Ông Trần Bắc Hà - Đoàn Ánh Sáng và chuyện “ê-kíp” Bình Định ở BIDV

Giống ông Trần Bắc Hà, ông Đoàn Ánh Sáng cũng xuất thân từ Bình Định và bắt đầu làm việc từ chi nhánh BIDV quê nhà, rồi trở thành lãnh đạo cao nhất tại BIDV. Đến những năm cuối cùng trong sự nghiệp, họ đều phải chịu trách nhiệm và hình thức kỷ luật k

Ông Đoàn Ánh Sáng sẽ thôi giữ chức vụ Phó tổng giám đốc BIDV từ ngày 31.8 (Ảnh: I.T)

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) mới đây có văn bản gửi Ủy ban chứng khoán Nhà nước về việc cho ông Đoàn Ánh Sáng thôi giữ chức vụ Phó tổng giám đốc nhà băng này từ ngày 31.8.

Trước đó, theo kết quả kỳ họp thứ 26 của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương về dấu hiệu vi phạm tại BIDV, ngoài các kết luận về ông Trần Bắc Hà - nguyên Chủ tịch BIDV, ông Sáng cũng được cơ quan này đánh giá có vi phạm nghiêm trọng, phải chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy.

Ông Sáng phải chịu trách nhiệm đối với một số khoản cho vay, bảo lãnh, đầu tư, quản lý nợ có vi phạm, cũng như trách nhiệm về đề xuất, thẩm định chủ trương cho vay 4.700 tỷ đồng đối với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng cùng ông Trần Lục Lang - Phó tổng giám đốc BIDV.  Uỷ ban Kiểm tra Trung ương  đánh giá, các vi phạm này làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và Ngân hàng BIDV, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

Tới kỳ họp thứ 27, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Bắc Hà, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị; cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Đoàn Ánh Sáng, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc; cảnh cáo đối với ông Trần Lục Lang, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc BIDV.

“Ê-kíp” lãnh đạo Bình Định ở BIDV

Điểm chung giữa 3 ông Trần Bắc Hà, Đoàn Ánh Sáng và Trần Lục Lang là họ đều xuất thân từ Bình Định, cùng bắt đầu làm việc từ các chi nhánh BIDV quê nhà, rồi trở thành những lãnh đạo cao nhất tại BIDV. Và tới những năm cuối cùng trong sự nghiệp, họ đều phải chịu trách nhiệm và những hình thức kỷ luật khác nhau  do liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng.

Trong giai đoạn 1991 - 1999, khi ông Trần Bắc Hà làm Giám đốc BIDV Bình Định thì ông Đoàn Ánh Sáng lần lượt giữ vị trí Phó trưởng phòng, Trưởng phòng, rồi trở thành Phó Giám đốc BIDV Bình Định vào tháng 1.1994 và giữ chức vụ này tới tháng 9.1999.

Sau 5 năm giữ chức Phó Giám đốc, từ tháng 10.1999 tới tháng 2.2000, ông Đoàn Ánh Sáng được bổ nhiệm chức vụ Quyền Giám đốc BIDV Bình Định. Giai đoạn từ tháng 3.2000 tới tháng 6.2002, ông Sáng  giữ chức Giám đốc BIDV Bình Định.

Thời điểm ông Sáng bắt đầu giữ chức vụ Quyền Giám đốc BIDV Bình Định cũng là lúc ông Trần Bắc Hà rời địa phương lên Hội sở làm Phó Tổng Giám đốc BIDV.

Tới năm 2002, ông Sáng chuyển sáng công tác tại Chi nhánh BIDV Sở Giao dịch 2 (TP.HCM). Tại đây, ông Đoàn Ánh Sáng lần lượt được bổ nhiệm vào các vị trí Phó Giám đốc điều hành, Giám đốc Chi nhánh BIDV Sở giao dịch 2.

Quay trở lại với ông Trần Bắc Hà, sau 4 năm giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc BIDV, tới tháng 5.2003, ông Hà trở thành Ủy viên HĐQT, Tổng giám đốc BIDV.

Ngày 1.1.2008, ông Trần Bắc Hà chính thức bước lên một nấc thang mới trong sự nghiệp khi trở thành Chủ tịch HĐQT BIDV. Còn ông Đoàn Ánh Sáng, sau hơn 10 năm làm việc tại Chi nhánh BIDV Sở giao dịch 2, đã được rút lên Hội sở giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc BIDV.

Giống như ông Trần Bắc Hà và Đoàn Ánh Sáng, ông Trần Lục Lang (bên trái) cũng bắt đầu sự nghiệp tại chi nhánh BIDV Bình Định (Ảnh: I.T)

Giống như ông Trần Bắc Hà và Đoàn Ánh Sáng, ông Trần Lục Lang cũng bắt đầu sự nghiệp tại chi nhánh BIDV Bình Định. Tại đây, ông Trần Lục Lang từng giữ các chức vụ Phó Giám đốc BIDV Bình Định từ tháng 1.2002, Giám đốc Chi nhánh BIDV Phú Tài (tách ra từ CN gốc Bình Định) từ tháng 10.2006.

