Những thói quen xấu cần bỏ ngay nếu không muốn bệnh tật lây lan

Văn hóa ẩm thực của người Việt vẫn duy trì thói quen dùng chung chén chấm gia vị và đây là nguồn khiến bệnh tật lây lan nhất là trong giai đoạn dịch này.

Nhiều người cho rằng chấm chung chén gia vị là thói quen rất bình thường và tự nhiên, khi mỗi người một đôi đũa, chấm cùng chén nước mắm, nước tương, tương ớt, tương cà hay bột canh. Đó còn thể hiện sự gắn bó của các thành viên trong gia đình với nhau.

Việc chấm chung tất cả các thực phẩm trong một bát nước chấm vừa gây hại cho sức khỏe, vừa làm mất dinh dưỡng của thực phẩm. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, chấm chung ẩn chứa nhiều nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm. Kể cả khi không có Covid-19, vẫn còn nhiều căn bệnh khác đang chực chờ những chén chấm chung để tăng nguy cơ lây nhiễm.

Theo Tri thức trực tuyến, PGS. TS Nguyễn Thị Lâm khuyến khích các gia đình không nên dùng chung chén chấm gia vị khi ăn cùng nhau mỗi ngày.

Những bệnh truyền nhiễm như cúm, quai bị, viêm gan… do virus hay vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày, vi khuẩn gây bệnh lao rất thích những chén chấm chung, vì đây là cơ hội để chúng tấn công người khỏe mạnh dễ dàng.

Ngoài ra, trước khi biết đến virus Corona đang gây khủng hoảng toàn nhân loại có thể lây qua đường giọt bắn của nước bọt đường miệng, thì các thói quen “chung đụng” khác, bao gồm cả thói quen sử dụng son môi chung của các bạn gái, cũng là “đường truyền” dẫn vi khuẩn, virus gây bệnh đau miệng.

Chưa kể đến nguy cơ lây nhiễm bệnh, việc chấm chung khiến cả nhà không hấp thụ hết một số vitamin và khoáng chất có trong các loại nước chấm, gia vị. Không khó để nhìn thấy hình ảnh chén chấm lẫn tạp nhiều loại rau hay nước từ món ăn, từ đó dẫn đến hàm lượng vi chất dinh dưỡng bị loãng đi nhiều.

Chấm riêng chén gia vị giúp giảm nguy cơ lây nhiễm nhiều bệnh tật khác nhau. Ảnh minh họa

Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng đã đến lúc người Việt phải hạn chế những thói quen xấu trong sinh hoạt, có nguy cơ hại cho sức khỏe bản thân và những người xung quanh. Đặc biệt trong những bữa cơm gia đình quây quần, khi gắp thức ăn cho nhau, chỉ nên sử dụng một đôi đũa chung không thuộc về ai để gắp. Không dùng đũa đang ăn của mình gắp cho người khác. Càng tuyệt đối không nên chấm chung trong một chén nước mắm, nước tương. Trước mỗi bữa ăn, cần chuẩn bị sẵn mỗi người một chén chấm nhỏ hơn, của ai nấy chấm.

Cơm nhà là khoảnh khắc cả gia đình quây quần bên nhau. Các chị em cố gắng chọn nguyên liệu sạch, đầy đủ dinh dưỡng để chế biến món ngon mong bồi dưỡng sức khỏe cho những người thân yêu. Thế nhưng, chỉ với một thói quen ngỡ như vô hại, những giá trị của cơm nhà sẽ có thể không trọn vẹn từ dinh dưỡng đến tinh thần.

Nếu có thể cùng về nhà ăn cơm, hãy chấm riêng mỗi người một chén, để cơm nhà là điều giúp chúng ta an tâm nhất trong thời điểm cao trào của đại dịch

Minh Khôi/doisongphapluat.com

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

Đang cập nhật dữ liệu !