Những trẻ nào sẽ dễ bị tiêu chảy cấp?

Ước tính hàng năm có khoảng 1,3 tỷ lượt trẻ em dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy và 4 triệu trẻ chết vì bệnh này, chủ yếu trẻ dưới 2 tuổi. Ở Việt Nam, trung bình mỗi trẻ có 2,2-4 đợt tiêu chảy/ năm.

Trẻ bị tiêu chảy cấp nguy hiểm thế nào

Theo bác sĩ Lý Lan Hương – Khoa Nội – Nhi, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương tiêu chảy cấp là bệnh thường gặp ở trẻ em, đứng hàng thứ 2 sau nhiễm khuẩn hô hấp.

Bác sĩ Hương cũng cho biết tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng. Trong đợt tiêu chảy, trẻ ăn ít , khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng giảm trong khi nhu cầu dinh dưỡng lại tăng do nhiễm khuẩn.

Biểu hiện của tiêu chảy cấp: Tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước từ 3 lần trở lên/ ngày, tiêu chảy cấp: < 14 ngày, tiêu chảy kéo dài: > 14ngày.

Theo bác sĩ Hương, đường lây truyền của tiêu chảu cấp thường là  phân – miệng thông qua thức ăn hoặc nước uống bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc trực tiếp với phân đã nhiễm khuẩn gây bệnh.

Những đứa trẻ dễ bị tiêu chảy cấp không nuôi con bằng sữa mẹ trong 4-6 tháng đầu, cho trẻ bú bình, không vệ sinh tay khi chế biến thức ăn cho trẻ, mùa hè tiêu chảy nhiễm khuẩn tăng, về mùa đông Rotavirus tăng.

Trường hợp trẻ tiêu chảy không bị mất nước như người bình thương, mắt không trũng, không khát nước có thể điều trị trẻ tại nhà. Còn trường hợp trẻ kích thích vật vã, mắt trũng, khát nước, uống háo nước nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Trường hợp trẻ li bì cần nhanh chóng đến viện để được cấp cứu.

Chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp, theo bác sĩ Hương không dùng thuốc chống nôn, cầm ỉa, thuốc kháng sinh. Chỉ dùng kháng sinh trong những trường hợp tiêu chảy phân máu, tả, xét nghiệm có vi khuẩn.

Trong chế độ ăn nên cho trẻ uống nhiều dịch hơn bình thường phòng mất nước: Oresol, những dung dịch có vị mặn: nước cháo muối, súp rau quả, súp gà có thịt, nước dừa, nước hoa quả tươi không tươi, không uống nước ngọt công nghiệp, nước có gas.

Tiếp tục cho trẻ ăn: khi trẻ bú mẹ hoàn toàn vẫn tiếp tục bú mẹ bình thường, khẩu phần ăn hằng ngày vẫn tiếp tục và tăng dần lên, không bắt buộc phải uống sữa không đường, nấu ăn phải nhừ, mềm.

Không ăn thức ăn nhiều đường và khó tiêu. Không dùng nước xương ống ninh nấu cháo cho trẻ, ăn thêm thức ăn có kali: chuối, hoa quả tươi.
Nếu trẻ ăn sữa ngoài thì duy trì loại sữa trẻ đang ăn, không pha loãng sữa. Sau khi khỏi đi ngoài cho ăn thêm 1 bữa ngoài những bữa bình thường.

Để phòng tiêu chảy cấp cho trẻ, cách tốt nhất đó là ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch, sử dụng nguồn nước đã được diệt khuẩn để bảo vệ bạn và gia đình khỏi bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm. Uống vắc xin phòng rotavirrus.

Khánh Ngọc

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

Đang cập nhật dữ liệu !