Trong báo cáo thường niên năm 2017, BIDV cho biết, ông Trần Lục Lang được bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc BIDV từ tháng 6.2011. Ngoài chức danh Phó Tổng Giám đốc BIDV, hiện ông Trần Lục Lang còn  giữ các chức vụ Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LVB), Chủ tịch HĐQT Tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC)…

Trách nhiệm trong vụ án Phạm Công Danh

Liên quan đến vụ án Ngân hàng Xây dựng (VNCB), theo tài liệu của cơ quan điều tra (CQĐT), để có tiền tăng vốn điều lệ khi tái cơ cấu VNCB, ông Phạm Công Danh với vai trò Chủ tịch VNCB và Tập đoàn Thanh Thanh tìm đến BIDV để vay vốn.

Ông Phạm Công Danh gặp ông Đoàn Ánh Sáng, Phó tổng giám đốc BIDV phụ trách ban khách hàng doanh nghiệp, và ông Trần Lục Lang, Phó tổng giám đốc phụ trách ban quản lý rủi ro. Qua 2 nhân vật này, Phạm Công Danh đặt vấn đề việc sẽ giới thiệu khách hàng có nhu cầu vay vốn kinh doanh cho BIDV.

Trường hợp khách hàng do VNCB giới thiệu không có đủ tài sản đảm bảo thì VNCB sẽ hỗ trợ, dùng tài sản của mình cầm cố, thế chấp, đảm bảo khoản vay theo quy định của BIDV. Khi được lãnh đạo BIDV đồng ý cho vay, Phạm Công Danh chỉ đạo cấp dưới dùng 12 công ty “ma” do mình thành lập, làm khống hồ sơ vay vốn 4.700 tỷ đồng tại BIDV. Tài sản đảm bảo khoản vay gồm 3.070 tỷ đồng là tiền của VNCB gửi tại BIDV và một số tài sản khác của Tập đoàn Thiên Thanh như 6 lô đất sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng), đất 209 Trường Chinh (Đà Nẵng).
 

Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Đoàn Ánh Sáng (áo trắng) và Trần Lục Lang cùng chịu trách nhiệm về đề xuất, thẩm định chủ trương cho vay 4.700 tỷ đồng đối với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng (Ảnh: Hải Duyên)

Theo kết luận điều tra, quyết định phê duyệt chủ trương cho vay của hội sở là phán quyết tín dụng để các chi nhánh thực hiện cho vay. Khi đến hạn, 12 công ty không trả được nợ nên BIDV đã tự động trừ tiền trên tài khoản tiền gửi của VNCB. Vì bảo lãnh cho các khoản vay nói trên, VNCB bị thiệt hại hơn 2.500 tỷ đồng.

Còn theo thông cáo kết luận của Ủy ban Kiểm tra T.Ư , đồng chí Trần Bắc Hà, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020. Đồng chí đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, có biểu hiện áp đặt, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành; vi phạm nghị quyết của Ban Thường vụ Đảng ủy về nghĩa vụ, trách nhiệm của người giữ chức vụ trong hệ thống BIDV; vi phạm quy trình, thủ tục, thẩm quyền, quy định về tín dụng trong việc phê duyệt chủ trương, quyết định một số khoản cho vay, bảo lãnh, đầu tư, quản lý nợ, trong đó có việc phê duyệt chủ trương cho vay 4.700 tỷ đồng đối với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng.

Đồng chí Đoàn Ánh Sáng, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc và đồng chí Trần Lục Lang, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc BIDV cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy; cùng chịu trách nhiệm đối với một số khoản cho vay, bảo lãnh, đầu tư, quản lý nợ có vi phạm; chịu trách nhiệm về đề xuất, thẩm định chủ trương cho vay 4.700 tỷ đồng đối với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng.

Nguồn: danviet.vn

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

Ngân hàng chưa mạnh tay phong tỏa, khóa tài khoản lừa tiền, vì sao?

Một ngân hàng lớn đã lên danh sách các tài khoản đáng ngờ suốt 3 năm nay. Từ 1/7, các ngân hàng có quyền mạnh tay quyết định phong tỏa hoặc đóng tài khoản có dấu hiệu lừa đảo.

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Khách chuyển khoản đi, tiền bị phanh lại, ngân hàng gửi tin nhắn sững sờ

Câu chuyện một khách hàng chia sẻ, khi một người nhắn tin đề nghị chuyển khoản thanh toán cho món hàng vừa ship, chị thực hiện chuyển tiền, bất ngờ giao dịch bị phanh lại cùng dòng chữ cảnh báo khiến khách vô cùng kinh ngạc.

Xác thực sinh trắc học không có nghĩa là không còn tồn tại lừa đảo

Xác thực sinh trắc học sẽ làm “sạch” tài khoản ngân hàng, ngăn chặn được mua bán hay cho thuê tài khoản. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp an toàn tuyệt đối để phòng chống lừa đảo trực tuyến.

TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup hoàn toàn mới

Tập đoàn TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup cao cấp, hoàn toàn từ thiên nhiên, được coi là một “thế hệ sữa chua mới”, với cách thưởng thức độc đáo khi kết hợp sáng tạo sữa chua sánh mịn cùng phần Top Cup (topping) để riêng mới lạ.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền sẽ giải quyết triệt để vấn nạn lừa đảo

Khi đã đăng ký xác thực khuôn mặt, nếu người dùng lỡ bị kẻ lừa đảo lấy được mã đăng nhập và mã giao dịch thì lệnh chuyển tiền đó vẫn không thể thực hiện được, do khuôn mặt xác thực không phải của chủ tài khoản.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.