Những điều cần biết về huyết áp cao ở trẻ em
Lối sống không lành mạnh, tỷ lệ béo phì tăng, thiếu hoạt động thế chất và chế độ ăn nhiều calo góp phần gây ra rối loạn này ở trẻ.
Bác sĩ sẽ đánh giá huyết áp của trẻ dựa trên 3 yếu tố: giới tính, độ tuổi và chiều cao. Vì vậy, chỉ số huyết áp được cho là cao ở trẻ 5 tuổi có thể là bình thường ở trẻ 10 tuổi. Trẻ cần được đánh giá xác định bệnh qua 3 lần khám bác sĩ.
Như với người lớn, huyết áp cao ở trẻ có thể gây những ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng, lâu dài gồm bệnh tim, đột quỵ…Trẻ bị huyết áp cao có thể tiếp tục bị huyết áp cao khi trưởng thành trừ khi chúng bắt đầu được điều trị.
Các yếu tố nguy cơ huyết áp cao ở trẻ bao gồm béo phì và tiền sử gia đình bị huyết áp. Đôi khi huyết áp cao ở trẻ có liên quan tới bệnh khác như bệnh thận hoặc bệnh tim, rối loạn hormon hoặc giấc ngủ. Béo phì ở trẻ chủ yếu là do sự kết hợp của hai yếu tố ăn quá nhiều và ít vận động.
Giống như huyết áp cao ở người trưởng thành, huyết áp cao ở trẻ thường không có triệu chứng và chẩn đoán, điều trị sớm rất quan trọng. Tất cả trẻ nên được đo huyết áp hàng năm để phát hiện và can thiệp sớm. Rối loạn phổ biến có liên quan tới huyết áp cao ở trẻ là chứng ngừng thở khi ngủ.
Một nghiên cứu gần đấy báo cáo có sự suy giảm khả năng nhận thức và hoạt động kém ở trẻ bị huyết áp cao.
Những thay đổi lối sống như ăn chế độ ăn lành mạnh cho tim, tập luyện nhiều và kiểm soát cân nặng có thể giảm huyết áp cao. Nhưng đối với một số trẻ, ngồi thiền có thể là cần thiết.
Chế độ ăn nhiều chất xơ chứa nhiều hoa quả và rau sẽ làm giảm hấp thu calo toàn phần và do vậy giảm cân nặng ở trẻ béo phì. Giảm lượng muối cũng giúp giảm huyết áp. Trẻ 4-8 tuổi không nên dùng nhiều hơn 1200mg/ngày và trẻ lớn tuổi hơn không nên hấp thu quá 1.500mg/ngày.
Trẻ cần ít nhất 30-60 phút hoạt động thể chất mỗi ngày. Nên hạn chế thời gian xem tivi và ngồi trước máy tính: không xem tivi trước khi trẻ lên 2 tuổi và không xem nhiều hơn 2 tiếng mỗi ngày.
Trẻ cần được hướng dẫn thực hiện lối sống lành mạnh.
BS Thu Vân/Nguồn SKĐS