"Nút cổ chai" chặn ngành xuất khẩu lớn thứ 2

Điều kiện để được ưu đãi thuế suất 0% khi xuất hàng vào Mỹ là tỷ lệ nội địa hóa trong từng sản phẩm dệt may phải đạt tối đa. Điều này chẳng khác gì nút cổ chai chặn đường các DN xuất khẩu.

Số liệu thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho thấy, 6 tháng đầu năm 2013 tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu của toàn ngành dệt may Việt Nam là 6,578 tỷ USD, tăng xấp xỉ 20% so với cùng kỳ năm 2012; trong đó nhập khẩu để phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu là 5,378 tỷ USD, tăng 21,1%.

Cụ thể hơn 7 tháng đầu năm 2013, Việt Nam nhập khẩu 103.000 tấn bông (trị giá 680 triệu USD, tăng 30%), 4,741 tỷ USD vải (tăng 18,8%), 1,369 tỷ USD phụ liệu các loại (tăng 18,2%), 133.000 tấn xơ sợi , trị giá 857 triệu USD (tăng 7,5%).

Tỷ lệ nội địa hóa trong từng sản phẩm quá thấp đang là nút thắt cổ chai
của toàn ngành dệt may

Những số liệu thống kê tưởng chừng khô khan nhưng lại đang nói lên một điều: tỷ lệ nguyên liệu sản xuất trong nước cho ngành dệt may Việt Nam đang phụ thuộc chính vào nguyên liệu nhập khẩu. Đây cũng chính là điểm nghẽn lớn nhất được các chuyên gia đưa ra mổ xẻ tại hội thảo lấy ý kiến cho quy hoạch phát triển ngành dệt may từ nay tới năm 2020, tầm nhìn 2030 tổ chức chiều 20/8. Đặc biệt khi Việt Nam đang tích cực đàm phán tham gia Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), “nút thắt” tỷ lệ nội địa hóa thấp lại càng khiến phần đông DN dệt may lo lắng.

Cần phải nói thêm rằng, nếu đàm phán thành công TPP điều kiện để đáp ứng ưu đãi thuế suất 0% khi xuất hàng vào Mỹ thì một trong những điều kiện tiên quyết là tỷ lệ nội địa hóa trong từng sản phẩm dệt may phải đạt tối đa. Đồng nghĩa, mọi khâu đoạn từ kéo sợi, dệt – nhuộm – hoàn tất và may phải được làm tại Việt Nam.

Nói về điều này, ông Phạm Văn Liêm – nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp (Bộ Công thương) băn khoăn, lâu nay ngành dệt may phát triển chủ yếu dựa vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Bên cạnh đó, với lợi thế nhân công rẻ hầu hết DN trong ngành chủ yếu là “phân xưởng” may gia công cho các hãng, thương hiệu thời trang lớn trên thế giới. Chỉ số ít DN dệt may lớn mới có được thương hiệu cho riêng mình và xuất khẩu.

Thực tế, câu chuyện về đầu tư để nội địa hóa quá trình sản xuất nguyên phụ liệu từ nhiều năm qua đến nay vẫn là mục tiêu và vẫn tiếp tục là vấn đề trăn trở nhiều nhất của ngành dệt may. Mặc dù, những năm gần đây, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cùng nhiều DN lớn trong ngành, kể cả khối DN FDI đã đổ một lượng vốn lớn xây dựng nhà máy xơ sợi, dệt nhuộm…, nhưng mới chỉ giải quyết được một phần nhỏ nhu cầu.

Ông Lê Tiến Trường - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) tiết lộ, hiện tỷ lệ nội địa hóa đã đạt từ 48-49%. Riêng các đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam tốc độ nội địa hóa được cải thiện nhanh hơn, 6 tháng đầu năm trong 1,47 tỷ USD hàng xuất khẩu thì có trên 800 triệu được nội địa hóa.

Tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế khó khăn, thị trường thu hẹp như hiện nay không phải DN dệt may nào cũng đủ “lực” như Vinatex để “muốn là có thể làm ngay”.

 “Công nghệ hỗ trợ đối với ngành dệt may đòi hỏi máy móc thiết bị lớn, nếu Nhà nước không có những ưu đãi thực sự mà chỉ hô hào như vừa qua thì “quả là đánh đố DN”. Sau năm 2020 cơ hội phát triển ngành dệt may giảm dần nên chúng ta phải nhanh chóng chuyển từ lượng sang chất, bằng cách nâng cao tỷ lệ thiết kế, chuyển từ may gia công sang bán thành phẩm cuối cùng”  – ông Liêm quả quyết.

Theo dự thảo chiến lược phát triển của ngành dệt may Việt Nam mà Bộ Công thương đang soạn thảo, mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt từ 31 tỷ đến 32 tỷ USD và nâng lên từ 60 đến 65 tỷ USD năm 2030, tương ứng nội địa hóa đạt 60% và 80%... quả là một thách thức lớn đối với ngành xuất khẩu thứ 2 cả nước. Nếu không nhanh chóng có những đầu tư tổng lực vào những dự án khâu đầu, dệt, nhuộm, hoàn tất… thì “khoảng cách” giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu thực tế của ngành tiếp tục là một bài toán khó giải.

Nguyễn Hoài

Chi 17.400 tỷ gom mua, hàng Vip và ‘quý tộc’ Trung Quốc về chợ Việt giá rẻ bèo

Các thương nhân, doanh nghiệp Việt đã chi ra khoảng 17.400 tỷ đồng trong 9 tháng qua để mua rau quả Trung Quốc. Theo đó, rau quả Trung Quốc được bày bán la liệt chợ Việt, hàng Vip và hàng “quý tộc” được bán với giá rẻ bèo.

Bánh tôm hồ Tây - Món ăn nức tiếng của Hà Nội 'gây thương nhớ' cho du khách quốc tế

Đến với Thủ đô Hà Nội, du khách nước ngoài không chỉ thích thú với các địa điểm du lịch nổi tiếng, mà còn nhớ mãi món ăn, đặc sản nức tiếng bất cứ ai cũng đã từng thưởng thức, đó chính là bánh tôm hồ Tây.

Quả ‘thần dược’ của Trung Quốc tràn sang chợ Việt, giá chỉ 30.000 đồng/kg

Được ví như vị thuốc “thần dược”, hồng táo Trung Quốc đang ồ ạt tràn sang chợ Việt và bán với giá rẻ chưa từng có, thấp nhất từ trước đến nay.

CAEXPO: Sữa yến mạch TH true OAT nhận giải sản phẩm mới được yêu thích nhất

Tại sự kiện xúc tiến thương mại thường niên lớn hàng đầu khu vực ASEAN - Trung Quốc (CAEXPO) lần thứ 21, bộ sản phẩm Sữa yến mạch TH true OAT của Tập đoàn TH xuất sắc nhận giải "Sản phẩm được yêu thích nhất".

Vị trí trung tâm kết nối của Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam

Không chỉ tọa lạc tại khu vực phong thủy thịnh vượng bậc nhất, dự án Sun Urban City Phủ Lý còn đón đầu quy hoạch hạ tầng và tương lai phát triển của tỉnh Hà Nam.

Giá chung cư 'nhảy múa', chênh cả tỷ đồng sau 1 tháng rao bán

Trước nhu cầu cao, nguồn cung khan hiếm, môi giới liên tục báo giá chung cư tăng một cách chóng mặt. Một số "cò" bất động sản được cho là té nước theo mưa, hét giá căn hộ cao hơn từ 500 triệu đến cả tỷ đồng chỉ sau vài tuần rao bán.

Cô gái Cần Thơ thu bộn tiền nhờ nghề độc lạ

Nhờ tạo ra những con vật, đồ vật siêu đáng yêu bằng len, cô gái ở Cần Thơ thu bộn tiền và tạo ra công ăn việc làm cho nhiều sinh viên.

Thị trường phía Tây đón nguồn cung căn hộ cao cấp mới

Quy hoạch hạ tầng tiện ích hiện hữu, sản phẩm độc đáo cùng chủ đầu tư uy tín là loạt lý do các dự án chung cư mới phía tây Hà Nội đều “đắt hàng”. Kịch bản này được dự báo tiếp tục xảy ra với những tòa căn hộ cuối cùng trong đại đô thị phía tây.

6 dấu hiệu nhận biết cuộc gọi mạo danh nhân viên ngân hàng

Một trong những dấu hiệu đáng lưu tâm nhất là khi khách hàng gọi lại số điện thoại nghi ngờ lừa đảo thì không có tín hiệu hoặc rất lâu mới có tín hiệu nhưng không có người bắt máy.

Sun Urban City - giải cơn khát đô thị cao cấp cho khu vực gần phía nam Hà Nội

Với quy hoạch hiện đại, hạ tầng đồng bộ và hệ thống tiện ích đẳng cấp, dự án Đô thị Thời đại - Sun Urban City hứa hẹn là không gian sống văn minh, lý tưởng của người Hà Nam cũng như cư dân mới ở miền Bắc.