Những điều cần biết về lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Trump

Con đường tới Nhà Trắng của Tổng thống Donald Trump được mở ra với những lời hứa gây nhiều tranh cãi như xây một bức tường “vĩ đại” dọc biên giới Mỹ - Mexico hay lệnh cấm nhập cư đối với tất cả các nước “thỏa hiệp với khủng bố”.

Theo CNN, sau một tuần chính thức nhậm chức, ông Trump đã dần dần biến những hứa hẹn đó của mình trở thành chính sách an ninh quốc gia và đã ký mệnh lệnh hành pháp nhằm tái định hình lại tình trạng nhập cư trên khắp Hoa Kỳ.

Dưới đây là những điều cần biết về động thái gây tranh cãi mới nhất của Tân Tổng thống Mỹ:

Nội dung của lệnh hạn chế nhập cư là gì?

Sắc lệnh do ông Trump ký hôm 27/1 cấm tất cả người dân từ một số quốc gia cụ thể nhập cảnh vào Mỹ trong vòng 90 ngày. Văn bản sắc lệnh không nêu tên các quốc gia này nhưng một quan chức Nhà Trắng khẳng định đó là Iran, Iraq, Syria, Sudan, Libya, Yemen và Somalia.

Những điều cần biết về lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Trump - ảnh 1

Người Hồi giáo biểu tình tại các sân bay. Nguồn: Reuters

Một lệnh cấm tương tự cũng yêu cầu Chương trình tiếp nhận người tị nạn Hoa Kỳ ngừng nhận người nhập cư trong 120 ngày cho đến khi được cơ cấu lại với các quy định mà nội các của ông Trump cho rằng phù hợp và đảm bảo được an ninh quốc gia.

Tổng số người tị nạn được Hoa Kỳ tiếp nhận trong năm tài khóa 2017 sẽ chỉ còn khoảng 50.000 người, giảm hơn một nửa so với mức độ hiện tại là 110.000 người.

Sắc lệnh hôm 27/1 của ông Trump sẽ khiến các cư dân Thiên chúa giáo và các tôn giáo thiểu số khác ở những nước Hồi giáo có thể dễ dàng tới Hoa Kỳ hơn là những người theo đạo Hồi giáo. Lệnh cấm của ông Trump cũng khiến Chương trình phỏng vấn visa phải hủy bỏ, đây là cơ hội để các du khách có thể tái tục visa quay trở lại Mỹ.

Tổ chức Di cư Quốc tế và cơ quan người tị nạn Liên Hiệp Quốc cùng đưa ra tuyên bố: “Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng người tị nạn cần nhận được sự đối xử công bằng, được bảo hộ, giúp đỡ và có những cơ hội tái định cư bất chấp tôn giáo, quốc tịch và màu da”.

Bao nhiêu người bị ảnh hưởng?

Theo số liệu từ Trung tâm tị nạn quốc gia, trong năm tài khóa trước, 43% người tị nạn được Hoa Kỳ tiếp nhận đến từ 7 quốc gia mà ông Trump ban hành lệnh cấm. Chính quyền Obama đã thúc đẩy việc tiếp nhận ít nhất 10.000 người tị nạn Syria tại Mỹ như một phần trong nỗ lực nhân đạo năm 2016.

Những điều cần biết về lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Trump - ảnh 2

Nhiều người dân Mỹ cầm biển chào đón người tị nạn tại các sân bay. Nguồn: Reuters

Cũng trong năm ngoái, bắt đầu từ tháng 10/2015 tới tháng 9/2016, Hoa Kỳ đã đón nhận số lượng người tị nạn từ 7 quốc gia như sau: 9.880 người từ Iraq, 3.750 người từ Iran, 1 người từ Libya, 9.020 người từ Somalia, 12.587 người từ Syria, 1.458 người từ Sudan và 26 người từ Yemen.

Các loại visa khác?

Bên cạnh người tị nạn, cũng có những loại visa khác mà Hoa Kỳ ban hành. Dưới đây là tổng số visa nhập cư và phi nhập cư mà Mỹ đã ban hành cho công dân của những nước bị ảnh hưởng trong năm 2015, bao gồm 15.509 visa cho Iraq, 42.542 visa cho Iran, 3.575 visa cho Libya, 1.409 visa cho Somalia, 11.962 visa cho Syria, 2.153 visa cho Sudan và 7.668 visa cho Yemen.

Sắc lệnh này có hợp pháp?

Vài tiếng sau khi Tổng thống Trump ký sắc lệnh, Hội đồng quan hệ Hồi giáo – Mỹ (CAIR) tuyên bố sẽ có một lượng đơn kiện không nhỏ chống lại sắc lệnh này. CAIR cho biết hơn 20 nguyên đơn đã cùng tham gia và chi tiết sẽ được thông báo trong ngày hôm nay (30/1).

“Tòa án sẽ làm những gì mà Tổng thống Trump không làm, đảm bảo chính phủ Hoa Kỳ kiềm chế việc chia tách mọi người dựa trên tôn giáo của họ”, Gadeir Abbas, luật sư của CAIR cho biết.

Những điều cần biết về lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Trump - ảnh 3

Các nhà hoạt động biểu tình trước Điện Capitol. Nguồn: Reuters

Cho đến nay, Đạo luật Quốc tịch và Nhập cư vẫn cho phép Tổng thống có nhiều quyền lực hơn. “Bất cứ khi nào Tổng thống thấy rằng việc một người hoặc một nhóm người nhập cư vào Mỹ có thể gây tổn hại cho lợi ích của Hoa Kỳ thì ông có thể ra lệnh cấm nhập cảnh đối với những đối tượng này, dù cho đó là người nhập cư hay không phải người nhập cư hoặc ban hành những giới hạn mà ông thấy cần thiết”, đạo luật quy định.

Tuy nhiên, theo một hạng mục khác trong luật pháp Mỹ, được thông qua năm 1965 trong phong trào Quyền công dân, tuyên bố: “không một người nào được nhận sự ưu tiên hay sự phân biệt trong việc cấp visa nhập cư mà căn cứ vào nòi giống, giới tính, quốc tịch, nơi sinh, hay nơi cư trú”.

Đã có tiền lệ?

Tổng thống George W. Bush từng không cho phép tiếp nhận người tị nạn trong ba tháng sau vụ tấn công khủngbố 11/9/2011. Tuy nhiên, việc cấm những cư dân từ một số quốc gia cụ thể là hoàn toàn chưa có tiền lệ.

Tuệ Minh (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !