Ông Putin đã "chôn vùi" tham vọng cường quốc Thổ Nhĩ Kỳ như thế nào?

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đạt được mục đích của mình khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ buộc phải từ bỏ tham vọng cường quốc tại Trung Đông.

Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Trong thành công của Tổng thống Putin, lực lượng quân sự thiện chiến của Nga, cũng như những nhanh nhạy về kinh tế và chính trị của cá nhân ông Putin có vai trò hết sức quan trọng, tờ Deutsche Wirtschafts Nachrichten (DWN) của Đức bình luận.

Hiện nay, Ankara không chỉ từ bỏ tham vọng của mình tại Syria mà còn hợp sức để giúp Nga giải quyết cuộc khủng hoảng này.

Theo DWN, trong cuộc gặp với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tại thành phố nghỉ dưỡng Sochi, Nga, Tổng thống nước chủ nhà Putin đã đánh giá cao vai trò tích cực của Ankara trong giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.

“Các hoạt động chung của Nga cùng với Iran và Thổ Nhĩ Kỳ với tư cách là các quốc gia đảm bảo cho Tiến trình Astana (các cuộc đàm phán về tương lai Syria thường được tiến hành tại thủ đô Astana của Kazakhstan) đang tiếp tục đem đến các kết quả cụ thể. Mức độ bạo lực rõ ràng đã giảm xuống và mở ra các điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các cuộc đối thoại liên Syria dưới sự bảo trợ của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”- ông chủ Điện Kremlin khẳng định.

Tại cuộc gặp ở Sochi, Tổng thống Nga và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã thảo luận khả năng dỡ bỏ các lệnh cấm vận được áp dụng sau sự vụ Không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay ném bom Su-24 của Nga, cũng như các lệnh hạn chế thị thực của Nga đối với công dân Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, lãnh đạo hai bên còn thảo luận việc thực hiện dự án hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân Akuyu với sự tham gia của tập đoàn Rosatom của Nga.

Tại cuộc họp báo sau đó, Tổng thống Nga khẳng định tầm quan trọng của việc Nga và Mỹ đã đạt được sự đồng thuận về Tuyên bố chung trong giải quyết vấn đề Syria, trong đó nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tiêu diệt hoàn toàn tổ chức khủng bố IS và duy trì chủ quyền của Syria.

Văn kiện này đã được Mỹ và Nga ký kết trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2017 được tổ chức tại Đà Nẵng, Việt Nam. Cho dù trước khi gặp Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã chỉ trích Tuyên bố chung Mỹ - Nga về Syria nhưng sau đó, bản thân ông Erdogan đã thừa nhận tầm quan trọng của văn kiện này.

Theo DWN, việc Thổ Nhĩ Kỳ ban đầu phản đối Tuyên bố chung Mỹ - Nga về Syria là điều dễ hiểu vì văn kiện này khiến Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khó có thể tiếp tục đóng vai trò độc lập trong khu vực này. Ngoài ra, Washihngton đang gây áp lực lên Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan khi cáo buộc ông Erdogan tham nhũng. 

Trong khi đó, khi can thiệp vào tình hình ở Syria, Nga đã ngăn chặn được các hành động của Ankara, cũng như tham vọng mở rộng lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ trước đó rất muốn chiếm lấy vùng lãnh thổ phía Bắc của Syria để thực hiện tham vọng khôi phục đế chế Ottoman.

Tuy nhiên, sự can thiệp của Nga vào Syria đã phá hỏng tham vọng này của Thổ Nhĩ Kỳ. Cùng với các hành động quân sự, Tổng thống Nga Putin và Ngoại trưởng Sergey Lavrov cũng rất chú trọng đến các nỗ lực ngoại giao để không làm xung đột thêm căng thẳng. Nhờ đó, Nga đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ phải thay đổi chính sách ban đầu và làm suy giảm tham vọng của ông Erdogan.

Nga cũng không bao giờ công khai ủng hộ lực lượng người Kurd ở Syria, bày tỏ sự ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ của Syria. Đây là điều đáp ứng được các lợi ích quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Bản thân chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ luôn quan ngại việc Syria tan rã sẽ có thể làm nảy sinh quốc gia Kurdistan và làm mất ổn định khu vực biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ.

Sau khi Nga bắt đầu can thiệp vào Syria, Thổ Nhĩ Kỳ đã buộc phải giảm sự trợ giúp cho các lực lượng chống lại Damacus. Đổi lại, Ankara đã được “bật đèn xanh” để thực hiện chiến dịch “Lá chắn Euphrates” ở phía Bắc Syria để ngăn chặn việc thiết lập hành lang của lực lượng người Kurd. Theo DWN, trong vấn đề này, lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ đã trùng hợp với lợi ích của Syria.

Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga

Như vậy, bằng những tính toán chính trị linh hoạt, Nga đã đạt được mục đích buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải từ bỏ các tham vọng siêu cường của mình. Ankara đã không còn khăng khăng đòi lật đổ chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Thay vào đó, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã tập trung vào việc củng cố biên giới của mình, thậm chí còn tiến hành mua các hệ thống phòng không S-400 của Nga.

Bằng việc đưa được Thổ Nhĩ Kỳ vào các cuộc đàm phán về Syria ở Astana, Nga đã thừa nhận Thổ Nhĩ Kỳ là lực lượng quan trọng để giải quyết cuộc khủng hoảng Syria. Đổi lại, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận trách nhiệm tiêu diệt các phần tử IS ở thành phố Idlib. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu thực hiện tấn công tiêu diệt IS ở Idlib dưới sự yểm trợ của Không quân Nga.

Các lợi ích về kinh tế do Nga đem lại cũng góp phần không nhỏ vào việc thay đổi chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ. Vai trò không nhỏ trong vấn đề này là các lệnh cấm vận lương thực trước đó của Nga chống Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như các hạn chế lượng khách Nga đi du lịch ở Thổ Nhĩ Kỳ.

“Sự kết hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt các biện pháp quân sự, chính trị, kinh tế và ngoại giao là “tử huyệt” để Nga chôn vùi tham vọng siêu cường của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria và Trung Đông”- DWN kết luận.

Đức Dũng (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !