Những điều chưa biết về AirAsia và chuyến bay QZ8501
Dưới đây là những thông tin liên quan tới hãng hãng không AirAsia và chuyến bay mất tích QZ 8501 của tờ Independent:
Ra đời sau thảm họa khủng bố 11/9
AirAsia là một trong những hãng hàng không hoạt động thành công nhất tại Malaysia, tạo nên thương hiệu hàng không giá rẻ với mật độ chuyến bay dày đặc tại khu vực đông dân nhất thế giới.
Ra đời năm 2001 sau thảm họa khủng bố 11/9/2011 tại Mỹ, AirAsia thuộc quyền quản lý của doanh nhân Malaysia Tony Fernandes. Ông Fernandes còn là chủ sở hữu câu lạc bộ bóng đá Queen’s Park Rangers và ông chủ chuỗi khách sạn giá rẻ Tune.
AirAsiaĐược được đánh giá là hãng hàng không có “lịch sử bay an toàn tuyệt đối”. |
Trước đây, các hãng hàng không quốc gia như Malaysia Airlines và Garuda Indonesia từng thống trị khu vực Nam Đông Á. Tuy nhiên, với Air Asia và cả đối thủ cạnh tranh Tiger, họ có cách thu hút hành khách cho riêng mình khi đưa ra mức giá vé rẻ hơn.
Dù đặt trụ sở tại thành phố Kuala Lumpur, nhưng giống như hãng hàng không easyJet, Air Asia hoạt động trên mọi tuyến đường bay trong khu vực.
Việc không có “Hiệp ước Bầu trời mở” như châu Âu, hãng hàng không Air Asia đã xây dựng cho mình hàng loạt chi nhánh như AirAsia Thái Lan và Indonesia AirAsia. Đây cũng chính là khởi nguồn của số hiệu chuyến bay QZ 8501.
AirAsia và AirAsia Indonesia khác gì nhau?
Nhiều người vẫn nghe thấy báo chí nói rằng chiếc máy bay Airbus A320-200 thực hiện chuyến bay QZ8501 là của Idonesia một số khác lại chỉ nói QZ8501 là của AirAsia. Vậy điều này khác gì nhau?
Thực chất, đó vẫn chỉ là AirAsia nhưng khi thành lập chi nhánh ở Indonesia, do luật pháp nước này quy định mọi công dân Indonesia phải nắm giữ ít nhất 50% cổ phần của một hãng hàng không nào đó đặt cơ sở tại Indonesia. Chính vì thế, AirAsia chỉ nắm giữ 49% cổ phần của công ty thực hiện chuyến bay QZ8501, phần còn lại thuộc về các nhà đầu tư Indonesia. Mọi chi nhánh địa phương, liên doanh mang tên AirAsia đều phải hoạt động theo mô hình, tiêu chuẩn và nguyên tắc chung của tập đoàn này.
AirAsia áp dụng cơ chế liên doanh này với nhiều hãng hàng không khác nhau như Malaysia AirAsia, Philippines AirAsia và AirAsiaX (hãng chuyên thực hiện các chuyến bay quốc tế đường dài).
Với hành khách, hầu như không ai nhận ra bất cứ sự khác biệt nào giữa 8 chi nhánh, liên doanh khác nhau của AirAsia.
AirAsia có liên quan gì đến Malaysia Airlines?
Ngoài việc 2 hãng này có điểm chung là đều có một chiếc máy bay bị mất tích trong năm 2014, hoạt động trong khu vực Đông Nam Á và có trụ sở chính ở Malaysia thì chúng chẳng có liên hệ gì với nhau.
AirAsia có thực sự "an toàn"?
Theo các hồ sơ an toàn bay của nhiều tổ chức độc lập trên thế giới thì kể từ khi ra đời năm 2001 đến nay, AirAsia chưa gặp bất cứ một sự cố nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, năm 2007, các chuyến bay của AirAsia vẫn bị cấm hoạt động ở EU do lo ngại về vấn đề an toàn. Lệnh cấm này đã được dỡ bỏ năm 2010.
