Những ngày đầu có rất ít thí sinh đến thay đổi nguyện vọng xét tuyển

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, từ ngày 19/9, thí sinh tham gia xét tuyển cao đẳng, đại học trên cả nước chính thức được điều chỉnh nguyện vọng.

Những ngày đầu điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển ĐH theo ghi nhận tại một số trường THPT số lượng học sinh đến nộp phiếu hoặc điều chỉnh trực tuyến rất ít.

Tại trường THPT Trần Phú (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) 3 ngày qua cũng có một số thí sinh đến trường xin phiếu điều chỉnh nguyện vọng mang về nhà.  Theo bà Trần Thị Hải Yến, Hiệu trưởng trường THPT Trần Phú: “Qua theo dõi những mùa tuyển sinh năm trước, thường thì đến sát ngày cuối thí sinh mới đến nộp phiếu điều chỉnh nguyện vọng. Có lẽ, thí sinh cũng cần cân nhắc, tham khảo ý kiến nhiều người và nghe ngóng tình hình. Bởi lẽ, mỗi thí sinh chỉ được điều chỉnh nguyện vọng 1 lần duy nhất nên các em thận trọng cũng là lẽ thường tình”.  

Được biết, hiện mới chỉ có khoảng hơn 10 thí sinh đến nộp phiếu điều chỉnh nguyện vọng tại THPT Trần Phú và đa số các em là tăng thêm số lượng nguyện vọng so với ban đầu.

{keywords}
Những ngày đầu thay đổi nguyện vọng: Có rất ít thí sinh đến thay đổi nguyện vọng (ảnh minh họa)

Còn bà Vũ Thị Hậu - Hiệu trưởng trường THPT Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) thì từ ngày 19/9 đến nay chưa có thí sinh nào đến trường điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học.

“Khả năng thí sinh điều chỉnh nguyện vọng nhưng không tăng số lượng nguyện vọng thì thí sinh sẽ lựa chọn điều chỉnh bằng hình thức trực tuyến chỉ thí sinh tăng số lượng nguyện vọng mới phải điều chỉnh bằng phiếu”, bà Hậu cho hay.

Còn tại Thái Bình, ông Nguyễn Viết Hiển – Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Bình cũng cho biết, tại một số trường THPT trên địa bàn, những ngày đầu cũng vắng bóng học sinh đến thay đổi nguyện vọng.

Ông Nguyễn Hùng Khương, Phó hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP.HCM), cho biết: "Những ngày đầu điều chỉnh nguyện vọng chỉ có vài em tới trường điều chỉnh bằng phiếu. Trường cũng đã bố trí giáo viên phụ trách học vụ và bộ phận tuyển sinh trực để hỗ trợ các em".

Tư vấn cách điều chỉnh nguyện vọng để tăng khả năng trúng tuyển, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM cho rằng: “Đợt xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay đầy rủi ro và tiềm ẩn nguy cơ, khi điểm thi của thí sinh rất cao.

Nguyên nhân do nhiều em đạt điểm cao thường có tâm lý chủ quan với điểm số của mình, có xu hướng đăng ký vào những trường top trên và thường chọn rất ít nguyện vọng. Nếu năm nay, các em làm như vậy, sẽ rất khó lường vì điểm cao chung”, PGS.TS Đỗ Văn Dũng nói.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng lưu ý, để tăng khả năng trúng tuyển vào nguyện vọng đúng mong muốn, thí sinh cần cân nhắc rất kỹ và hiểu nguyên tắc xét tuyển của Bộ GD&ĐT.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng cũng khuyên thí sinh không nên đăng ký quá ít nguyện vọng: “Năm nay, thầy khuyên các em nên đăng ký hơn 10 nguyện vọng mới đảm bảo chắc đỗ”.

Theo Bộ GD&ĐT, mỗi thí sinh chỉ được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển (ĐKXT) một lần trong thời gian quy định bằng hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp.

Đối với hình thức điều chỉnh bằng phiếu điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển, thí sinh được phép điều chỉnh tăng thêm số lượng nguyện vọng so với số lượng nguyện vọng đã đăng ký ban đầu trong phiếu đăng ký dự thi và phải nộp bổ sung lệ phí cho số nguyện vọng tăng thêm theo quy định hoặc thí sinh có điều chỉnh ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng.

Thí sinh phải điền đầy đủ thông tin vào phiếu điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển và gửi trực tiếp về điểm tiếp nhận để cán bộ cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT.

Bộ GD&ĐT lưu ý, thí sinh tự chịu trách nhiệm bảo mật tài khoản và mật khẩu đăng nhập hệ thống của mình. Thí sinh muốn điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển trực tuyến phải đăng ký số điện thoại. Nếu thí sinh chưa khai số điện thoại hoặc đổi số điện thoại thì khi đăng nhập vào Hệ thống để điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển có thể khai báo lại. 

Hoàng Thanh 

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Đang cập nhật dữ liệu !