Những lãnh đạo tại vị lâu nhất ở châu Á

Ở châu Á, có vị vua tại vị tới 69 năm và có những nhà lãnh đạo nắm trong tay quyền điều hành đất nước suốt 30 năm qua.

Dưới đây là top các nhà lãnh đạo tại nhiệm lâu nhất ở châu Á tính đến hết năm 2015:

15. Ilham Aliyev: 11 năm

Những lãnh đạo tại vị lâu nhất ở châu Á - ảnh 1

Tổng thống Azerbaijan.

Ông Ilham Heydar ogiu Aliyev là Tổng thống thứ tư của Azerbaijan. Ông chính thức nhậm chức Tổng thống vào ngày 31/10/2003. Ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử với 76,84% số phiếu. Cha ông Heydar Aliyev cũng là cựu Tổng thống của Azerbaijan từ năm 1993 đến 2003.

14. Hamad bin Isa Al Khalifa: 13 năm

Những lãnh đạo tại vị lâu nhất ở châu Á - ảnh 2

Quốc vương Brahrain.

Ông Hamad bin Isa bin Salman Al Khalifa là Quốc vương đầu tiên của Brahrain. Lễ đăng quang của ông được tổ chức vào ngày 14/2/2002. Ông Hamad bin Isa Al Khalifa cũng từng là Thủ hiến thứ 2 ở Bahrain từ năm 1999 đến 2002. Trước đó, cha ông là Isa bin Salman Al Khalifa là Thủ hiến đầu tiên của Bahrain. Quốc đảo này nằm dưới sự cai trị của triều đại Al Khalifa kể từ năm 1783.

13. Bashar al-Assad: 14 năm

Những lãnh đạo tại vị lâu nhất ở châu Á - ảnh 3

Tổng thống Syria.

Ông Bashar al-Assad là Tổng thống Syria từ ngày 17/7/2000. Ông kế nhiệm cha mình là Hafez al-Assad, người đã lãnh đạo Syria trong ba thập kỷ cho đến khi qua đời. Ông al-Assad được chọn làm Tổng thống sau cuộc trưng cầu dân ý năm 2000. Năm 2007 ông được kéo dài nhiệm kỳ thêm 7 năm với 97,6% phiếu bầu trong một cuộc bỏ phiếu không có đối thủ cạnh tranh.

12. Kim Yong-nam: 16 năm

Những lãnh đạo tại vị lâu nhất ở châu Á - ảnh 4

Ông Kim Yong-nam.

Ông Kim Yong-nam là Chủ tịch đoàn Chủ tịch Hội nghị Nhân dân tối cao Triều Tiên. Ông nắm giữ vị trí này từ năm 1998. Với vai trò Chủ tịch Đoàn chủ tịch, ông được coi là nguyên thủ quốc gia trên thực tế tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Mặc dù trên bình diện pháp lý, ông không nắm vai trò này.

11. Emomali Rahmon: 22 năm

Những lãnh đạo tại vị lâu nhất ở châu Á - ảnh 5

Tổng thống Tajikistan.

Emomali Rahmon trở thành người đứng đầu nhà nước Tajikistan từ năm 1992 và là Tổng thống từ năm 1994. Ngày 6/11/1994, ông được bầu vào vị trí Tổng thống lần đầu tiên của Tajikistan. Ông tái đắc cử lần thứ tư năm 2013.

10. Abdullah II bin al-Hussein: 23 năm

Những lãnh đạo tại vị lâu nhất ở châu Á - ảnh 6

Quốc vương Jordan.

Ông  Abdullah II bin al-Hussein là Quốc vương Jordan từ ngày 7/2/1999 khi cha của ông qua đời. Gia đình Hashemite của ông đã cai trị Jordan từ năm 1946. Các thành viên của gia đình ông cho rằng họ là hậu duệ của Nhà tiên tri Muhammad.

9.  Nursultan Nazarbayev: 23 năm

Những lãnh đạo tại vị lâu nhất ở châu Á - ảnh 7

Tổng thống đầu tiên của Kazakhstan.

Ông Nursultan Abishuly Nazarbayev là lãnh đạo của Kazakhstan từ năm 1989 khi ông được chọn vào vị trí Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Kazakh SSR. Ông là Tổng thống đầu tiên của Kazakhstan, chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 16/12/1991.

