Nữ thủ quỹ trốn ở Đà Nẵng bị bắt và vụ án 26 năm trước ở Thái Bình

Năm 1997-1998, cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình đã tiến hành xử lý 6 đối tượng trong vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" ở cửa hàng vàng bạc Ngân hàng Nông nghiệp huyện Thái Thụy.

Nữ thủ quỹ trốn ở Đà Nẵng bị bắt và vụ án 26 năm trước ở Thái Bình

Lệnh truy nã đối tượng Phạm Thị Hương của Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Thái Bình. (Ảnh: CACC)

Nữ thủ quỹ bỏ trốn suốt 26 năm

Ngày 26/6, Cơ quan CSĐT (PC03) - Công an tỉnh Thái Bình phát hiện, bắt giữ, di lý đối tượng Phạm Thị Hương (sinh năm 1965, quê quán tại xã Thụy Phong; trú thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) từ TP Đà Nẵng về tỉnh Thái Bình sau 26 năm đối tượng bỏ trốn khỏi địa phương.

Trước khi bỏ trốn, Hương là thủ quỹ, thủ kho, nhân viên bán hàng tại cửa hàng vàng bạc thuộc Ngân hàng nông nghiệp huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình).

Năm 1996, Hương bị Cơ quan CSĐT - Công an huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) khởi tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" theo Điều 174 và tội "Tham ô tài sản" theo Điều 133 Bộ luật Hình sự năm 1985.

Cùng với Hương, trong vụ án này Cơ quan CSĐT - Công an huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) cũng tiến hành khởi tố 4 đối tượng khác về các hành vi như tham ô tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Phạm Thị Hương thời điểm bị bắt giữ sau 26 năm lẩn trốn. Ảnh: CACC

Phạm Thị Hương thời điểm bị bắt giữ sau 26 năm lẩn trốn. (Ảnh: CACC)

Hồ sơ vụ án thể hiện: Cửa hàng vàng bạc thuộc Ngân hàng Nông nghiệp huyện Thái Thụy được thành lập vào năm 1989, trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Thái Bình có nhiệm vụ gia công chế tác, kinh doanh vàng bạc, cho vay cầm đồ theo quy định số 1535/NHNo ngày 16.12.1994 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Từ tháng 8/1995, việc hạch toán nghiệp vụ cho vay và kinh doanh được thực hiện tại cửa hàng, các chứng từ cho vay không phải qua kiểm soát của kế toán Ngân hàng Nông nghiệp huyện Thái Thụy. Cửa hàng lưu trữ sổ sách chứng từ kế toán, hàng ngày chỉ gửi báo cáo về kế toán ngân hàng huyện, cuối tháng gửi báo cáo về ngân hàng huyện và tỉnh Thái Bình để theo dõi.

Tổ chức hoạt động của cửa hàng biên chế 4 cán bộ gồm: Đỗ Thế Lam - Cửa hàng trưởng kiêm công tác tín dụng; Lê Thị An - Cửa hàng phó kiêm kế toán; Phạm Thị Hương - Thủ quỹ kiêm thủ kho và nhân viên bán hàng; Hoàng Kim Giang - Thợ kim hoàn kiêm giám định kỹ thuật.

... và chuyện cửa hàng vàng bạc "bốc hơi" 69 chỉ vàng

Sáng ngày 20/8/1996, lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp huyện Thái Thụy tá hỏa phát hiện Đỗ Thế Lam, Lê Thị An và Phạm Thị Hương bỏ trốn khỏi cửa hàng nên đã thành lập Hội đồng kiểm kê cửa hàng vàng bạc, bước đầu phát hiện tiền mặt tại quỹ bị mất, vàng hàng hóa mất 69 chỉ nên đã lập tức báo Công an huyện Thái Thụy.

Qua xác minh sơ bộ, thấy có dấu hiệu tội phạm, Công an huyện Thái Thụy ra Quyết định khởi tố hình sự số 49 ngày 21/8/1996 vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 1985 xảy ra tại cửa hàng vàng bạc thuộc Ngân hàng nông nghiệp huyện Thái Thụy, để mở cuộc điều tra.

Đồng thời lúc này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Thái Bình, Ngân hàng Nông nghiệp huyện Thái Thụy thành lập đoàn công tác kết hợp với Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Thái Bình tiến hành thanh tra, kiểm tra toàn diện hoạt động tại cửa hàng vàng bạc.

Căn cứ chứng từ sổ sách của cửa hàng còn lưu giữ, đoàn công tác cùng cơ quan điều tra xác định tổng số tiền, hàng hoá tại cửa hàng bị chiếm đoạt là hơn 7 tỉ đồng.

Quá trình điều tra vụ án này, các cơ quan pháp luật và ngành chức năng đã xử lý đối với cán bộ liên quan tới công tác của cửa hàng vàng bạc, gồm: Nguyễn Hữu Nam - nguyên Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp huyện Thái Thụy bị Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình xử phạt 5 năm tù giam.

