Nhuộm màu tiểu hành tinh để tránh va chạm với trái đất

Các nhà khoa học từng khẳng định, có thể dùng ánh sáng mặt trời hội tụ để đổi hướng các thiên thạch sáng màu lao vào trái đất. Tuy nhiên, phương pháp này hoàn toàn vô dụng với những loại thiên thạch tối màu.

Theo lý thuyết, số lượng lớn ánh sáng mặt trời hội tụ chiếu vào những điểm được xác định trước trên các tiểu hành tinh sẽ đủ sức giúp các thiên thạch chuẩn bị lao vào trái đất đổi hướng. Theo đó, ánh sáng mặt trời hội tụ sẽ được chiếu vào các điểm nhất định, làm chúng nóng tới hơn 2.000 độ C, khiến vật chất nóng chảy và giải phóng khí đủ khiến các thiên thạch chuyển hướng.

Nhuộm màu tiểu hành tinh để tránh va chạm với trái đất - ảnh 1
Có thể nhuộm màu để đổi hướng thiên thạch sắp lao vào trái đất.

Tuy nhiên, ánh sáng mặt trời hội tụ sẽ không đạt tới nhiệt độ cần thiết nếu tiểu hành tinh chuẩn bị lao vào trái đất được hình thành từ loại đá đen, giúp nó có khả năng hấp thụ nhiệt, khiến năng lượng chiếu vào thiên thạch bị khuếch tán nhiệt, tránh cho điểm bị chiếu vào nóng chảy. Do đó, lý thuyết dùng gương hội tụ ánh nắng mặt trời để làm đổi hướng các thiên thạch loại này gần như không có tác dụng.

Chính vì lẽ đó, một nhóm nghiên cứu đang đề xuất khả năng sử dụng một khẩu súng sơn khổng lồ, được tàu vũ trụ đưa tới gần các thiên thạch tối màu có nguy cơ lao vào trái đất, nhuộm màu chúng bằng chất bột sơn đặc biệt nhằm tăng gấp nhiều lần khả năng nóng chảy của thiên thạch khi bị ánh nắng mặt trời chiếu vào.

Sáng kiến trên được đưa ra trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế về thiên văn ở Neples, Italy. Trong hội nghị này, nhiều sáng kiến về việc làm chệch hướng các tiểu hành tinh có nguy cơ va vào trái đất đã được đưa ra nhằm thay thế những quan niệm truyền thống như sử dụng tên lửa hay vũ khí hạt nhân để xóa bỏ nguy cơ từ tiểu hành tinh.

Dường như việc sơn màu tiểu hành tinh được đánh giá cao hơn so với việc sử dụng tên lửa hay lực kéo của các tàu vũ trụ buộc những vật thể có khả năng va chạm với địa cầu phải chuyển hướng. Phương pháp này cũng gây ra ít mối đe dọa với trái đất và các vệ tinh hơn là việc cho nổ tung thiên thạch bằng vũ khí hạt nhân.

Sở dĩ, cách thức làm chuyển hướng thiên thạch được quan tâm đặc biệt trong Hội nghị lần này bởi các nhà khoa học cảnh báo, một tiểu hành tinh nặng 27 gigaton (tương đương 27 tỷ tấn) có khả năng lao vào trái đất trong năm 2029 và tiến sát hơn vào năm 2036. Với kích cỡ khổng lồ của tiểu hành tinh kể trên, hàng trăm triệu người trên trái đất sẽ thiệt mạng nếu như vụ va chạm xảy ra.

Nhuộm màu tiểu hành tinh để tránh va chạm với trái đất - ảnh 2
Mối nguy từ các tiểu hành tinh không còn trên lý thuyết.

Tuy nhiên, chỉ với 5 tấn sơn đặc biệt, có thể tiểu hành tinh trên sẽ không còn cơ hội tiến gần trái đất. Theo lý thuyết của Sung Wook Paek, tốt nghiệp chuyên ngành Hàng không vũ trụ Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ, lượng sơn đặc biệt được đưa vào các điểm đã định trên các thiên thạch tối màu sẽ khiến chúng bị ánh sáng mặt trời làm cho nóng chảy, giải phóng khí và nhiệt đẩy thiên thạch ra xa quỹ đạo va chạm với trái đất.

Lý thuyết của Sung Wook Paek và các cộng sự cho rằng, chỉ cần tàu vũ trụ đưa các quả bóng chứa loại sơn đặc biệt vào 2 điểm định sẵn của thiên thạch sau đó kích nổ chúng, ánh sáng mặt trời sẽ tự làm nóng chảy lượng vật chất trên các điểm bị sơn bao phủ, đẩy thiên thạch đi chệch quỹ đạo có nguy cơ va chạm với trái đất.

Hồng Duy

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !