Nộp phí bảo trì, chưa mong cải thiện chất lượng cầu đường

Nhiều doanh nghiệp tỏ ra lo ngại vì vừa phải gánh trên lưng mức phí bảo trì đường bộ khá cao, trong khi chất lượng cầu đường vẫn kém. Ngoài ra, việc trích quỹ cho trung tâm đăng kiểm cũng khiến các doanh nghiệp lo lắng số tiền “rót” xuống đường sẽ không còn bao nhiêu.
Nộp phí bảo trì, chưa mong cải thiện chất lượng cầu đường - ảnh 1
 
Doanh nghiệp hoài nghi quỹ bảo trì đường bộ sẽ không cải thiện được chất lượng đường sá - Ảnh Duy Nguyên

Phí bảo trì đường bộ bắt đầu thu từ ngày 1/1/2013 tới. Sau khoản phí phải bỏ ra khá cao, điều doanh nghiệp quan tâm nhất là chất lượng đường sá có được nâng cao?

Theo ông Trần Huy Hiền, Chủ tịch Hiệp hội giao nhận vận tải hàng hóa Việt Nam, tính hiệu quả của việc thu phí này chưa được đề cập đến mà chỉ nói rất sơ sài ở điều 8 Nghị định 18 về Quỹ bảo trì đường bộ. Câu hỏi đường có tốt lên hay không? Thời gian vận tải có giảm không khi thu phí? Vẫn chưa ai trả lời. Nếu như chất lượng cầu đường sẽ tốt hơn thì doanh nghiệp sẵn sàng đóng phí mà không một lời kêu ca.

Điều 8 (Nghị định 18/2012/NĐ-CP về Quỹ bảo trì đường bộ) quy định việc quản lý tài chính quỹ chỉ nêu: "Các đơn vị được giao quản lý kinh phí của quỹ có trách nhiệm triển khai đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch cho các đơn vị thực hiện công tác bảo trì, quản lý công trình đường bộ theo quy định", mà chưa có kế hoạch cụ thể về sử dụng quỹ cho mục đích bảo trì đường bộ. 

Ngoài ra, điều khiến các doanh nghiệp lo ngại hơn là việc trích quỹ cho đơn vị thu phí. Theo Thông tư 197 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện, đối với thu phí từ ô tô, các đơn vị đăng kiểm (đơn vị thu phí) được phép để lại 1% số tiền phí để chi tổ chức thu. Trong đó, sẽ phải trích chuyển về Cục Đăng kiểm Việt Nam 3% số tiền phí được để lại, để phục vụ công tác quản lý thu, nộp phí sử dụng đường bộ của hệ thống cơ quan đăng kiểm trên toàn quốc.

Đối với phí thu từ mô tô, xe máy, các phường, thị trấn (đơn vị thu phí) được để lại tối đa 10%, còn các xã được để lại tối đa 20% số phí sử dụng đường bộ thu được để trang trải chi phí tổ chức thu theo quy định.

Một doanh nghiệp vận tải nghi ngại: “Số tiền “rót” xuống làm đường sẽ còn lại bao nhiêu sau khi trích chi cho tất cả các khoản? Chất lượng cầu đường cũng khó lòng nâng cao”.

Trong khi đó, đại diện Trung tâm đăng kiểm tỉnh Phú Yên cho rằng, việc tổ chức thu phí bảo trì đường bộ sẽ tốn kém rất nhiều chi phí cho đơn vị. Ngoài việc bố trí thêm người còn phải trang bị thêm chỗ ngồi riêng, máy móc, thiết bị, số sách riêng… Đó là chưa kể việc cất giữ và vận chuyển tiền quỹ thu được khá lớn rất nguy hiểm và nhiều rủi ro.

“Với khoản chi phí tăng thêm và một công việc khó khăn như vậy mà chỉ trích lại 1% cho đơn vị đăng kiểm là quá ít”, vị này nói.

Trong những năm gần đây, vốn dành cho công tác bảo trì hệ thống quốc lộ hết sức hạn hẹp, năm 2010 là gần 2.500 tỷ đồng, năm 2011 gần 2.600 tỷ đồng, năm 2012 chỉ đạt gần 2.770 tỷ đồng. Nguồn kinh phí này mới chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu. Còn đối với hệ thống đường  bộ do địa phương quản lý, kinh phí cấp cho công tác bảo trì lại càng thấp hơn, chỉ mới đạt khoảng 20-30% nhu cầu.

Nộp phí bảo trì, chưa mong cải thiện chất lượng cầu đường - ảnh 2
Phương tiện lưu thông vẫn sẽ phải chịu cảnh tắc đường, kẹt xe, ổ gà... nhiều năm nữa cho dù có quỹ bảo trì - Ảnh Duy Nguyên

Thứ trưởng Bộ GTVT, ông Nguyễn Hồng Trường cho biết, thu qua trạm thu phí mỗi năm chưa được 1.000 tỷ đồng. Nếu thu phí bảo trì đường bộ từ ngày 1/1/2013, dự kiến, mỗi năm sẽ thu được từ 3.000-4.000 tỷ đồng. Còn nếu thu cực đại theo đề án, mỗi năm có thể lên tới 6.000 tỷ đồng.

Trong khi việc thu quỹ bảo trì đường bộ nhằm mục đích bổ sung nguồn tài chính vào công tác quản lý, bảo trì đường bộ, làm cho đường sá tốt hơn, thì ông Trường lại cho rằng: “Phí này chỉ tác động rất nhỏ vào việc cải thiện chất lượng cầu đường, chỉ chiếm 0,1% chi phí làm đường. Khi đã có quỹ, hy vọng trong vòng 5-10 năm nữa, chất lượng đường sá sẽ tốt hơn bây giờ”.

Như vậy, rõ ràng các doanh nghiệp vận tải, đối tượng chịu phí, thì đang “ngậm ngùi” khi sắp phải đóng một khoản phí khá cao trong khi phương tiện vẫn tiếp tục chạy trên những cung đường chưa thể cải thiện chất lượng.

Duy Nguyên

2 giải đấu Taekwondo kịch tính trong tuần lễ thể thao của CJ K Festa 2025

Những bài quyền đẹp mắt, những trận đối kháng đỉnh cao thể hiện sức mạnh và tinh thần võ đạo thu hút khán giả tại 2 giải Taekwondo đang diễn ra tại TP.HCM.

Báo chí Việt Nam: Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Sáng nay (19/6), tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 với chủ đề “Báo chí Việt Nam – Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.