Những điều chưa biết về “bác sĩ” mổ… muỗi
Vào rừng lấy thân mình nhử bắt muỗi, đem chúng về thành phố để nuôi, các cán bộ tại khoa Côn trùng (Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn, Bình Định) còn gắn bó với một công việc khá đặc biệt, đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ và cả niềm đam mê - mổ muỗi.
Đưa muỗi lên bàn mổ
Trong căn phòng đặc biệt có nhiều dãy chứa khay nước nuôi bọ gậy, cử nhân Phan Châu Do và Phạm Quang Luận chỉnh lại thông số trên kính lúp, kính hiển vi, sắp xếp các dụng cụ: kim mổ, nước cất, nước muối sinh lý, ete, lam kính… để chuẩn bị cho kỹ thuật mổ muỗi. Trên bàn, vài con muỗi đang vo ve trong ống tuýp chuyên dụng có hai đầu nút chặt bông. Như những ca mổ khác, trước giờ mổ, các “bác sĩ” sẽ ghi lại những thông tin của “bệnh nhân” muỗi sau khi dùng một kính lúp tay soi đến từng vảy cánh, đỉnh đầu, đốt bụng… để xác định loài, tình trạng đói no của muỗi.
Công đoạn đầu tiên của mổ muỗi là gây mê. Một lượng ete vừa phải được đưa vào ống chuyên dụng. Vài giây sau, “nàng” muỗi đã chết lâm sàng. Ngay sau đó, cử nhân Phan Châu Do lẹ làng đưa muỗi lên bàn mổ. Bàn mổ của muỗi là một lam kính hình chữ nhật đã được nhỏ sẵn 3 giọt nước muối sinh lý giúp giữ nguyên dạng tế bào của muỗi.
Cử nhân Do giải thích: “Mổ muỗi thực chất là đi tìm thoa trùng trong tuyến nước bọt và nang trùng ở dạ dày nhằm xác định muỗi có nhiễm ký sinh trùng sốt rét, xác định tuổi sinh lý, tuổi nguy hiểm của muỗi. Công đoạn này rất quan trọng, giúp chúng tôi đánh giá nguy cơ của vùng dịch tễ sốt rét và đưa ra cảnh báo phù hợp”.
Mắt vẫn “dán” vào ống kính lúp, hai tay cầm “dao” mổ là những cây kim nhỏ xíu, mảnh như sợi tóc, cử nhân Do mô tả tỉ mỉ các công đoạn mổ muỗi: “Trước hết, chúng tôi tách phần đầu của muỗi, khẽ cắt các tuyến nước bọt ra khỏi đầu và đưa sang giọt nước muối bên phải. Sau đó, đặt kim phải lên trên ngực muỗi, kim trái lên đốt cuối cùng và kéo dần kim sang phía trái cho đến khi dạ dày và 2 buồng trứng được lôi ra khỏi bụng muỗi. Vớt xác muỗi ra khỏi lam kính, kỹ thuật viên tách 2 buồng trứng sang giọt nước bên trái, giữ nguyên dạ dày ở giọt nước giữa”.
Mô tả khá dài dòng, cụ thể là vậy nhưng thực tế, nếu quan sát bằng mắt thường, người xem chỉ thấy các kỹ thuật viên gạt nhẹ ngón tay trên lam kính 4 lần là đã hoàn thành xong bước mổ. Quan sát ở kính hiển vi với độ phóng đại gấp hàng trăm lần, hai buồng trứng, tuyến nước bọt, dạ dày hiện lên rõ nét, nguyên vẹn. Đến lúc này, những người “ngoại đạo” được chứng kiến đã tin chắc có hẳn một đội ngũ những “bác sĩ” chuyên mổ muỗi, công việc mà mới nghe qua lại tưởng như đùa.
Đôi tay thật dẻo, đôi mắt thật tinh
Phần nữa, mỗi ca mổ người phải có hẳn một ê kíp gần chục người. Ngược lại, ở ca mổ muỗi, kỹ thuật viên có thể thực hiện tất cả các khâu. Mỗi ngày có thể mổ hàng chục con muỗi”, cử nhân Trần Thanh Hùng nói vui khi được hỏi về đặc trưng công việc.
Mỗi ca mổ muỗi thường diễn ra chóng vánh, nhiều khi chưa đầy 1 phút. Nhưng, để có được sự thuần thục, chuyên nghiệp trong mỗi ca mổ, kỹ thuật viên cần phải khéo léo, tỉ mỉ, nhẫn nại và đặc biệt say mê. “Nói thì nhiều lắm, nhưng yêu cầu với kỹ thuật viên mổ muỗi phải có đôi tay thật dẻo, đôi mắt thật tinh, không có những thứ này thì khó mà làm được”, tiến sĩ Nguyễn Xuân Quang, Trưởng khoa Côn trùng, đúc kết.
Trực tiếp mổ một con muỗi, người viết mới hiểu hết được cái khó của công việc này. Chưa vội nói đến bóc, tách được con muỗi, chỉ riêng việc đặt muỗi sao cho đúng vị trí, cầm kim mổ sao cho chuẩn đã chẳng dễ dàng. Vậy nên, sau 5 phút được hướng dẫn tận tình, tôi đã… phá hỏng một con muỗi.
Cử nhân Phạm Quang Luận chia sẻ: “Hồi còn là sinh viên, chúng tôi phải luyện tập hàng tuần mới mổ được muỗi. Niềm vui những lần đầu tiên mổ, kéo được tuyến nước bọt thành công thật khó quên, trở thành động lực để tiếp tục luyện tập.
Khi đi khảo sát thực địa, công việc dùng bản thân để mồi muỗi rất vất vả nên số muỗi bắt được rất quý giá. Nếu kỹ thuật viên thất bại trong việc mổ muỗi sẽ rất uổng phí công sức đã bỏ ra. Vậy nên, chúng tôi không cho phép mình phạm lỗi trong từng ca mổ muỗi”.
Trong căn phòng đặc biệt có nhiều dãy chứa khay nước nuôi bọ gậy, cử nhân Phan Châu Do và Phạm Quang Luận chỉnh lại thông số trên kính lúp, kính hiển vi, sắp xếp các dụng cụ: kim mổ, nước cất, nước muối sinh lý, ete, lam kính… để chuẩn bị cho kỹ thuật mổ muỗi. Trên bàn, vài con muỗi đang vo ve trong ống tuýp chuyên dụng có hai đầu nút chặt bông. Như những ca mổ khác, trước giờ mổ, các “bác sĩ” sẽ ghi lại những thông tin của “bệnh nhân” muỗi sau khi dùng một kính lúp tay soi đến từng vảy cánh, đỉnh đầu, đốt bụng… để xác định loài, tình trạng đói no của muỗi.
Một ca mổ muỗi thường diễn ra trong vòng vài phút. - Trong ảnh: Cử nhân Phan Châu Do (trái) và Phạm Quang Luận tỉ mỉ mổ muỗi. |
Công đoạn đầu tiên của mổ muỗi là gây mê. Một lượng ete vừa phải được đưa vào ống chuyên dụng. Vài giây sau, “nàng” muỗi đã chết lâm sàng. Ngay sau đó, cử nhân Phan Châu Do lẹ làng đưa muỗi lên bàn mổ. Bàn mổ của muỗi là một lam kính hình chữ nhật đã được nhỏ sẵn 3 giọt nước muối sinh lý giúp giữ nguyên dạng tế bào của muỗi.
Cử nhân Do giải thích: “Mổ muỗi thực chất là đi tìm thoa trùng trong tuyến nước bọt và nang trùng ở dạ dày nhằm xác định muỗi có nhiễm ký sinh trùng sốt rét, xác định tuổi sinh lý, tuổi nguy hiểm của muỗi. Công đoạn này rất quan trọng, giúp chúng tôi đánh giá nguy cơ của vùng dịch tễ sốt rét và đưa ra cảnh báo phù hợp”.
Mắt vẫn “dán” vào ống kính lúp, hai tay cầm “dao” mổ là những cây kim nhỏ xíu, mảnh như sợi tóc, cử nhân Do mô tả tỉ mỉ các công đoạn mổ muỗi: “Trước hết, chúng tôi tách phần đầu của muỗi, khẽ cắt các tuyến nước bọt ra khỏi đầu và đưa sang giọt nước muối bên phải. Sau đó, đặt kim phải lên trên ngực muỗi, kim trái lên đốt cuối cùng và kéo dần kim sang phía trái cho đến khi dạ dày và 2 buồng trứng được lôi ra khỏi bụng muỗi. Vớt xác muỗi ra khỏi lam kính, kỹ thuật viên tách 2 buồng trứng sang giọt nước bên trái, giữ nguyên dạ dày ở giọt nước giữa”.
