Những lý do thế giới có thể lạc quan về năm 2014

Mặc dù các tin tức trên báo thường tập trung vào những mặt tiêu cực và u ám, nhưng thực ra vẫn có rất nhiều tin tức tốt lành trên thế giới. Sau đây là những lý do thế giới có thể lạc quan về năm 2014.

1. Tuổi thọ trung bình tăng

Tất cả các quốc gia trên thế giới đều có tỷ lệ tử vong thấp hơn so với năm 1950. Mặc dù vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, nhưng công tác chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể. Tỷ lệ trẻ sơ sinh bị tử vong ở các nước đang phát triển đều giảm xuống so với năm 2009. Mỗi ngày trên thế giới, số trẻ bị tử vong ít hơn 7.256 trường hợp so với năm 2000.

Những lý do thế giới có thể lạc quan về năm 2014 - ảnh 1

Tiến bộ này có được phần lớn là nhờ vào việc ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ, ví dụ như bệnh sởi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng từ năm 2000 đến 2011, số trường hợp tử vong do sởi đã giảm tới 71%.

Tuổi thọ trung bình trên toàn thế giới cũng được cải thiện đáng kể trong vài thập kỉ qua. Tuổi thọ trung bình của thế giới năm 1990 là 64, năm 2011 là 70.

Ở một số nước, tuổi thọ trung bình được cải thiện rất nhiều. Ví dụ như ở Ethiopia, tuổi thọ trung bình năm 1990 chỉ có 46, nhưng tới năm 2011 đã lên đến 60 tuổi. Ở các nước phát triển, tuổi thọ trung bình cũng tăng đáng kể. Ví dụ như Thụy Sĩ, tuổi thọ trung bình tăng từ 78 (1990) tới 83 (2011).

2. Tỷ lệ người biết chữ tăng

Tỷ lệ biết chữ trên toàn cầu cũng đang tăng nhanh. Năm 2011, tỷ lệ người lớn biết chữ là 84,1%, tỷ lệ thanh thiếu niên biết chữ là 89,5%.

Những lý do thế giới có thể lạc quan về năm 2014 - ảnh 2

Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO), từ năm 1990 đến 2011, tỷ lệ người lớn biết chữ tại các quốc gia Ả Rập đã tăng từ 55% lên 77% và tỷ lệ biết chữ trong thanh thiếu niên tăng từ 74% đến 90%. Cũng trong thời gian này, tỷ lệ người lớn biết chữ ở Nam và Tây Á đã tăng từ 47% lên 63% và tỷ lệ biết chữ trong thanh thiếu niên tăng từ 60% đến 81%. Ở nhiều khu vực khác trên thế giới, tỷ lệ người biết chữ cũng tăng lên đáng kể.

3. Chiến thắng bệnh sốt rét

Theo báo cáo năm 2013 của WHO, Trong số 103 quốc gia có dịch sốt rét trên khắp thế giới, có 59 quốc gia đã đáp ứng được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ trong việc chống lại căn bệnh sốt rét.

Những lý do thế giới có thể lạc quan về năm 2014 - ảnh 3

Kể từ năm 2000, tỷ lệ tử vong vì bệnh sốt rét trên toàn thế giới đã giảm 45% trong tất cả các nhóm tuổi. Ở trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ tử vong giảm 51%. Vì sốt rét là nguyên nhân gây tử vong lớn tại Tiểu vùng Sahara châu Phi, nên việc điều trị và phòng ngừa bệnh sốt rét đóng vai trò rất lớn trong việc cứu mạng sống của người dân (đặc biệt là trẻ em) trong khu vực này. Năm 2000, chỉ có 3% số hộ gia đình ở vùng cận Sahara châu Phi có màn chống muỗi. Nhưng tới giờ đã có 54% hộ gia đình có ít nhất một màn.

4. Bệnh lao sắp bị tiêu diệt hoàn toàn

Bệnh lao giờ đã trở thành một căn bệnh có thể phòng ngừa được và chúng ta đã ngăn chặn được căn bệnh này rất tốt.

Những lý do thế giới có thể lạc quan về năm 2014 - ảnh 4

Năm 2012, vẫn có 1,3 triệu người đã chết vì bệnh lao. Tuy nhiên, tỷ lệ mặc bệnh lao đang giảm rất nhiều trên khắp thế giới, giảm tới 45% kể từ năm 1990. Thế giới đang trên đà đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh lao xuống một nửa so với năm 1990 vào năm 2015.

