Những kẻ không quốc gia

Có khoảng 10 triệu người không có quốc gia trên khắp thế giới và dưới đây là câu chuyện của một vài người trong số họ.

Giống như rất nhiều con cháu của người Bedouin hay Bidoons, Mona Kareem và gia đình của cô là những người không có quốc gia. Mona Kareem sống rất xa quê hương và có lẽ sẽ không bao giờ có cơ hội quay trở lại nữa. Cô gái 27 tuổi này lần cuối nhìn thấy gia đình của mình ở Kuwait mùa hè năm 2011 trước khi đi tới Mỹ bằng một hộ chiếu của một người xa lạ. Tấm hộ chiếu này sau đó đã bị đóng do các lý do an ninh và tấm giấy chứng nhận duy nhất mà cô có thì không một quốc gia nào chấp nhận.

Kareem và gia đình của cô là những người Bidoons, một cụm từ Ả Rập dùng để chỉ những người “không có quốc tịch”. Những người giống như cô là con cháu của bộ tộc Bedouin, họ đã đi lang thang hàng thế kỷ qua nhiều vùng đất như Kuwait, Ả Rập Saudi, Syria, Jordan và Iraq.

Những kẻ không quốc gia - ảnh 1

Mona Kareem.

Sau khi Kuwait giành độc lập năm 1961, các bộ tộc này lại rơi vào một “nhà tù” luật pháp, một số người không nộp đơn xin chứng nhận quyền công dân, và nhiều người cũng không nhận thức được tầm quan trọng của các loại giấy tờ này.

Kareem cho biết gia đình của cô đã nộp đơn xin trở thành công nhân nhưng chưa bao giờ nhận được phản hồi của các cơ quan chính quyền. Trong khoảng thời gian hơn 20  năm, gia đình của Kareem và những người trong bộ tộc không được hưởng quyền lợi nào cũng như dần dần bị tước bỏ mọi điều kiện cần thiết.

Kareem tâm sự: “Tôi lớn lên mà không có quyền lợi gì. Không được đến trường, không tiếp cận được các cơ sở y tế, xin việc làm hay thậm chí cả hệ thống tòa án”.

“Những bóng ma luật pháp”

Câu chuyện của Kareem và những câu chuyện khác chỉ là số ít trong khoảng 10 triệu người không có quốc gia trên khắp thế giới do Liên Hiệp Quốc điều tra. Họ sống ở các nước phát triển và đang phát triển nhưng rất khó để biết con số xác thực.

Theo tổ chức tị nạn quốc tế, khoảng 4.000 người như vậy đang sống tại Mỹ. Họ đến từ Kuwait, Myanmar, các nước Liên Xô cũ, Yugoslavia cũ và các nơi khác. Tuy nhiên, về mặt pháp lý thì những người này không thuộc bất kỳ một nơi nào bởi không có quốc gia nào công nhận quyền công dân của họ. Một số người không có quốc gia sau khi đất nước bị chia cắt, số khác bị tước quyền công dân vì phân biệt sắc tộc, giới tính hay tôn giáo ở quê hương mình.

“Chúng tôi có chứng minh thư khác với những người khác, màu sắc khác, kích thước khác và mọi người có thể nói ngay lập tức rằng chúng tôi không phải là công dân chính thức. Tôi phải đối mặt với sự phân biệt đối xử ở trường học và những người như tôi thường bị quấy rầy và trở thành trò cười”, Kareem nói.

Luật pháp quốc tế định nghĩa những người không có quốc gia là “người không được công nhận là công dân của bất kỳ đất nước nào theo luật pháp hiện hành”.

Và hàng loạt sự kiện trong khoảng một thế kỷ qua như sự tan rã của Liên bang Xô Viết, các cuộc chiến ở Trung Đông đã tạo ra một số lượng ngày càng tăng những người được gọi là “bóng ma luật pháp” hay “công dân của không một nơi nào”.

Những kẻ không quốc gia - ảnh 2

UNHCR thông báo trước truyền thông về chiến dịch chấm dứt tình trạng không quốc gia.

Vì không có quốc tịch nên những người như vậy cũng bị tước bỏ mọi quyền lợi cơ bản hay trách nhiệm như các công dân khác. Theo nghiên cứu của Chương trình Không quốc gia tại ĐH Luật Tillburg, Hà Lan, việc không có quốc tịch thường dẫn đến những vi phạm về nhân quyền quốc tế. Nghiên cứu kết luận, tình trạng không quốc gia thường để lại hậu quả là bị cô lập và ảnh hưởng tới các vấn đề khác như nhân quyền, việc từ chối được chăm sóc y tế, giáo dục hay các quyền lợi chính trị khác.

Hộ chiếu của người ngoài hành tinh

Liên Xô tan vỡ cũng khiến cho Alex Shilov, 34 tuổi, trở thành người không có quốc gia. Sinh ra ở Estonia năm 1981, Shilov chuyển tới Mỹ năm 1999 bằng một tấm hộ chiếu của một người xa lạ. Luật pháp Estonia không cấp quyền công dân cho người nào nếu họ sinh trước năm 1991.

