Những loại pháo lớn đã tham gia tấn công giải phóng Sài Gòn
Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch cuối cùng của QĐND Việt Nam trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 và cũng là chiến dịch cuối cùng của cuộc Chiến tranh Việt Nam.
Các chiến dịch trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 thể hiện sức mạnh vô song của nhiều thành phần lực lượng, quân, binh chủng tham gia chiến dịch, trong đó có sức mạnh của lực lượng pháo binh Việt Nam.
Theo báo cáo, trong Chiến dịch Hồ Chí Minh quân ta đã được trang bị 265 xe tăng và 127 xe thiết giáp, 241 pháo xe kéo, 88 pháo mang vác, hơn 400 pháo cao xạ.
Pháo phòng không tự hành am có khả năng cơ động cao có mặt trên các chiến trường. |
Các chủng loại pháo đã tham gia chiến dịch giải phóng Sài Gòn đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Pháo mặt đất 130mm
Pháo mặt đất 130mm |
Pháo của Tiểu đoàn , Lữ đoàn 14, Quân đoàn 2, từ trận địa pháo Nhơn Trạch đã bắn phá sân bay Tân Sơn Nhất trong Chiến dịch Hồ Chí Minh ngày 29/4/1975. Là loại pháo nòng súng dài và mỏng, bắn góc thấp, cho phép tầm bắn xa có thể tới 27,5 km, đến 38 km.
Pháo tự hành Zsu57, số hiệu 025 |
Pháo cũng có khả năng chống tăng cực kỳ lợi hại khi bắn trực tiếp với khả năng xuyên giáp đáng kinh ngạc. Đặc biệt, pháo được trang bị hệ thống hồng ngoại nhìn đêm để hỗ trợ khả năng bắn trực tiếp.
Pháo tự hành Zsu57, số hiệu 025 |
Pháo tự hành Zsu57
Do Liên Xô chế tạo. Pháo có khối lượng 28,1 tấn, chiều dài 8,6m, chiều rộng 3,27m với kíp chiến đấu 6 người. Bao gồm chỉ huy, lái xe, xạ thủ và hai người nạp đạn.
Pháo tự hành Zsu57, số hiệu 025 |
Đại đội 12, Trung đoàn 202 Binh chủng Tăng- Thiết giáp sử dụng chiến đấu bảo vệ bầu trời miền Bắc (1964-1967) bắn rơi 2 máy bay Mỹ.
Pháo có khối lượng 28,1 tấn, chiều dài 8,6m, chiều rộng 3,27m với kíp chiến đấu 6 người. |
Sau đó Đại dội 52, Tiểu đoàn 260, Đoàn 26 Tăng- Thiết giáp miền Đông Nam bộ sư dụng chiến đấu trong chiến dịch Nguyễn Huệ (4/1972) và Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
Pháo cao xạ 57mm |
Pháo cao xạ 57mm
Pháo phòng không Type 65 37mm và S-60 57mm do Trung Quốc, Liên Xô viện trợ cho Việt Nam số lượng lớn từ những năm 1960. Pháo trang bị một nòng pháo cỡ 57mm vận hành bằng tay (khẩu đội 7 người), đạt tầm bắn xa nhất tới 8.000m, tốc độ bắn 105-120 phát/phút.
Pháo cao xạ 57mm |
Pháo cao xạ 57mm ngoài khả năng phòng không còn có thể hạ nòng bắn thẳng tấn công mục tiêu xe bọc thép, tàu mặt nước.
Pháo cao xạ 37mm |
Đại đội 1, Trung đoàn 243 Pháo cao xạ- đơn vị anh hùng đã sử dụng tham gia bắn rơi 15 máy bay Mỹ từ năm 1965 đến 1968. Trong đó có chiếc A3J rơi trên hè phố Lê Trực, Hà Nội, ngày 19/5/1967.
Pháo cao xạ 37mm
Pháo cao xạ 37mm thiết kế với 2 nòng pháo cỡ 37mm, vận hành hoàn toàn bằng tay (khẩu đội pháo gồm 7-9 người). Việc ngắm bắn mục tiêu phụ thuộc vào kính quang học nhìn ban ngày, không có radar hỗ trợ.
Pháo cao xạ 37mm |
Pháo có khả năng bắn mục tiêu trên không ở tầm thấp xa tới 3,5km (mục tiêu mặt đất là 8,5km), tốc độ bắn 160-180 phát/phút.
Tiểu đoàn 14 Nguyễn Viết Xuân, đơn vị anh hùng đã bắn rơi 124 máy bay Mỹ, trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam từ 1965 đến 1973.Pháo cao xạ 37mm, Đại đội 815, Trung đoàn 367 Pháo cao xạ đơn vị đã bắn rơi 7 máy bay của Pháp trog chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. |
Pháo tự hành M107 175mm
Khẩu pháo tự hành này được Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, với biệt danh “Vua chiến trường”.
Pháo tự hành M107 175mm |
M107 có chiều dài tổng thể 11,25 mét, rộng 3,15 mét, cao 4,47 mét, trọng lượng 28,2 tấn. Nó được trang bị pháo M113 cỡ nòng 175mm đặt trên khung gầm xe M578. Tầm bắn của pháo M107 175 mm khoảng 34 km được trang bị đầu đạn nặng 79 kg với bán kính sát thương hơn 50 mét.
Tuy nhiên “Vua chiến trường” đã bị quân đội Việt Nam thu được trong trận đánh ở Quảng Trị tháng 4/1972. Trong cuộc Tổng tiến công tháng 3/1975, quân ta đã cho dùng lại hơn 10 khẩu M107 chiến lợi phẩm để tham gia chiến dịch pháo kích đẩy lùi quân đội Việt Nam Cộng hòa của chế độ cũ.