Mô tả khá dài dòng, cụ thể là vậy nhưng thực tế, nếu quan sát bằng mắt thường, người xem chỉ thấy các kỹ thuật viên gạt nhẹ ngón tay trên lam kính 4 lần là đã hoàn thành xong bước mổ. Quan sát ở kính hiển vi với độ phóng đại gấp hàng trăm lần, hai buồng trứng, tuyến nước bọt, dạ dày hiện lên rõ nét, nguyên vẹn. Đến lúc này, những người “ngoại đạo” được chứng kiến đã tin chắc có hẳn một đội ngũ những “bác sĩ” chuyên mổ muỗi, công việc mà mới nghe qua lại tưởng như đùa.
Đôi tay thật dẻo, đôi mắt thật tinh
“Mổ muỗi là công đoạn xác định muỗi nhiễm ký sinh trùng sốt rét, tuổi sinh lý, tuổi nguy hiểm của muỗi, giúp đưa ra những cảnh báo về nguy cơ dịch sốt rét cho các khu dân cư. Đây là một trong số rất nhiều công việc khác mà các kỹ thuật viên tại khoa Côn trùng phụ trách. Hiện nay, ngoài mổ muỗi, chúng tôi còn mổ cả bọ xít hút máu người…”.
Tiến sĩ NGUYỄN XUÂN QUANG, Trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Mổ muỗi được những người trong ngành đánh giá là công việc khá thú vị. “Bác sĩ giải phẫu cơ thể người thường được đào tạo chuyên sâu, chỉ có thể phẫu thuật trên một nhóm bộ phận nhất định, chứ “bác sĩ” mổ muỗi thì không một bộ phận nào trên “cơ thể” bé xíu ấy có thể làm khó. Tiến sĩ NGUYỄN XUÂN QUANG, Trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Phần nữa, mỗi ca mổ người phải có hẳn một ê kíp gần chục người. Ngược lại, ở ca mổ muỗi, kỹ thuật viên có thể thực hiện tất cả các khâu. Mỗi ngày có thể mổ hàng chục con muỗi”, cử nhân Trần Thanh Hùng nói vui khi được hỏi về đặc trưng công việc.
Mỗi ca mổ muỗi thường diễn ra chóng vánh, nhiều khi chưa đầy 1 phút. Nhưng, để có được sự thuần thục, chuyên nghiệp trong mỗi ca mổ, kỹ thuật viên cần phải khéo léo, tỉ mỉ, nhẫn nại và đặc biệt say mê. “Nói thì nhiều lắm, nhưng yêu cầu với kỹ thuật viên mổ muỗi phải có đôi tay thật dẻo, đôi mắt thật tinh, không có những thứ này thì khó mà làm được”, tiến sĩ Nguyễn Xuân Quang, Trưởng khoa Côn trùng, đúc kết.
Trực tiếp mổ một con muỗi, người viết mới hiểu hết được cái khó của công việc này. Chưa vội nói đến bóc, tách được con muỗi, chỉ riêng việc đặt muỗi sao cho đúng vị trí, cầm kim mổ sao cho chuẩn đã chẳng dễ dàng. Vậy nên, sau 5 phút được hướng dẫn tận tình, tôi đã… phá hỏng một con muỗi.
Cử nhân Phạm Quang Luận chia sẻ: “Hồi còn là sinh viên, chúng tôi phải luyện tập hàng tuần mới mổ được muỗi. Niềm vui những lần đầu tiên mổ, kéo được tuyến nước bọt thành công thật khó quên, trở thành động lực để tiếp tục luyện tập.
Khi đi khảo sát thực địa, công việc dùng bản thân để mồi muỗi rất vất vả nên số muỗi bắt được rất quý giá. Nếu kỹ thuật viên thất bại trong việc mổ muỗi sẽ rất uổng phí công sức đã bỏ ra. Vậy nên, chúng tôi không cho phép mình phạm lỗi trong từng ca mổ muỗi”.
Nguồn: Báo Bình Định online
Nữ biên tập viên về quê làm việc bị gièm pha, sau chục năm giúp cả nhà đổi đời
Bỏ việc biên tập viên, chị Lương Thy Hương mở quán bán trà sữa giữa vô vàn lời gièm pha. Sau vài năm, chị có nguồn thu nhập ổn định, góp vốn giúp chồng mở xưởng nội thất.
Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm
Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.
Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê
Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.
Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt
Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.
Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội
Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.
Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk
Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.
Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu
Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.
45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?
Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.
Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi
Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.
Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc
Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.