Shilov kể lại: “Nếu sinh trước khoảng thời gian đó bạn phải chứng minh cha mẹ là người Estonia hay vượt qua các kỳ kiểm tra về ngôn ngữ. Tại thời điểm đó tôi không hề bận tâm về điều này bởi tôi nghĩ rằng đây là đất nước của mình vì vậy tôi đã không nộp đơn. Khi đó tôi 17 tuổi và tôi không hề nghĩ rằng mình sẽ trở thành một chuyê gia nhập cư như bây giờ. Tôi cũng không tưởng tượng được mình sẽ có một khoảng thời gian khó khăn và không bao giờ có cơ hội quay trở về quê hương nữa”.

Shilov đến Mỹ với một hộ chiếu màu xám, khác với màu xanh bình thường của người Estonia. Quyền được sống lâu dài tại Estonia của anh đã hết hạn ngay khi anh tới Mỹ. Sau đó, Shilov đã cố gắng để xin cấp lại hộ chiếu nhưng nhận được lá thư thông báo rằng anh không phải là công dân của Estonia. Bất chấp những nỗ lực xin cấp quyền cư trú lâu dài, đại sứ quán Estonia đều từ chối yêu cầu của anh.

Shilov hiện là một y tá ở Brooklyn và vẫn đang cố gắng để cuộc sống trở nên hợp pháp nhất là khi anh đã có con và vợ chưa cưới. Nhìn đứa con gái nhỏ bò trong căn hộ của mình, Shilov không khỏi băn khoăn về tương lai: “Tôi muốn cho con bé cả thế giới nhưng hai bàn tay của tôi lại bị trói chặt. Mỗi ngày của tôi đều chất chứa sự bấp bênh và gánh nặng. Đó là những gì tôi cảm thấy về tình trạng không quốc gia của mình”.

Những đứa trẻ không quê hương

Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) ước tính có hơn 1/3 số người không quốc gia là trẻ em. Cứ mỗi 10 phút lại có một đứa trẻ không quốc tịch ra đời ở Myanmar, Bờ biển Ngà, Thái Lan, Nepal và Cộng hòa Dominica. Năm quốc gia này chiếm tới hơn một nửa dân số không quốc gia trên thế giới và không có những  biện pháp nào để giúp đỡ số trẻ em này tránh rơi vào tình trạng giống cha mẹ mình.

27 nước không cho phép phụ nữ đăng ký quốc tịch cho con của mình theo mẹ, từ đó tạo ra một thế hệ trẻ em không quốc gia. Quy định về quốc tịch của Syria cũng như cuộc nội chiến đang tiếp diễn của nước này đã sản sinh ra một số lượng lớn những trẻ em như vậy. Hơn 50.000 trẻ em sinh ra trong các gia đình có bố mẹ là người tị nạn Jordan, Iraq, Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập kể từ khi xung đột xảy ra.

Những kẻ không quốc gia - ảnh 3

Những đứa trẻ không có quốc tịch ở Afghanistan.

Chiến tranh đã khiến nhiều ông bố thiệt mạng hoặc chia cắt các gia đình, cùng với việc người mẹ không thể đăng ký quốc tịch cho con đã khiến nhiều đứa trẻ trở thành vô quốc gia. Dù được sinh ra ở Syria nhưng chúng lại không có giấy khai sinh hoặc giấy tờ bị mất trong quá trình di cư khiến cho họ khó có thể chứng minh được thân thế của mình.

Không có giấy tờ nhận diện, trẻ em cũng không được chăm sóc y tế hay giáo dục. Thêm vào đó, trẻ em không có bất kỳ tài liệu nào để chứng minh tuổi thật của mình sẽ dẫn đến nguy cơ tảo hôn, bóc lột sức lao động, tuyển quân sớm hay rơi vào các đường dây buôn người.

Amit Sen, nhân viên của UNHCR, cho biết: “Chúng tôi nhận thấy có một số lượng lớn các trường hợp trẻ em phải kết hôn và bị bóc lột sức lao động trong khu vực này và chúng tôi đã đưa vấn đề này lên các cơ quan chức năng để nhiều người nhận thức được tầm quan trọng trong việc tìm cách giải quyết tình trạng trẻ em không có quốc tịch”.

Năm 1954, Liên Hiệp Quốc đã ban hành Công ước liên quan đến tình trạng của những người không quốc gia và năm 1961 là Công ước về việc giảm tình trạng không quốc gia. Cho đến nay, đã có 80 nước đăng ký tham gia Công ước 1954 và 55 nước tham gia Công ước 1961. Tuy nhiên, Mỹ, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc lại nằm trong số những nước chưa cam kết thực hiện các công ước trên.

Năm ngoái, UNHCR cũng đã tiến hành chiến dịch nhằm chấm dứt tình trạng không quốc gia trong vòng một thập kỷ tới. Theo các nhà phân tích, đây là một mục tiêu có thể đạt được. Kể từ năm 2003, hơn 4 triệu người không quốc gia trên khắp thế giới đã được phép đăng ký quốc tịch hợp pháp. Hiện tại, UNHCR cũng đang tìm kiếm sự hỗ trợ từ các quốc gia bằng cách đề nghị chính phủ tiến hành những hành động hiệu quả giúp giảm và dần chấm dứt tình trạng không quốc gia ở đất nước mình.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Al Jazeera, một công ty truyền thông quốc tế đặt trụ sở tại Doha, Qatar. Al Jazeera, đã thu hút được sự chú ý từ quốc tế sau vụ khủng bố 11/ 9 nhờ một kênh truyền hình chuyên đưa tin trực tiếp từ chiến trường Afghanistan.

Tuệ Minh (Lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !