Osin Campuchia vừa tới Singapore vừa 'run'

Mặc dù chính phủ Campuchia khẳng định người lao động nước này làm Osin ở nước ngoài sẽ được bảo vệ trước nạn lạm dụng, nhưng các rủi ro vẫn luôn rình rập.

Thol Srey Mach là một trong số 400 phụ nữ tham gia vào chương trình thử nghiệm gửi người lao động Campuchia sang Singapore làm nghề giúp việc.

Osin Campuchia vừa tới Singapore vừa 'run' - ảnh 1

Dư luận bàng hoàng trước các vụ lạm dụng người giúp việc ở châu Á.

Theo tờ Guardian (Anh), hiện ở Singapore có hơn 200.000 người làm nghề giúp việc và nếu chương trình thử nghiệm này diễn ra suôn sẻ, Campuchia sẽ là nguồn cung lao động mới đáp ứng nhu cầu người giúp việc rất lớn của quốc đảo này.

Srey Mach, 26 tuổi, và hàng chục phụ nữ trẻ khác đã chuẩn bị các kĩ năng giúp việc bằng cách học lau sàn nhà, tắm cho búp bê nhựa và học tiếng Anh tại một trung tâm giới thiệu việc làm ở Campuchia.

Nếu không sang Singapore giúp việc, những người phụ nữ này có thể làm việc trong một nhà máy may với mức thu nhập khoảng 75USD/tháng.

Theo các trung tâm môi giới, Srey Mach, người từng làm việc ở Malaysia, có thể kiếm được khoảng 360 USD/tháng ở Singapore, mặc dù mức lương của chị xét đến cùng vẫn phụ thuộc vào “các yếu tố thị trường”.

Năm 2011, chính phủ Campuchia đã dừng gửi các công nhân sang Malaysia sau một loạt bê bối lạm dụng nhân quyền như người giúp việc bị giam cầm, đánh đập và lạm dụng tình dục. Hai trung tâm môi giới Campuchia tham gia vào chương trình gửi người lao động đi Singapore đã bị cáo buộc có dính líu tới các vụ việc xâm hại trên.

Chính phủ Campuchia tỏ ra tin tưởng rằng công nhân nước này sẽ được bảo vệ tốt hơn ở Singapore. Tuy nhiên, các nhóm nhân quyền lại chỉ ra các vấn đề phúc lợi xã hội tiềm tàng như phí môi giới cao và không có đảm bảo về số ngày nghỉ.

Mặc dù Singapore vừa ra quy định yêu cầu mỗi tuần người giúp việc có quyền nghỉ một ngày, các ông chủ có thể trả thêm tiền để người giúp việc làm thêm trong ngày nghỉ nếu họ đồng ý. Với 15USD tiền làm trong ngày nghỉ, Srey Mach cho hay chị sẽ không nghỉ: “Tôi không biết làm gì trong ngày nghỉ. Chúng tôi muốn làm việc thêm để kiếm thêm tiền”.

Các nhóm bảo vệ quyền lợi công nhân Campuchia đã kêu gọi phía Singapore trả các chi phí môi giới, giống như các nước khác như Philippines vẫn khăng khăng yêu cầu người tuyển dụng chi trả. Trong khi đó, Singapore than phiền rằng họ đã phải trả 213 USD tiền thuế mỗi tháng – được gọi là “thuế osin” – sau khi phải trả 4.030 USD để tuyển một người giúp việc.

Trong 6 tháng đầu làm việc, các phụ nữ Campuchia sẽ bị trừ phần lớn tiền lương để trả khoản tiền 1.930 USD họ phải vay để trả các phí môi giới. Nếu người lao động trở về nước trước thời hạn, họ sẽ vẫn phải chi trả khoản tiền này.

Hồi tháng 9/2013, Hiệp hội tuyển dụng người lao động sang Singapore (Alras) ở Manila đã ngừng gửi người giúp việc sang Singapore để phản đối giảm lương vừa từ chối thanh toán chi phí môi giới vì điều đó vi phạm luật của Philippines.

Kể từ tháng 4/2011, luật Singapore đã đề ra quy định cấm các trung tâm môi giới cắt 2 tháng lương của người giúp việc. Tuy nhiên theo Lucy Sermonia, chủ tịch Alras, bất chấp luật pháp, một số trung tâm môi giới Singapore và Philippines vẫn tiếp tục giảm lương của các công nhân trong 8 tháng.

“Đã đến lúc chúng ta phải nghĩ tới quyền lợi của những người làm nghề giúp việc”, bà nói.

Bộ Nhân lực Singapore cho hay bộ này đã thể hiện “lập trường cứng rắn trước tình trạng thu phí môi giới quá cao” và phạt nặng những ai vi phạm.

“Chúng tôi yêu cầu các trung tâm môi giới tuân thủ các quy định của chính phủ nước cung cấp lao động. Tuy nhiên, Singapore không thể thực thi luật của một quốc gia khác”, người phát ngôn viên bộ này nói.

Luật tuyển dụng lao động của Singapore với các quy định về điều kiện làm việc, không áp dụng cho người giúp việc.

Theo John Gee, người làm việc cho Transient Workers Count Too, một tổ chức phi chính phủ Singapore, mặc dù phúc lợi cho các công nhân đã được cải thiện trong vài năm qua, phí môi giới lại tăng lên trong thập kỷ qua.

“Trước cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, thông thường người tuyển dụng Singapore có trách nhiệm chi trả phí môi giới. Tuy nhiên, các trung tâm môi giới bắt đầu quảng cáo về việc “tuyển người giúp việc không mất đồng phí nào” và chi phí môi giới được chuyển sang người lao động. Chi phí đó cũng tăng dần trong những năm qua”, Gee nói.

Osin Campuchia vừa tới Singapore vừa 'run' - ảnh 2

Nếu không ra nước ngoài làm người giúp việc, phụ nữ Campuchia có thể làm việc tại một nhà máy may với mức lương 75USD/tháng.

Philippines là quốc gia châu Á duy nhất phê chuẩn công ước của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về người giúp việc. Công ước này quy định các quyền lợi của người giúp việc trong đó có quyền không bị trừ lương để trả phí môi giới.

Lập trường cứng rắn của Manila về việc bảo vệ quyền lợi cho người giúp việc khiến nhu cầu tuyển dụng người giúp việc từ các nước khác tăng lên. Người tuyển dụng Singapore hiểu rằng rất khó yêu cầu người lao động Philippines vì họ được chính phủ hậu thuẫn.

Gary Chin, giám đốc điều hành Nation Employment, một trung tâm môi giới ở Singapore, cho rằng thị phần của Philippines trong thị trường người giúp việc đã giảm mạnh từ 90% cách đây 2 thập kỷ xuống còn 20%-30% bởi giá lao động Philippines “quá cao”.

“Nếu các nhà tuyển dụng muốn chi trả mức thấp hơn, họ sẽ chuyển sang các quốc gia khác vẫn cho phép lao động sang Singapore làm người giúp việc và sẵn lòng chi trả phí môi giới như Myanmar, Indonesia và Campuchia”, Chin nói.

“Người lao động đến từ các quốc gia khác nghèo khó hơn (Philippines) như Myanmar thường được quảng cáo là những người “dễ sai bảo”. Họ không phàn nàn và sẽ làm bất kỳ điều gì người tuyển dụng yêu cầu. Tôi e rằng người lao động Campuchia cũng bị nhìn nhận như vậy”, John Gee nhận xét. 

Tùng Lâm

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !