Ông Donald Trump "xúi giục" Ba Lan chống lại Nga, Đức như thế nào?
Tổng thống Mỹ Donald Trump |
Hãng Ria Novosti đưa tin, bài phát biểu của Tổng thống Mỹ tại Warsaw vừa qua, trong đó bao gồm cả một số luận điểm chỉ trích Nga, đã gây ra phản ứng mạnh đối với các phương tiện truyền thông Nga cũng như giới chuyên gia. Phản ứng đã được lan truyền với nhiều cung bậc - từ bực tức và giận dữ đến thất vọng và phiền muộn.
Từ quan điểm kinh tế, bài phát biểu của ông Trump có ba mục tiêu cụ thể: Đảm bảo bán được cho Ba Lan mặt hàng khí đốt đắt đỏ của Mỹ, buộc Ba Lan phải trả hàng tỷ USD vào ngân quỹ của NATO, và thúc đẩy Ba Lan chống lại Đức trong bối cảnh các xung đột nội bộ của Liên minh châu Âu. Với việc đề cập đến Nga, mối đe dọa Nga và xung đột lịch sử giữa Nga và Ba Lan đã được sử dụng để đạt được các mục tiêu trên, và chúng ta phải thừa nhận rằng tổng thống Mỹ thực sự là một bậc thầy trong việc này.
Có vẻ như, bán khí đốt Mỹ cho Ba Lan với giá đắt hơn nhiều so với giá của Gazprom cung cấp, thực sự là một nhiệm vụ bất khả thi. Thực tế, các chính trị gia buộc phải làm cho nhiệm vụ này trở thành khả thi, nhưng làm thế nào để những cử tri bình thường có thể thông cảm với món tiền phải trả thêm, mà theo ước tính, khoản tiền này dao động từ 50% đến 150% so với giá khí đốt của Nga?
Tổng thống Mỹ đã sử dụng con bài của một thương nhân đầy kinh nghiệm, một trong những con át chủ bài hiệu quả nhất, là cung cấp cho người Ba Lan một khoản tiền thưởng mang hình thức "độc lập khỏi nguồn cung cấp của Nga".
Thực tế, nhà lãnh đạo Hoa Kỳ tuyên bố rằng Ba Lan không chỉ được cung cấp khí đốt, mà còn là nguồn khí Mỹ thực sự "mang hương vị độc lập với Nga", và tất nhiên, điều đó được hiểu rằng một nguồn khí đốt như vậy phải rất đắt tiền, và việc tiêu thụ loại khí này là một dấu hiệu của sự thành công mang tầm quốc gia.
Một lời kêu gọi hướng đến xã hội ưu tú và làm tăng giá trị thông qua tiêu thụ một số sản phẩm hoặc dịch vụ không cần thiết đắt đỏ - cũng là một phương pháp cổ điển trong kho mánh lới của một người "bán hàng cao cấp", nhưng khi kỹ thuật này được tổng thống Mỹ sử dụng, có vẻ như người ta không dễ nhận thấy.
Để đảm bảo sự ủng hộ nhiệt tình trong việc cống nạp cho ngân sách của NATO hàng năm, ông Trump đã sử dụng một phương pháp khác. Sợ hãi - là một công cụ bán hàng mạnh mẽ. Và Nga lại một lần nữa đem lại lợi ích, bởi trong bối cảnh này không thể ca tụng quốc gia này, mà trái lại cần phải khắc họa nó như một nguy cơ cao, và từ đó Ba Lan, châu Âu và thế giới chỉ có thể được cứu rỗi bởi NATO và những đóng góp liên quan tới khối liên hiệp quân sự-công nghiệp Mỹ và Lầu Năm Góc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump |
Nói theo ngôn ngữ marketing, tổng thống Mỹ đã gợi nhắc tới phương pháp bán hàng cổ điển kiểu như: "nếu anh không mua thuốc của chúng tôi, thì ngày mai anh sẽ bị rụng hết răng và rồi sẽ chết trong đau đớn bởi mắc một căn bệnh nan y".
Do có tính đến yếu tố hội nghị thượng đỉnh G20, ông Trump đã khôn ngoan và cẩn thận, kiềm chế đe dọa trực tiếp đối với Moscow và chỉ kêu gọi Nga ngừng tham gia vào "những bất ổn ở Ukraine" hay hỗ trợ cho chế độ của Syria và Iran.
Nhiệm vụ cuối cùng và khó khăn nhất của ông Trump là thuyết phục Warsaw "mạnh dạn tiếp tục cuộc xung đột mở và cứng rắn với Berlin" trong khuôn khổ cuộc chiến gìn giữ sự kiểm soát của Mỹ đối với Liên minh châu Âu.
Để đạt được mục tiêu này oogn Donald Trump đã mở lại những ký ức lịch sử về những lần "biến mất" của Ba Lan trên bản đồ thế giới.
Rõ ràng, ông Trump đã giải quyết nhiệm vụ của mình, ít nhất – là ở cấp độ giới tinh hoa của Ba Lan. Để đạt được mục tiêu của mình, ông tuyên bố điều đó như một cuộc thập tự chinh để bảo vệ các giá trị phương Tây, ca ngợi Ba Lan vì lòng trung thành với những lý tưởng chung của phương Tây và, tất nhiên, hứa hẹn sự "bảo vệ và tiếp tục hỗ trợ" từ Hoa Kỳ. Cuộc tấn công trong tương lai của Warsaw nhằm vào Moscow và Berlin sẽ được các chính trị gia Ba Lan coi là một phần của cuộc chiến để bảo vệ nền văn minh phương Tây khỏi Đức và Nga, nhưng thực tế cho thấy rằng dựa vào viện trợ nước ngoài trong cuộc xung đột với các nước láng giềng của mình – là một chiến lược thất bại.
Liệu có thể rút ra kết luận chiến lược nào từ bài phát biểu gây tranh cãi của ông Donald Trump? Đối với Nga – thì không, bởi vì bài phát biểu của tổng thống Mỹ chẳng khác gì hơn một phần của chiến dịch tiếp thị nhằm hỗ trợ cho việc bán khí đốt của Mỹ và vũ khí Hoa Kỳ. Tại hội nghị thượng đỉnh G20, ông Trump và ông Putin nói chuyện kiểu khác. Có lẽ bởi vì mánh lới bán hàng chẳng thể tác động gì tới tổng thống Nga, và ông Donald Trump biết rõ điều đó.