"Ở Úc, Mỹ gia đình nhận thông tin ngay sau 30 phút nếu học sinh vắng mặt"

Sau vụ học sinh lớp 1 trường Quốc tế GateWay tử vong do bị bỏ quên ở trên xe ô tô khiến không ít người xót xa. Nhiều người Việt sinh sống ở nước ngoài bày tỏ sự lo ngại về quy trình đưa đón trẻ tại các trường ở Việt Nam.

Hệ thống xe bus đón trẻ ở Hàn Quốc

Một BS sinh sống ở Mỹ cho biết, trường học thấy vắng học sinh cả một ngày mà “không tin tức gì cho phụ huynh thì thật đáng trách”.

Bởi theo anh, ở Mỹ việc đưa đón trẻ đến trường được làm rất chặt chẽ, bài bản. Theo đó, hàng ngày trẻ được nhân viên trường học đến tận nhà đón. Nếu trẻ đi dã ngoại bằng xe bus của trường thì các cô sẽ phân nhóm, mỗi cô phụ trách chừng chục đứa, điểm danh mỗi khi lên xuống xe.

Trong trường hợp trẻ cần di chuyển từ tòa nhà này sang tòa nhà khác để học, thì các cô sẽ đến lớp đón, có danh sách ghi nhận từng học sinh.

“Khi phụ huynh đón trẻ cũng phải ghi nhận, hay giữa giờ cô đưa trẻ qua học lớp khác 1-2 tiếng cũng phải ghi nhận với giáo viên dạy trước đó”, anh này nói.

Vị BS này cũng cho biết thêm, con nhà anh từng bị té trầy xước nhà trường cũng gọi cho phụ huynh để thông báo, lúc bố mẹ đón con họ cũng yêu cầu mình ký vào báo cáo của nhà trường về vụ việc.

“Như lúc này, con anh chuẩn bị bắt đầu năm học mới. Trước một tháng  tháng họ gửi 1 xấp hồ sơ về liệt kê những thứ cần chuẩn bị, ngày nào cần lên trường để lấy thông tin con học lớp nào, cô nào, đăng ký ăn hay không, đăng ký xe đưa đón hay không,v.v... và bao gồm cả giấy khám sức khỏe.

Đặc biệt trong phiếu khám sức khỏe do gia đình đưa con đi, bác sĩ sẽ khám tổng quát và điển vào tất cả những dị tật bẩm sinh, các dị ứng nếu có”, bác sĩ này nói.

Anh cũng thông tin thêm, phía nhà trường, giáo viên chủ nhiệm thường có liên lạc rất chặt chẽ với phụ huynh học sinh. Theo đó, phụ huynh ở đây liên lạc với giáo viên qua email hoặc một app riêng. Ở đó, nhiều khi cô phàn nàn học sinh này thiếu tập trung, học sinh khác đánh bạn… Ngay lập tức, phụ huynh sẽ nhận được thông tin và phản hồi trực tiếp với cô.

Một phụ huynh có tên Mai Vũ Thảo  ở Mỹ cũng cho biết thêm, hệ thống school bus ở Mỹ có gắn thiết bị gọi là "child check-mate" - rất đơn giản nó là cái chuông reng khi xe dừng. Nó chỉ  tắt được bằng nút bấm ở cuối xe, nên tài xế có cơ hội đi kiểm tra các hàng ghế tránh bỏ sót học sinh ngủ quên.

Ngoài ra trường học còn nhắn tin đầu giờ sáng cho phụ huynh nếu trẻ vắng mặt mà phụ huynh không báo trước.

“Lần đầu nhận được tin nhắn này mình tưởng trường "cảnh cáo" phụ huynh (theo luật của bang mình thì ai ngăn cản học sinh đi học quá 3 buổi sẽ bị tù 1 tuần), giờ thấy vụ việc này mới thấy họ nhắn tin chủ yếu vì sự an toàn của con mình”, anh Thảo cho biết thêm.

Tương tự, chị Nguyễn Vân Anh sống ở Sydney (Úc) cũng đang có hai con gái đang theo học bậc học phổ thông chia sẻ. Tại vùng gia đình chị sinh sống, trẻ đến trường bằng hai cách: gia đình tự đưa con đi và học sinh đi bus. Rất nhiều trẻ từ 6 tuổi đã đến trường bằng xe bus rồi.

Theo đó, trẻ sẽ chờ xe ở một điểm đón quy định. Phụ huynh sau khi  đưa con lên xe sẽ quay về làm việc. Mỗi xe sẽ cố số ký tự riêng quy định xe chở học sinh ở trường nào. “Xe chỉ chở học sinh, người lạ không được phép lên xe”, chị Vân Anh cho biết.

Đáng lưu ý, trong trường hợp học sinh vắng mặt không có lý do. Thì chỉ sau 20- 30 phút vào giờ học, ngay lập tức văn phòng trường sẽ gọi cho phụ huynh để kiểm tra vì sao con không đi học? . Sau đó, nhà trường sẽ gửi thư về cho bố mẹ yêu cầu nêu lý do nghỉ và phải ký vào lá thư đó.

“Bọn trẻ ở đây hầu hết đi bus đến trường. Và các gia đình hoàn toàn yên tâm về tính an toàn của trẻ”, chị Vân Anh nói thêm.

N. Huyền

Gói quà bọc giấy đỏ Tổng Bí thư tặng cậu học trò điểm cao

Đào Quang Duy vẫn nhớ như in khoảnh khắc khi anh là một trong ba cựu học sinh của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng quà vì có kết quả cao trong kỳ thi đại học.

Vượt lên bệnh tật, nữ sinh đạt 29,5 điểm thi tốt nghiệp THPT

Bị liệt dây thần kinh cơ mặt, phải điều trị nhiều tháng liền ở bệnh viện nhưng em Nguyễn Thùy Dương đã vượt lên bệnh tật, nỗ lực học tập trở thành thủ khoa khối C toàn tỉnh Hà Tĩnh với 29,5 điểm.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Cựu sinh viên Trường Đại học FPT kể chuyện lập nghiệp ở Nhật Bản

Nguyễn Văn Quốc Bảo hiện là Quản lý Technical Consultant và một nhánh bộ phận phát triển công ty Hybrid Technologies. Thời gian vừa học vừa làm và phát triển ngoại ngữ tại Trường Đại học FPT giúp anh mở cánh cửa xuất ngoại ngay khi tốt nghiệp.

Không sinh được con gái, bố chán nản đặt tên khiến chàng trai khốn khổ nhiều năm

Người đàn ông Bình Định tâm sự, anh từng suýt bị trầm cảm bởi cái tên oái oăm.

Nam sinh Hà Nội vượt 20km đến trường và hành trình giành Huy chương Vàng quốc tế

Quãng đường từ nhà đến trường của Tuấn Anh gần 20km. Bố mẹ không có điều kiện đưa đón nên nam sinh đi học bằng xe buýt. Hàng ngày, em rời nhà vào lúc 5h30...

Á hậu Bùi Khánh Linh lên tiếng khi bị chê tham gia show hẹn hò tìm người yêu

Á hậu 1 Hoa hậu Hoà bình Việt Nam 2023 - Bùi Khánh Linh lên tiếng khi bị cho là làm giảm giá trị của danh hiệu á hậu trong mắt công chúng vì tham gia gameshow hẹn hò.

Hồng Diễm 'lột xác' sau 'Trạm cứu hộ trái tim'

Ngay sau khi kết thúc phát sóng "Trạm cứu hộ trái tim", Hồng Diễm lột xác hoàn toàn về ngoại hình so với vai Ngân Hà tại các sự kiện.

Giảng viên bị xếp không hoàn thành nhiệm vụ vì chưa học tiến sĩ: Có phù hợp?

Một số người làm công tác giáo dục nhìn nhận chuyện xếp loại giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ vì không đăng ký học tiến sĩ của Trường ĐH Hà Tĩnh xuất phát từ mong muốn phát triển chung, song cách làm không phù hợp.

Hoa hậu, á hậu Việt tham gia show hẹn hò và chuyện 'cọc đi tìm trâu'

Hoa hậu Đại dương Trần Thị Thu Uyên và Á hậu Hoa hậu Hoà bình Việt Nam Bùi Khánh Linh gây chú ý khi tham gia gameshow thực tế về hẹn hò "Đảo thiên đường".

Đang cập nhật dữ liệu !