5. Tỷ lệ đói nghèo trên thế giới cũng giảm

Năm 2000, 33% dân số thế giới sống trong nghèo đói. Hiện tại con số này chỉ còn 21%. Mặc dù điều đó có nghĩa là cứ 5 người thì vẫn còn một người sống trong nghèo đói, nhưng đó cũng là một tiến bộ lớn và chứng minh rằng thế giới đã giảm hiệu quả tỷ lệ đói nghèo. 

Những lý do thế giới có thể lạc quan về năm 2014 - ảnh 5

Kể từ khi Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ này được công bố vào năm 2000, hơn 600 triệu người đã thoát khỏi cảnh đói nghèo. Đây là một trong những đợt giảm số người đói nghèo nhanh nhất trong lịch sử nhân loại.

6. Ấn độ xóa sổ bệnh bại liệt vào năm 2014

Kể từ ngày 13/1/2011, chưa có thêm một trường hợp bại liệt nào được thông báo ở Ấn Độ. Nếu không có trường hợp mới được báo cáo, Ấn Độ sẽ được xác nhận xóa bỏ được bệnh bại liệt vào đầu năm 2014.

Những lý do thế giới có thể lạc quan về năm 2014 - ảnh 6

Theo UNICEF, đến năm 2009, Ấn Độ vẫn chiếm gần một nửa các trường hợp bị bệnh bại liệt trên thế giới. Với tiến bộ này, trên thế giới chỉ còn 3 nước còn bệnh bại liệt là Afghanistan, Pakistan, và Nigeria.

Đây là thành tựu vô cùng lớn vì đến năm 1988, bệnh bại liệt vẫn còn tồn tại ở 125 quốc gia và khoảng 350.000 người bị bại liệt hàng năm trên toàn thế giới. Đến nay chỉ còn 3 nước với vài trăm trường hợp bị bệnh này hàng năm.

7. Số người được tiêm phòng nhiều hơn bao giờ hết

Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI) cho biết sẽ cung cấp vắc-xin tiêu chảy vì virus Rota tới 30 trong số những quốc gia nghèo nhất trên thế giới vào năm 2015. Virus Rota hiện là nguyên nhân gây tiêu chảy nặng hàng đầu ở trẻ em. Ước tính có khoảng 450.000 trẻ em chết vì loại virus này mỗi năm. Chương trình của GAVI sẽ tiêm chủng cho 50 triệu trẻ em để bảo vệ các em khỏi loại virus nguy hiểm này. Vắc-xin chống tiêu chảy do virus Rota đã cứu hàng nghìn trẻ em mỗi năm ở Bolivia.

Những lý do thế giới có thể lạc quan về năm 2014 - ảnh 7

Virus Rota chỉ là một trong nhiều loại bệnh có thể ngăn ngừa bằng vắc-xin. Số ca tử vong do sởi giảm tới 71% từ năm 2000 tới 2011 là nhờ tiêm chủng. Việc Ấn Độ loại trừ được bệnh bại liệt cũng là nhờ vắc-xin.

8. Chúng ta đang bước đầu thành công trên mặt trận chống HIV

Tỷ lệ nhiễm HIV đã giảm 33% kể từ năm 2005, và tỷ lệ mắc ở trẻ em đã giảm tới 52%. Những người tiếp cận với các phương pháp điều trị HIV đã tăng lên 40 lần kể từ năm 2002. Tính đến cuối năm 2012, 9,7 triệu người ở các nước có thu nhập thấp và trung bình đã tiếp cận được với các phương pháp điều trị HIV.

Những lý do thế giới có thể lạc quan về năm 2014 - ảnh 8

Theo một nghiên cứu vào cuối năm 2013, một người nhiễm HIV khi 20 tuổi, nếu điều trị kháng virus (ARV) dự kiến có thể sống tới 70 tuổi.

Các phương pháp điều trị mới đang làm giảm đáng kể số người chết vì HIV. Theo Chương trình Phối hợp của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), số người chết vì các nguyên nhân liên quan đến AIDS mỗi năm đã giảm từ mức khoảng 2,3 triệu người vào năm 2005 xuống còn khoảng 1,6 triệu người vào năm 2012.

Phạm Khánh

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !