Nỗi đau 40 năm sống ở bệnh viện

“Thân thể khỏe mạnh bình thường, nhưng họ lại mất đi phần quan trọng nhất, là sự tỉnh táo về tinh thần. Họ là những người rất cần tình yêu thương…”

Bác sĩ Hải gọi dõng dạc:

“Ông Lương Văn Minh. Bệnh nhân Lương Văn Minh đâu nhỉ”.

Không gian xung quanh vẫn im ắng. Một vài bệnh nhân đọc báo, chơi cờ ngước đầu lên nhìn rồi lại mau chóng tập trung vào việc đang làm.

Gọi thêm đôi lần không được, bác sĩ Hải rảo bước tìm quanh khu sân chơi. Bệnh nhân Minh ngồi khoanh tay, bó gối bên góc tường nhỏ, một mình chìm vào thế giới riêng.

Nghe bác sĩ hỏi chuyện xong, ông Minh lại nhanh chóng trở về nơi góc tường với tư thế ngồi quen thuộc.

Ông Lương Văn Minh * (sinh năm 1952, Hà Nội) là bệnh nhân lâu năm nhất tại khoa Điều trị người bệnh mạn tính, Bệnh viện Tâm thần Hà Nội.

Bệnh nhân tâm thần phân liệt với tư thế ngồi khoanh tay, bó gối quen thuộc

Không ai nhớ chính xác thời điểm ông Minh mắc bệnh tâm thần phân liệt. Chỉ biết rằng, căn bệnh này đã theo ông hơn 40 năm nay, từ ngày ông Minh vẫn còn là một cậu trai trẻ tuổi.

Mắc bệnh đã lâu, cảm xúc của ông Minh cũng trở nên cùn mòn, khô lạnh. Ông ít giao tiếp, gần như chỉ sống trong thế giới nội tâm riêng.

Khoa Điều trị người bệnh mạn tính hiện có hơn 60 bệnh nhân đang sống và điều trị, trong đó hầu hết là các trường hợp tâm thần phân liệt như ông Minh. Mỗi bệnh nhân có một hình thái bệnh khác nhau: người thấy có tiếng nói trong đầu, người nghĩ rằng mình bị ma nhập, người sợ hãi tiếng động,…

Sau mỗi đợt điều trị kéo dài từ 50 đến 60 ngày, bệnh viện sẽ gọi người nhà tới đón bệnh nhân về. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân quay lại viện chỉ sau ít ngày về nhà bởi gia đình không thể chăm sóc, trông coi họ.

“Có những gia đình hôm trước bác sĩ gọi đến đón về, hôm sau lại đưa vào ngay. Nhiều người thậm chí còn nổi nóng với các bác sĩ nếu chúng tôi nhận bệnh nhân muộn. Có lẽ, họ quá mệt mỏi với việc phải chăm sóc bệnh nhân”, bác sĩ Bùi Thị Thanh Hải, Trưởng khoa Điều trị người bệnh mạn tính chia sẻ.

Giờ hoạt động cá nhân của các bệnh nhân

Ở lại lâu ngày, bệnh viện trở thành ngôi nhà thứ hai với nhiều bệnh nhân. Có những người ở lại 10 năm, 20 năm, thậm chí 40, 50 năm như ông Minh. Hàng ngày, họ sinh hoạt theo một lịch trình định sẵn. Sáng thức dậy sẽ đi đánh răng, rửa mặt, ăn sáng, vệ sinh râu tóc móng, kiểm tra mạch, đo huyết áp, uống thuốc, ăn cơm trưa, nghỉ trưa,… Khoảng thời gian trước giờ uống thuốc buổi sáng và sau giờ nghỉ trưa buổi chiều, họ được chọn lựa các hoạt động cá nhân: đọc báo, chơi cờ, đánh cầu lông,…

“Rối loạn tâm thần không có nghĩa là tất cả các chức năng (bao gồm trí nhớ, trí tuệ, cảm xúc, khả năng giao tiếp, sự tập trung chú ý,…) của họ đều mất. Có bệnh nhân vẫn có cảm xúc, phản ứng như những người bình thường”, bác sĩ Hải cho biết.