Thông tin liên quan tới chuyến bay mất tích
QZ 8501 khởi hành từ thành phố lớn thứ hai tại Indonesia, Surabaya vào lúc 5h20 (giờ địa phương). Theo dự kiến, sau 2 giờ 10 phút, chuyến bay sẽ hạ cánh xuống sân bay Changi, Singapore.
Chuyến bay này chở theo 155 hành khách, 2 phi công, 1 kỹ sư máy bay và 4 thành viên phi hành đoàn. Sau 41 phút bay tính từ lúc cất cánh, Trạm Kiểm soát không lưu Indonesia đã mất liên lạc với chuyến bay QZ 8501.
Theo nhiều báo cáo, trước khi mất tích, phi công đã đề nghị được chuyển đường bay “bất thường”. Những dữ liệu lưu tại Trạm Kiểm soát không lưu cho thấy phi công điều khiển chuyến bay QZ 8501 muốn đổi đường bay để tránh một cơn giông.
Máy bay Airbus A320
Chuyến bay QZ 8501 sử dụng chiếc máy bay Airbus A320 được chuyển giao cho Indonesia Air Asia vào năm 2008. Tính đến nay, nó đã hoạt động được 6 năm. Chuyến bay đầu tiên của mẫu máy bay A320 được thực hiện vào năm 1987 và được nhiều hãng hàng không trên thế giới tin dùng bao gồm cả easyJet và British Airways.
A320 được đánh giá là loại máy bay hoạt động độ an toàn cực cao. Bởi từ khi ra đời, mới chỉ có 7 sự cố liên quan tới A320. Vụ tai nạn gần nhất của A320 là tại Honduras cách đây 6 năm.
Hiện trường tai nạn chuyến bay MH17 hồi tháng 7 của Malaysia Airlines tại miền đông Ukraine. (Ảnh minh họa) |
3 thảm họa hàng không trong năm 2014
QZ8501 là chuyến bay thứ ba gặp phải sự cố đặc biệt nghiêm trọng trong năm nay của hãng hàng không Malaysia. Đầu tiên là chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines đã bị mất tích trên hành trình từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh ngày 8/3.
Tiếp đó, tới ngày 17/7, chuyến bay MH17 cũng của Malaysia Airlines đã bị bắn rơi tại khu vực miền đông Ukraine. Cả 2 vụ tai nạn máy bay trên đều chưa có câu trả lời chính thức về nguyên nhân dẫn tới thảm họa. Do đó, không loại trừ QZ 8501 cũng sẽ lặp lại kịch bản này.
Dù các nhân viên cứu hộ có thể tìm thấy hành khách nào sống sót trên chuyến bay QZ8501 hay không, năm 2014 vẫn được xem là một năm tồi tệ nhất đối với ngành hàng không dân sự trong thập niên này.
Lời giải thích của các nhà điều tra
Những vụ máy bay mất tích trong khi đang trên hành trình bay vốn được xem là điều bất thường. Và một trong những nguyên nhân mà các nhà điều tra thường chú ý tới đầu tiên là lý do thời tiết xấu. Tuy nhiên, với chuyến bay QZ8501, các nhà điều tra sẽ còn phải tính tới rất nhiều kịch bản khác khi mà yếu tố thời tiết dường như đã bị loại bỏ.
Ngân sách cho đảm bảo an toàn
Tới nay, chưa có bằng chứng nào cho thấy Air Asia hay bất cứ hãng hàng không giá rẻ nào không thực hiện cam kết an toàn. Ngoài ra, cho tới thời điểm này, AirAsia vẫn là hãng hàng không có “lịch sử bay an toàn tuyệt đối”.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ The Independent, một nhật báo của nước Anh và thuộc sở hữu của tỉ phú Alexander Lebedev. Được thành lập năm 1986, đây là một trong những nhật báo quốc gia trẻ nhất ở Anh.