho biết thêm: "Chắc chắn chúng tôi sẽ có động thái liên quan đến hành động của Palestine, nhưng chúng tôi vẫn đang xem xét", ông ám chỉ viện trợ của Mỹ cho chính quyền Palestine.
Mỗi năm, Washington viện trợ cho nền kinh tế Palestine 400 triệu USD. Theo luật pháp Mỹ, khoản viện trợ này sẽ bị cắt bỏ nếu Palestine sử dụng quyền thành viên tại ICC để thực hiện tuyên bố chống lại Israel.
Tòa án Hague thường xem xét các trường hợp phạm tội nghiêm trọng và tội phạm chiến tranh chống lại nhân loại, như diệt chủng.
Theo Quy chế Rome, sau 60 ngày kể từ khi đệ trình văn kiện xin gia nhập lên Liên Hợp Quốc tại New York, Palestine sẽ trở thành một bên tại tòa.
Động thái của ICC mở đường cho tòa án này có thẩm quyền đối với hành vi tội phạm bị cáo buộc tại vùng đất của Palestine, và điều tra hành vi của cả hai nhà lãnh đạo Israel và Palestine trong suốt hơn một thập kỷ, liên quan đến cuộc xung đột đẫm máu của hai bên. Cả Israel và Mỹ đều không phải thành viên của ICC.
Tổng thống Palestine Mahmud Abbas |
Ông Mansour cho biết, Palestine cũng đã chính thức yêu cầu ICC truy tố "Tội ác gây ra trong cuộc chiến gần đây ở dải Gaza". Ông đề cập đến cuộc chiến kéo dài 50 do Israel tiến hành nhằm chống lại các chiến binh Hamas ở Dải Gaza mùa hè năm ngoái.
Hơn 2.100 người Palestine, 67 binh sĩ Israel và 6 dân thường Israel đã thiệt mạng trong cuộc chiến tranh hồi tháng 7 – tháng 8 năm ngoái.
Về mối đe dọa cấm vận của Mỹ do Palestine gia nhập ICC, Mansour cho biết: "Thực sự là khó hiểu khi bạn bị trừng phạt chỉ vì bạn tìm kiếm công lý thông qua một phương pháp hợp lý".
Hôm thứ Năm (1/1), Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khẳng định động thái của Tổng thống Mahmoud Abbas sẽ khiến người Palestine bị truy tố do hỗ trợ cho cho tổ chức mà ông gọi là nhóm Hồi giáo khủng bố Hamas. Ông tuyên bố sẽ đối phó với bất kỳ động thái nào chống lại Israel.
"Chúng tôi sẽ thực hiện các bước cần thiết để đáp trả và bảo vệ binh sĩ của Israel", trích lời ông Netanyahu trong một tuyên bố.
Ông Silvan Shalom, Bộ trưởng cơ sở hạ tầng và hợp tác khu vực của Israel, thông tin với kênh truyền hình Two của Israel rằng hành động của Palestine đã vi phạm hiệp định Oslo, và điều này có thể khiến Israel cẩn trọng hơn trong bất cứ thoả thuận nào với Palestine trong tương lai.
Tuy nhiên, bản thân ông Netanyahu cũng không coi trọng tiến trình hòa bình Oslo, và gọi đây là hiệp định không hoàn thiện.
Các hiệp ước ký đã được ký kết khác mà Palestine bàn giao cho Liên Hợp Quốc bao gồm công ước của Liên Hợp Quốc về chống tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, hai nghị định thư bổ sung liên quan đến Công ước Geneva và Công ước về bom chùm.
Hôm thứ Tư (31/12/2014), Chính quyền Palestine đã ký Quy chế Rome, chỉ 1 ngày sau nỗ lực của quốc gia này để được công nhận là nhà nước độc lập vào năm 2017 bất thành tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Palestine mong muốn thiết lập một nhà nước có chủ quyền ở Gaza, Bờ Tây và Đông Jerusalem - vùng đất hiện Israel chiếm đóng trong cuộc chiến Trung Đông năm 1967.
Động lực cho Palestine để được công nhận là một nhà nước độc lập khởi nguồn từ năm 2012, khi ông Abbas thành công trong nỗ lực được công nhận là nhà nước quan sát viên tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, khiến người Palestine đủ điều kiện để gia nhập ICC.
Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin Reuters (Anh), một trong những hãng tin lớn nhất thế giới. Reuters cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ họa và video cho rất nhiều tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông khác trên toàn thế giới.