Chỉ vào cậu thanh niên chạc 30 tuổi, liên tục níu lấy tay áo bác sĩ khẩn khoản “Cho cháu về với gia đình. Cháu sắp ở đủ hai tháng rồi. Bác gọi bố cháu đến đón cháu về”, bác sĩ Hải nói tiếp: “Nhớ nhà là cảm xúc cơ bản nhất. Thông thường, những bệnh nhân lâu năm sẽ ít khi có người thân vào thăm. Đến ngày Tết, họ sẽ còn xáo động hơn nhiều. Họ luôn trông ngóng người nhà đến đón về. Có người được như ý. Có những người lại không”.

Trường hợp bác sĩ Hải nhớ nhất là một bệnh nhân nam, được gia đình đưa từ trại tâm thần về, gửi gắm vào bệnh viện. Xa người thân đã lâu, bệnh nhân tha thiết được về nhà, nhưng người thân khóc và van xin anh ở lại viện. Bệnh nhân sau đó đồng ý. Đến đêm cùng ngày, anh tìm cách tự sát vì tổn thương.

“Những bệnh nhân tâm thần phân liệt rất thiệt thòi. Nếu hoàn toàn sa sút, không nhớ nổi mình là ai có lẽ sẽ bớt khổ hơn những người chỉ sa sút một phần. Chính vì xác định họ rất nhạy cảm và có thể làm hại bản thân bất cứ lúc nào, chúng tôi luôn phải hạn chế tối đa các vật dụng gây nguy hiểm cho bệnh nhân, rào chắn nơi ở của họ cẩn thận và lắp các camera theo dõi. Tuy nhiên, đôi lúc cũng không thể loại bỏ hoàn toàn các nguy cơ”, bác sĩ Hải chia sẻ.

10h sáng hàng ngày là thời gian các bệnh nhân tâm thần phân liệt xếp hàng uống thuốc

Chính vì xác định bệnh nhân tâm thần phân liệt mạn tính rất thiệt thòi, các bác sĩ luôn cố gắng hết sức để bệnh nhân thoải mái, vui vẻ trong mái nhà thứ hai này.

Hầu hết bệnh nhân lâu năm không có người nhà đi theo chăm sóc, nên những sinh hoạt cơ bản như tắm rửa, ăn uống, cắt tóc, cạo râu,…, nhân viên y tế đều phải giúp họ. “Nhiều khi, họ giằng co, đánh cả bác sĩ. Chúng tôi quen rồi nên sẽ có cách để xử lý trong những tình huống như vậy”, bác sĩ Hải bảo.

Tết đến, khắp khoa phòng đều được trang hoàng đào quất. Các bác sĩ sẽ chuẩn bị những món ăn đặc trưng ngày Tết, phát quà, sinh hoạt văn nghệ cùng bệnh nhân để giúp họ vơi đi nỗi nhớ nhà.

“Có những bệnh nhân rất tình cảm. Họ quan tâm đến cả sắc mặt của bác sĩ, sẽ chạy tới hỏi thăm nếu thấy tôi có chuyện buồn. Có bệnh nhân dành dụm số tiền trợ cấp ít ỏi, tới sinh nhật, ngày thầy thuốc lại mua món quà nhỏ như cái khăn mặt, đôi tất tặng bác sĩ”, bác sĩ Hải mỉm cười kể.

Với nhiều bệnh nhân, bệnh viện là nhà, các bác sĩ giống như người thân của họ. Tuy nhiên, ở một góc nào đó, họ vẫn không vơi nỗi khao khát được trở về nhà, gặp lại gia đình của mình.

Nam thanh niên 30 tuổi vẫn chưa thôi níu lấy tay áo bác sĩ Hải, nài nỉ: “Bác nhớ gọi điện cho bố cháu đón cháu về nhé. Cháu sắp điều trị được 2 tháng rồi”.

Phía xa xa, bệnh nhân người đọc báo, người đánh cờ, người vẫn ngồi bó gối, với những khoảng suy tư riêng…

* Tên nhân vật đã được thay đổi

Nguyễn Liên/Vnn

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Đang cập nhật dữ liệu !