Nơi tuyến đầu ngăn chặn Covid-19, chất lính ngời sáng lung linh

Lán dựng giữa rừng, không điện, không giường, không sóng điện thoại... nhưng những chiến sỹ Bộ đội Biên phòng Cửa khẩu biên giới Na Mèo (Thanh Hóa) vẫn đang nỗ lực từng ngày để đảm bảo an toàn trên tuyến đầu ngăn chặn dịch Covid-19 từ ngoài vào.

Chỗ ở của các anh là một chiếc lán tuềnh toàng, được dựng tạm bợ bên vệ đường,bốn bề trống huơ trống hoác.

Những ngày qua, hàng chục cán bộ, chiến sỹ Biên phòng thuộc Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Na Mèo (Thanh Hóa) đã lập nhiều chốt kiểm soát trên các đường mòn, lối mở với nước bạn Lào, ngày đêm canh gác, nếu phát hiện hành vi nhập cảnh trái phép về Việt Nam sẽ kịp thời ngăn chặn, đưa đi cách ly y tế theo quy định.

Chỗ ở của các anh là một chiếc lán tuềnh toàng, được dựng lên một cách tạm bợ, trên mái được phủ một lớp bạt nilon để che tạm nắng mưa, bốn bề trống huơ trống hoác.

Giường ngủ là những cây bương buộc lại với nhau. Nan giường là những tấm phên được đan từ tre nứa. Để tránh ẩm thấp, các chiến sỹ đã dùng những hòn đá kê lên thành chân giường.

Giường ngủ ở chốt kiểm soát dịch bệnh vùng biên.

Giá đựng bát đũa.

Bàn làm việc.

Cốc uống nước.

Tất cả vật dụng tại đây đều được chế tạo từ những sản vật của thiên nhiên, từ bàn làm việc cho đến chiếc cốc uống nước. Dưới bàn tay khéo léo và tâm hồn mộc mạc của người chiến sỹ, mọi thứ trở nên đẹp đẽ, đáng yêu hơn.

Bếp nấu ăn là những hòn đá cuội chụm lại với nhau, cũng chênh vênh như tất thảy mọi vật dụng khác. Duy chỉ có bản lĩnh của người lính là luôn vững vàng như bàn thạch.

Bếp nấu ăn là những hòn đá cuội chụm lại với nhau.

Để ngăn chặn và phòng chống dịch bệnh Covid-19 xâm nhập vào lãnh thổ nước ta, các chiến sỹ Bộ đội Biên phòng Na Mèo luôn túc trực 24/24 tại các đường mòn, lối mở để tuyên truyền, hướng dẫn cho dân bản 2 bên khu vực biên giới cách phòng chống dịch. Những người qua khu vực chốt kiểm soát sẽ được phát khẩu trang, rửa tay diệt khuẩn, kiểm tra thân nhiệt và kê khai thông tin y tế.

Đêm xuống, sương muối bao phủ cả cánh rừng, trời rét cắt da, cắt thịt, các anh phải đốt lửa sưởi ấm. Án lửa ấy cũng là thứ ánh sáng giúp các anh xua đuổi thú dữ và phát hiện những trường hợp nhập cảnh trái phép.

Những người qua khu vực chốt kiểm soát sẽ được phát khẩu trang, rửa tay diệt khuẩn, kiểm tra thân nhiệt và kê khai thông tin y tế.

Giấu nỗi buồn vì phải xa gia đình và đứa con chưa đầy 5 tháng tuổi, Trung úy Lê Xuân Linh (người xã Quảng Khê, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) chia sẻ: "Tôi cùng đồng đội đã chốt chặn ở biên giới từ Tết đến giờ chưa một lần về thăm nhà. Vì nhiệm vụ đất nước giao phó, chống dịch như chống giặc nên cả đội vẫn lạc quan, tin tưởng một ngày không xa, dịch bệnh sẽ được đẩy lùi”.

Anh Đặng Văn Hòa, cán bộ Biên phòng đang công tác tại bản Ché Lầu (cách Đồn Na Mèo hàng chục cây số), nằm sát đường biên giới với bản Hin Đăm (Lào) chia sẻ: "Tôi cùng tổ công tác và dân quân tự vệ của bản cõng gạo vào lập chốt kiểm soát giáp đường biên nhằm ngăn chặn người vượt biên trái phép để phòng chống dịch bệnh".

Xa nhà, nhớ vợ con là một nhẽ, khung cảnh núi rừng hoang vu càng góp thêm cảm giác trống vắng đến khôn cùng. Điện không có, sóng điện thoại cũng không, vật chất thiếu thốn đủ bề như những thách thức để tôi luyện bản lĩnh của người chiến sỹ.

Bếp củi để sưởi ấm...

... và đèn dầu để làm việc.

Thiếu tá Lê Ngọc Đông, Phó Chính trị viên Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Na Mèo cho biết: "Từ Tết Nguyên đán đến nay, đơn vị trực 100% quân số, đồng thời thành lập 5 chốt kiểm soát ở các bản Mùa Xuân, Tà Ơn, Cha Khót, Na Mèo, Sơn Thủy để ngăn chặn người vượt biên trái phép, phát hiện và cách ly y tế theo quy định".

Cũng theo Thiếu tá Đông, Đồn cũng thành lập 2 tổ cơ động và lực lượng ở các trạm kiểm soát tại bản với hơn 40 cán bộ, chiến sỹ túc trực 24/24.

Cùng nhau chuẩn bị bữa cơm như một gia đình.

Trần Nghị

Cuộc sống ở nơi đặc biệt nhất Bắc Giang: Cả làng không một tấc đất

Toàn bộ người dân ở thôn Nguyệt Đức (Bắc Giang) đều sống trên thuyền, dưới lòng sông Cầu. Nhiều gia đình đã sống ở đây từ lâu đời, chủ yếu làm nghề chài lưới hoặc lái tàu.

Fan phát sốt vì nhan sắc NSND Thu Hà năm 20 tuổi đánh bại mọi mỹ nhân

Hình ảnh NSND Thu Hà trong vai Quận chúa Quỳnh Hoa được trích từ phim 'Đêm hội Long Trì' công chiếu cách đây gần 40 năm bất ngờ gây sốt trở lại.

Ám ảnh tuổi thơ cơ cực, chàng trai Hà Giang lên núi làm điều cảm động

Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Mai Phương Thuý đã 'ở trong lồng', NSND Thu Hà trẻ đẹp tuổi 55

Mai Phương Thuý khoe hình ảnh mới kèm thông báo đã 'ở trong lồng'; NSND Thu Hà xinh đẹp tuổi 55.

Hình ảnh lay động trái tim những ngày nắng nóng đỉnh điểm ở Đà Nẵng

“Anh tài xế, cô lao công ơi! Dừng lại đây 1 phút uống chai nước mát rồi đi tiếp nhé. Xin đừng ngại nhé" là dòng chữ xuất hiện trên hè phố Đà Nẵng những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

'Ngọc nữ bolero' Lily Chen ngày càng quyến rũ, lên chức ở tuổi 29

Lily Chen - 'Ngọc nữ bolero' - khoe dáng thon, gợi cảm trong bộ ánh mới đánh dấu lên chức 'bà chủ' ở tuổi 29.

Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời

Để nâng cao năng suất của làng nghề truyền thống nuôi tằm lấy kén, người nông dân ở Nghệ An đã áp dụng kỹ thuật mới trong việc chăm sóc tằm ở phòng điều hoà.

Đang cập nhật dữ liệu !