Những thực phẩm nên kiêng đối với người yếu sinh lý

Theo y học cổ truyền, để phòng chống các chứng bệnh được gọi là "yếu sinh lý" như liệt dương, xuất tinh sớm, suy giảm ham muốn TD... ngoài việc dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp và tập luyện khí công dưỡng sinh, phải chú ý lựa chọn chế độ ăn uống hợp lý.

Với quan điểm "dược thực đồng nguyên", việc sử dụng đồ ăn thức uống nào đó đều phải tuân thủ nguyên tắc "biện chứng luận trị", nghĩa là phải căn cứ vào đặc điểm thể chất và tình trạng bệnh tật cụ thể của mỗi người mà trọng dụng hoặc kiêng kị các loại thực phẩm cho thích đáng. Bài viết này xin được tư vấn những đồ ăn thức uống mà người bị yếu sinh lý cần hạn chế sử dụng hoặc kiêng kị hoàn toàn.

Với thể thận dương hư

- Chứng trạng: sợ lạnh, dễ bị cảm, dễ vã mồ hôi, tay chân lạnh, da mặt trắng nhợt, lưng đau gối mỏi, tiểu tiện trong, hay đi tiểu về đêm hoặc đi không hết bãi phải đứng lâu, có thể có phù thũng, liệt dương, di hoạt tinh, miệng nhạt, chất lưỡi nhợt, mạch trầm tế...

- Nên kiêng: các đồ ăn thức uống có tính lạnh như thịt trâu, cua, ốc, trai, hến, ngao, dưa hấu, dưa chuột, bí đao, mướp, khổ qua, rau đay, mùng tơi, rau cần, rau rút, măng, rong biển, đậu phụ, đậu xanh, giá đỗ, cà rốt, mã thầy, củ đậu, nấm kim châm, táo tây, lê, chuối tiêu, trà hoa cúc, trà bát bảo...

Người yếu sinh lý thể thận âm hư kiêng ăn thịt chó

Với thể thận âm hư

- Chứng trạng: người gầy, có cảm giác nóng trong, ngực bụng buồn bực không yên, lòng bàn tay và bàn chân nóng, đổ mồ hôi trộm, ngủ kém hay mê, miệng khô họng khát, lưng đau gối mỏi, thích uống nước mát, di tinh, liệt dương, chất lưỡi đỏ khô, ít hoặc không có rêu, mạch tế sác...

- Nên kiêng: các đồ ăn thức uống có tính cay nóng như thịt dê, thịt chó, ớt, hạt tiêu, quế, hồi, sa tế, sa nhân, rau hẹ, hành tây, tỏi, lạc rang, nhãn, vải, nhục dung, toả dương, nhân sâm, nhung hươu, rượu, thuốc lá...

Với thể tâm tỳ lưỡng hư

- Chứng trạng: sắc mặt vàng úa, mệt mỏi, có cảm giác khó thở, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp trống ngực, hay quên, ngủ kém, hay mê mộng, chán ăn, đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện lỏng nát, có thể có hiện tượng xuất huyết dưới da, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tế nhược...

- Nên kiêng: các đồ ăn thức uống như củ cải, hành tây, kinh giới, sa nhân, sơn tra, quế, hồi, gừng tươi, hạt tiêu, mã thầy, trà đặc, thuốc lá...

Với thể can khí uất kết

- Chứng trạng: tinh thần luôn bị ức chế, ngực bụng đầy tức hoặc đau nhói, tức nặng hạ sườn phải, hay thở dài, dễ cáu gắt, liệt dương, di mộng tinh, đại tiện táo lỏng thất thường, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền...

- Nên kiêng: các đồ ăn thức uống như thịt mỡ, cơm nếp, mật ong, đại táo, long nhãn, nhân sâm, hoàng kỳ, hoàng tinh, trà đặc, bia rượu, cà phê...

Với thể can kinh thấp nhiệt

- Chứng trạng: vàng da, vàng mắt, ngực sườn đau tức, đầy trướng, khó chịu, ăn kém, miệng đắng, hoa mắt chóng mặt, tai ù tai điếc, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện như đi kiết, rêu lưỡi dày nhờn, mạch hoạt sác...

- Nên kiêng: các đồ ăn thức uống như thịt vịt, thịt đầu lợn, thịt mỡ, thịt chó, thịt dê, đồ uống quá ngọt, long nhãn, long vải, ớt, hạt tiêu, hồi hương, đinh hương, thuốc lá, rượu, dấm quá chua, kim anh tử, khiếm thực, hạt sen...

Với thể tâm thận bất giao

- Chứng trạng: tinh thần bồn chồn không yên, mất ngủ, hay mê mộng, di mộng hoạt tinh, lưng đau gối mỏi, hay có cảm giác sốt nóng về chiều, vã mồ hôi trộm, tai ù tai điếc, hay hồi hộp trống ngực, miệng khô họng khát, đi tiểu đêm nhiều lần, môi đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít hoặc không có rêu, mạch tế sác...

- Nên kiêng: các đồ ăn thức uống có tính cay nóng như ớt, hạt tiêu, dấm quá chua, đại hồi, nhục quế, đinh hương, hành tây, thịt chim sẻ, thịt dê, thịt chó, trà đặc, rượu trắng, thuốc lá...

Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian, những người suy yếu sinh lý không nên ăn nhiều rau răm, đậu tương và các chế phẩm từ đậu tương.

Theo ThS. Hoàng Khánh Toàn/Báo Sức khỏe đời sống

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Đang cập nhật dữ liệu !