Nước ion kiềm được bác sĩ khuyên dùng để cải thiện các tình trạng của bệnh gout
Ngày 11/1 vừa qua, Thế giới điện giải cùng Báo Vnexpress, Hiệp hội doanh nghiệp nước ion kiềm tổ chức tọa đàm trực tuyến “Nước điện giải ion kiềm có tốt cho người bệnh gout?". Chương trình cung cấp kiến thức mới nhất về bệnh và giải pháp nước điện giải ion kiềm trong phòng, hỗ trợ điều trị bệnh gout.
Chương trình có sự tham dự TS. BS Yến Phi (ở giữa) và chuyên gia Đức Phú (bên phải). |
Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia tham dự có: TS.BS. Đào Thị Yến Phi, Trưởng bộ môn Dinh dưỡng - An toàn thực phẩm Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM); Ông Lê Đức Phú, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nước ion kiềm Việt Nam. Tọa đàm thu hút sự quan tâm của hàng trăm nghìn khán giả trước nguy cơ cao mắc bệnh gout trong dịp Tết cận kề.
Vào dịp Tết, người bệnh gout nên ăn uống thế nào để không bị cơn đau dày vò?
Gout (gút) là bệnh mạn tính không lây, liên quan đến việc chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể. Bệnh do chế độ dinh dưỡng thừa đạm, uống nhiều rượu bia hoặc mắc các bệnh lý khác như tiểu đường, tim mạch, rối loạn lipid máu…
Đặc trưng của bệnh là các đợt viêm khớp cấp tính tái phát với biểu hiện đau đớn đột ngột giữa đêm, sưng đỏ các khớp. |
Đối với người bệnh gout, không nên sử dụng rượu, bia kể cả dịp Tết hay ngày thường. Người bệnh chọn thịt trắng thay cho thịt đỏ và không vượt quá 200 gram/ngày. Tránh các món chay; tránh ăn nấm, măng, giá và các loại “mầm non”; chọn trái cây không ngọt.
Đặc biệt, nên chọn các thực phẩm giàu kiềm như rau xanh, củ, quả ít nhất khoảng 300 gram/ngày. Uống nhiều nước lọc, bổ sung 20% là nước ion kiềm với độ pH khoảng 8.5 – 9.5 và kết hợp lối sống lành mạnh, hoạt động thể dục thường xuyên.
Bệnh gout ngày càng trẻ hóa, có nguy cơ gây tổn thương thận
Bệnh gout đang xu hướng trẻ hóa, tỷ lệ gia tăng trên 5%. Nhiều năm qua, hiện trạng đau lòng là nhiều người nhập viện, điều trị xong cơn gout cấp tính ban đầu rồi biến mất 10 năm, đến khi gout xuất hiện trở lại thì thận đã tổn thương nặng nề.
Có 5 nhóm đối tượng dễ mắc bệnh gout là: người thừa cân, béo phì; gia đình có người mắc bệnh gout; Người có chế độ dinh dưỡng bất hợp lý; Người ít vận động thể lực và những người uống nhiều rượu, bia.
Dân văn phòng cũng là đối tượng dễ mắc bệnh gout do ít vận động thể lực, nhiều mỡ bụng, dễ thiếu không khí trong môi trường máy lạnh và chế độ dinh dưỡng không đủ rau xanh, trái cây tươi và do uống nhiều trà sữa, nước ngọt…
Nước điện giải ion kiềm – nước uống chức năng giúp phòng ngừa và giảm biến chứng bệnh gout
Vị bác sĩ cũng lưu ý, người bị gout cần gia tăng độ kiềm trong nước tiểu. Lúc này, nước điện giải ion kiềm được sử dụng nhằm giảm biến chứng của gout.
Ông Lê Đức Phú, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nước ion kiềm cho biết: “Nền y học dự phòng của Nhật đặt mục tiêu phòng bệnh hơn chữa bệnh, hướng tới giải chăm sóc sức khỏe từ khi chưa có bệnh. Bí quyết này giúp người Nhật khỏe mạnh và có tuổi thọ cao. Tuổi thọ trung bình của người Nhật là 87,32 với nữ giới và 81,25 với nam giới”.
“Cũng trong nền y tế dự phòng của Nhật thì nước điện giải ion kiềm là loại nước chức năng được Bộ Y tế Nhật khuyến khích dùng hằng ngày từ năm 1965 để nâng cao sức khỏe và phòng tránh các tác nhân gây bệnh”, ông Phú chia sẻ thêm.
Ông Lê Đức Phú chia sẻ về nước điện giải ion kiềm Nhật Bản. |
Nước điện giải ion kiềm (nước ion kiềm) có nhiều tính chất tốt cho sức khỏe như tính kiềm tự nhiên như rau xanh, cấu trúc phân tử siêu nhỏ và giàu các chất điện giải thiết yếu. Ngoài ra, thành phần quan trọng được giới y học quan tâm là khí Hydro (H2 – Hydrogen) hòa tan trong nước.
Tiến sĩ Hayashi Hidemitsu, Viện trưởng Viện Nước Nhật Bản cho biết, Hydro hòa tan trong nước ion kiềm có khả năng chống oxy hóa mạnh, hỗ trợ cải thiện bệnh do lão hóa và oxy hóa gây ra. Hiện đã có hơn 300 nghiên cứu khoa học về tác dụng của nước ion kiềm giàu hydro đối với sức khỏe.
Cũng theo chuyên gia Lê Đức Phú, máy lọc nước điện giải ion kiềm (máy điện giải) được Bộ Y tế Nhật Bản, Hàn Quốc công nhận là thiết bị y tế tạo nước uống tại nhà và chịu sự giám sát, quản lý của Bộ Y tế.