 8.  Islam Karimov: 23 năm

Những lãnh đạo tại vị lâu nhất ở châu Á - ảnh 8

Tổng thống Uzbekistan.

Islom Abdug’aniyevich Karimov là người đứng đầu Uzbekistan từ năm 1990. Ông là người tuyên bố Uzbekistan là một nước độc lập và vào ngày 31/8/1991 ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống đầu tiên của đất nước này với 86% phiếu bầu. Tổng thống đầu tiên của Uzbekistan này chính thức nhậm chức ngày 1/9/1991.

7.  Ali Khamenei: 26 năm

Những lãnh đạo tại vị lâu nhất ở châu Á - ảnh 9

Lãnh tụ tối cao Iran.

Ali Hosseini Khamenei là Lãnh tụ tối cao thứ hai của Iran. Ông kế nhiệm Ruhollah Khomeini, lãnh tụ của Cuộc Cách mạng Iran sau khi ông này qua đời. Ali Hosseini Khamenei được Hội đồng các chuyên gia bầu làm Lãnh tụ tối cao vào ngày 4/6/1989.

6. Akihito: 26 năm

Những lãnh đạo tại vị lâu nhất ở châu Á - ảnh 10

Nhật hoàng Akihito.

Nhật hoàng Akihito lên ngôi ngày 7/1/1989. Kể từ khi trở thành vua, ông Akihito luôn dành nhiều nỗ lực để đưa gia đình hoàng tộc gần gũi với người dân Nhật Bản.

5. Hun Sen: 30 năm

Những lãnh đạo tại vị lâu nhất ở châu Á - ảnh 11

Thủ tướng Campuchia.

Ông Hun Sen là Thủ tướng của Campuchia từ ngày 30/11/1998. Ông là lãnh đạo tại nhiệm lâu nhất của chính phủ Campuchia. Trước đó, từ năm 1979 đến 1986 và từ năm 1987 đến 1990, ông Hun Sen là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Campuchia.

4. Qaboos bin Said al Said: 44 năm

Những lãnh đạo tại vị lâu nhất ở châu Á - ảnh 12

Quốc vương Oman.

Qaboos bin Said Al Said vừa là Quốc vương vừa là nguyên thủ quốc gia của vương quốc Oman. Ông lên nắm quyền sau khi lật đổ chính cha của mình là Said bin Taimur năm 1970.

3. Khalifa bin Salman Al Khalifa: 45 năm

Những lãnh đạo tại vị lâu nhất ở châu Á - ảnh 13

Thủ tướng Bahrain.

Ông Khalifa bin Salman Al Khalifa là Thủ tướng của Bahrain từ năm 1970. Ông hiện là Thủ tướng tại nhiệm lâu nhất trên thế giới.

2.  Sultan Hassanal Bolkiah: 47 năm

Những lãnh đạo tại vị lâu nhất ở châu Á - ảnh 14

Quốc vương Brunei.

Ông Haji Hassanal Bolkiah Mu’izzaddin Waddaulah ibni Al-Marhum Sultan Haji Omar Ali Saifuddien Sa’adul Khairi Waddien là Quốc vương hiện tại của Brunei. Lễ đăng quang của ông được tổ chức ngày 1/8/1968.  Ông lên ngôi sau khi cha mình thoái vị năm 1967.

1. Vua Bhumibol Adulyadej: 69 năm

Những lãnh đạo tại vị lâu nhất ở châu Á - ảnh 15

Nhà vua Thái LanBhumibol Adulyadej.

Nhà vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej chính thức lên ngôi ngày 5/5/1950. Ông là người đứng đầu một nhà nước lâu nhất trên thế giới và cũng là vị vua giàu có nhất thế giới. Còn được gọi là Rama IX, ông luôn được người dân Thái Lan tôn trọng hết mức. Nhà vua Thái Lan cũng có nhiều đóng góp trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội.

Nội dung được tham khảo từ nguồn tin Asia Ranking, một trong những trang web chuyên về xếp hạng các nhân vật, sự kiện từ chính trị đến văn hóa, xã hội ở châu Á.

Tuệ Minh (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !