Obama chiến thắng tuyệt đối trên đấu trường tranh luận?
Cuộc tranh luận thứ ba với nội dung chính là bàn về các chính sách ngoại giao. Tổng thống Obama gần như đã thắng tuyệt đối đối thủ của mình khi đã dùng bản lĩnh hơn 4 năm xử lý các vấn đề ngoại giao của nước Mỹ, buộc Romney phải công nhận hầu hết những chính sách mới, những bước đi trên con đường giao bang với thế giới trong nhiệm kỳ 4 năm tới.
Với kinh nghiệm non nớt và hầu như chưa có điều kiện được giao trách nhiệm lớn lao nào trong lĩnh vực này, Romney đã phải đứng sau Tổng thống Obama, khiến cho cục diện kết thúc của những buổi tranh luận trực tiếp giữa 2 ứng viên tổng thống đã nghiêng hẳn về phía ứng cử viên đảng Dân Chủ.
Tuy nhiên, liệu người dân Mỹ có thực sự quan tâm đến vấn đề của buổi tranh luận ngày hôm nay hay không?
Những cuộc bình chọn đã cho thấy vấn đề lớn nhất mà cử tri quan tâm đến là kinh tế, chứ không phải là các chính sách đối ngoại. Cả hai vị ứng viên đều nhận thức rõ rằng việc xử phạt các hành động làm giàu vũ khí nguyên tử của Iran hay các lực lượng vũ trang nổi dậy ở Syria chỉ là các vấn đề vô cùng “bình thường” với người dân Mỹ và sẽ không tác động nhiều đến lá phiếu của họ.
Các chuyên gia đã phân tích về lịch sử của các buổi tranh luận và cho thấy, những gì được thể hiện trong các buổi tranh luận chưa chắc đã đem lại những điểm quý giá cho cuộc đua vào Nhà Trắng. Bốn năm trước, John McCain đã từng dành đến 8 điểm trong buổi tranh luận cuối cùng với Barack Obama trong các vấn đề và chính sách ngoại giao. Tuy nhiên, 3 tuần sau đó, khi chính thức bước vào bỏ phiếu thì ông này đã để mất đến 7 điểm và đã phải đầu hàng vị đối thủ gốc Phi của mình ngay trước cửa bước vào Nhà Trắng.
Romney đã rất thận trọng vào đêm thứ Hai. Ông đã để Tổng thống có cơ hội tấn công mạnh về một số vấn đề, bao gồm việc xử lý của ông trong cuộc tấn công hôm 11/9 ở Libya. Romney cũng bỏ qua cơ hội để phân biệt mạnh mẽ các chính sách ngoại giao của mình và của chính quyền Obama. Đó là bởi vì thực sự có rất ít khác biệt giữa hai người về chính sách đối ngoại.
Tuy nhiên, phụ tá Romney ngay sau buổi tranh luận cũng đã bày tỏ rằng đó là một chiến lược của Romney. Ủy ban chiến dịch tranh của ứng cử viên Đảng Cộng hòa cho rằng không cần phải quá tích cực nếu như hai lối đi là giống nhau. Và có thể kết hợp những điều giống nhau đó, cùng xây dựng các chính sách hoàn hảo để vị thế nước Mỹ luôn là số một trên chính trường thế giới.
Đó là một chiến lược thông minh: Romney, người thiếu kinh nghiệm trong các chính sách đối ngoại, rõ ràng là tỏ ra thoải mái hơn khi tranh luận về kinh tế. Trong khi Obama lại có một hồ sơ tương đối mạnh mẽ về vấn đề này. Nhưng nó cũng có nghĩa rằng Tổng thống Mỹ đã có một chút thổi phồng khả năng của mình.
Điều đáng nhớ nhất trong đêm qua, là khi Romney chỉ ra rằng lực lượng Hải quân Mỹ đã bị thu nhỏ hơn trước khá nhiều và kêu gọi phải có nhiều tàu hơn cho các chiến lược quân sự ngoài khơi. Tổng thống Obama đã trả lời rằng: “Chúng ta có ít ngựa và lưỡi lê, bởi vì bản chất của quân sự nước ta đã thay đổi”. Câu nói này đã tạo nên một làn sóng bùng phát trên internet, mặc dù nó có giá trị lưu ý cho các cựu chiến binh Hải quân quay trở lại ủng hộ cho ứng cử viên đảng Cộng hòa.
Khi Romney muốn cắt giảm thuế và gia tăng chi tiêu cho quân sự mà không giải thích được làm thế nào để chi trả cho nó, Obama đã tấn công ngay vào chính sách này của Romney và sự tấn công này hoàn toàn hiệu quả.
Romney từng bị vướng mắc bởi những chính sách đối ngoại trong quá khứ. Đây cũng là điểm đáng chú ý thứ hai của đêm qua. “Thống đốc Romney, tôi vui mừng vì ngài đã nhận ra rằng Al Quaeda mới là mối đe dọa, bởi vì một vài tháng trước ngài đã cho rằng Nga mới chính là mối đe dọa chính trị lớn nhất với nước Mỹ. Giờ đây, nước Nga đã quay trở lại cùng với các chính sách đối ngoại của họ, vì, ngài biết đấy, Chiến tranh lạnh đã kết thúc được 20 năm rồi”, Obama nói.
Tổng thống cũng mạnh mẽ tung ra con át chủ bài của mình: Cái chết của Osama Bin Laden. “Mọi chuyện đến sau khi Osama Bin Laden chết, ngài nói, tốt, bất kỳ tổng thống nào cũng sẽ thực hiện cuộc gọi”, ông nói Romney. “Nhưng nếu ngài là một ứng cử viên của năm 2008, như tôi, tôi nói nếu tôi phát hiện ra Bin Laden trong tầm ngắm của mình, tôi sẽ bắn. Ngài nói rằng chúng ta không nên làm bất cứ điều gì chỉ để giết chết ông ta và nên yêu cầu Pakistan cho phép. Và nếu chúng ta yêu cầu Pakistan cho phép, chúng ta đã không có được Bin Laden. Và đó là cái giá của việc làm bất cứ điều gì để có được ông ta.”
Romney đã cố gắng để tranh luận các vấn đề ngoại giao với Obama, tuy nhiên việc ông làm tốt nhất chính là đưa câu chuyện trở về với hiện trạng của nội tại nước Mỹ. “Để có thể thực hiện được vai trò của chúng ta trên thế giới, nước Mỹ phải mạnh mẽ, phải dẫn đầu. Và để điều đó xảy ra, chúng ta cần phải tăng cường nên kinh tế của chúng ta ở đây, ở nhà”. Ông cũng ghi được một số điểm bằng cách chuyển gây hấn của Tổng thống chống lại ông thành đòn tấn công lại Tổng thống khi nói rằng: “Tấn công tôi không phải là một chương trình nghị sự”.
Nhưng trong khi Romney đang hạ các vấn đề xuống và nói những điều như “chiến lược của tôi khá là đơn giản, và đi sau những kẻ xấu” thì Obama đã có thể chỉ ra từng điểm cụ thể trong các chính sách của mình. Thậm chí Obama hiệu quả hơn hẳn đối thủ của mình trong việc ràng buộc chính sách đối ngoại đến các vấn đề trong nước: “Một phần của sự lãnh đạo của Mỹ, là đảm bảo rằng chúng ta đang xây dựng quốc gia ở đây, ngay nhà mình”.
Tuy nhiên, câu hỏi lớn là thực sự đâu mới là vấn đề quan trọng. Obama có thể đã đạt được hiệu suất mạnh mẽ hơn ở 2 buổi tranh luận cuối cùng, nhưng dường như đã không thể chiếm ưu thế tuyệt đối để thay đổi hoàn toàn kết quả của các buổi thăm dò. Chiến lược phòng thủ của Romney nhằm tránh thiệt hại đáng kể về một vấn đề mà rõ ràng Obama có ưu thế tuyệt đối. Và với biện pháp đó, Romney dường như đã thành công.