Đỗ Thế Lam - nguyên Cửa hàng trưởng kiêm cán bộ tín dụng cửa hàng vàng bạc thuộc Ngân hàng Nông nghiệp huyện Thái Thụy bị Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình xử phạt 20 năm tù giam.

Ông Nguyễn Thu Hằng - cán bộ Giám định viên của Phòng Kiểm soát Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Thái Bình theo dõi hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp huyện Thái Thụy và bà Lê Thị Thoan - Trưởng phòng tín dụng Ngân hàng nông nghiệp huyện Thái Thụy cùng bị kỷ luật khiển trách. Bà Nguyễn Thị Mính - Phó phòng Kế toán Ngân hàng Nông nghiệp huyện Thái Thụy theo dõi cửa hàng vàng bạc bị xử lý buộc thôi việc.

Riêng Lê Thị An và Phạm Thị Hương sau khi gây án đã bỏ trốn, ngày 23.8.1996 Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Thái Bình ra các Lệnh truy nã số 77, 78 đối với Lê Thị An và Phạm Thị Hương.

Đến ngày 15/8/1997, Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Thái Bình ra Quyết định tách vụ án số 09, Quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can số 30, 31 đối với An và Hương.

Sau khi bỏ trốn, Phạm Thị Hương đến TP Đà Nẵng sinh sống qua nhiều nơi, làm nhiều việc trong suốt 26 năm qua và cuối cùng bị Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Thái Bình bắt giữ, đưa về Thái Bình quy án.

Quá trình bị bắt giữ, trước những chứng cứ không thể chối cãi, Hương tỏ ra hợp tác với cán bộ điều tra. Bước đầu đối tượng khai nhận, trong thời gian làm thủ kho, thủ quỹ tại cửa hàng vàng bạc thuộc Ngân hàng Nông nghiệp huyện Thái Thụy đã vi phạm trong việc quản lý tài sản do khách hàng thế chấp, gây thiệt hại cho ngân hàng và Nhà nước.

Theo laodong.vn

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.

‘Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam’ khuấy động Sun Urban City

“Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam” như lời chào Xuân của chủ đầu tư Sun Group dành cho các đại lý phân phối, chuyên viên kinh doanh dự án Sun Urban City, đồng thời kích hoạt thị trường BĐS Hà Nam ngay những ngày đầu năm.

Địa điểm giải trí cảm giác mạnh cách Hà Nội 150km, giá vé chỉ 150.000 đồng

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm giải trí với những trò chơi cảm giác mạnh “cực đã” mà không quá xa Hà Nội, Công viên Rồng tại Sun World Ha Long chính là điểm đến lý tưởng, với giá vé đang áp dụng chỉ 150.000 đồng.

Các ‘thánh địa’ du lịch tại Việt Nam có gì đáng trải nghiệm về đêm?

Hoàng hôn buông mở ra những trải nghiệm bất tận cho du khách về đêm. Tổ hợp vui chơi sôi động Da Nang Downtown đến chợ đêm Vui Fest náo nhiệt, các show diễn tại Thị trấn Hoàng Hôn - Phú Quốc… tạo nên một bức tranh du lịch đêm sống động, đầy cảm xúc.

Top trải nghiệm hấp dẫn chưa từng có khi du xuân ở Sun World Ha Long

Đến Sun World Ha Long dịp đầu xuân, du khách không chỉ được hưởng chính sách giá vé hấp dẫn mà còn được tận hưởng nhiều trải nghiệm “chill” hết nấc tại khu “3 Đồi” mới.

Những di sản văn hoá ‘độc lạ’ chỉ có ở núi Bà Đen dịp đầu Xuân

Múa trống Chhay dăm, nhạc ngũ âm hay ẩm thực chay - đó là các di sản văn hoá mang đặc trưng tại Tây Ninh mà bạn không nên bỏ lỡ khi đến với núi Bà Đen mùa Xuân này.

Cát Bà - ‘thiên đường’ chờ được đánh thức

Được ví như bản giao hưởng của núi rừng hùng vĩ và biển đảo bao la, Cát Bà sở hữu 7 hệ sinh thái đa dạng với cảnh quan ngoạn mục, khí hậu trong lành, cùng vô số trải nghiệm hấp dẫn.

Bỏ túi lịch trình du Xuân Sun World Ha Long

Check-in Suối Hoa tại Đồi Bầu trời (Sky Hill), “chill” tại Đồi Mặt trời (Sun Hill) hay chạm đến an nhiên tại Đồi Cửa biển (Ocean Hill) là những trải nghiệm “mới tinh” mà bạn không nên bỏ qua khi khám phá Sun World Ha Long phiên bản 2025.

Đang cập nhật dữ liệu !