Nhìn lại cuộc chiến truyền thông trong khủng hoảng Ukraine

Song song với những trận chiến đầy tiếng pháo tại miền đông, có một cuộc chiến 3 mặt trận khác cũng đang diễn ra trong khủng hoảng Ukraine. Cuộc chiến có quy mô rộng hơn nhiều: quy mô toàn thế giới.

Khi mà cuộc khủng hoảng Ukraine bắt đầu được khai mào, thế giới ngập chìm trong "biển" thông tin về tình hình ở miền đông từ các phương tiện truyền thông của phương Tây. Hầu hết tất cả các hãng tin lớn trên thế giới đều tập trung đưa tin về sự kiện đặc biệt này. Điều đáng nói, ngay từ đầu, phương Tây đã có một kế hoạch truyền thông cực kỳ bài bản về khủng hoảng Ukraine, trong đó tập trung khai thác những thông tin có lợi cho Mỹ và châu Âu và bất lợi cho Nga.

Nhìn lại cuộc chiến truyền thông trong khủng hoảng Ukraine - ảnh 1

Thảm hoạ máy bay MH17 rơi là một trong những sự kiện đánh dấu cuộc chiến truyền thông khốc liệt giữa các bên: Phương Tây - Nga - Ukraine.

Đáng chú ý nhất chính là vụ việc chiếc máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia bị bắn rơi ở miền đông Ukraine. Khi sự kiện vừa xảy ra, mọi tờ báo có trụ sở ở phương Tây đều tập trung khẳng định Nga là "tác giả" của thảm hoạ khiến 298 người thiệt mạng. Phân tích nguyên nhân, đổ lỗi, thậm chí có cả những "bằng chứng" khẳng định Moscow đứng sau việc này.

Mọi chuyện tưởng chừng như rất thuận lợi cho phương Tây trong việc tạo dựng hình ảnh một nước Nga tham vọng và muốn gây gổ với láng giếng Ukraine cũng như khối đồng minh Mỹ, châu Âu. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà các hãng truyền thông Nga bắt đầu"trỗi dậy": Russia Today (Nước Nga ngày nay), Ria Novosti hay các kênh truyền hình Channel 1, Russia 24,... Đặc biệt là sự ra đời của hãng thông tấn Sputnik vào cuối năm 2014 cho thấy nước Nga bắt đầu đáp trả cuộc tấn công từ phía các hãng truyền thông phương Tây.

Cuộc chiến truyền hình

Vào tháng 4/2014, Hội đồng Quốc gia mới của Ukraine đã yêu cầu các đài truyền hình trong nước ngưng phát một số kênh như Rossiya 1, Channel One và NTV, và kênh tin tức Rossiya 24 của Nga, bao gồm cả phiên bản quốc tế. Đây là sự thất thủ của Ukraine trước cuộc chiến truyền hình khi mà cả 4 kênh nói tiếng Nga liên tiếp mô tả đất nước này đang bị tàn phá bởi “phần tử phát xít” và trên bờ vực của sự hỗn loạn và sụp đổ.

Trong năm tài chính 2016, chính quyền Obama đề nghị chi 38,6 triệu USD cho các chương trình tiếng Nga, tăng 66%. Đồng thời, sẽ có thêm một khoản 20 triệu USD để đào tạo tiếng Nga cho các phóng viên, hỗ trợ các phương tiện truyền thông độc lập và các chương trình khác.

Kênh BBG, thuộc tập đoàn Bloomberg Media Group đã thuê nhiều phóng viên bán thời gian biết tiếng Ukraine, Tatar và Nga để hỗ trợ. BBG cũng thành lập trang tin tức “Thực trạng Donbass” tập trung đưa tin diễn biến ở khu vực chiến sự.

Trang web tin tức của giới truyền thông Ukraine như Telekrytyka đã tiên phong trong những nỗ lực để đối đầu với những gì mà họ gọi là “thao túng sự kiện” và "lời nói dối công khai" của truyền hình Nga. Vấn đề làm thế nào để đối phó với sự tấn công của truyền hình Nga đã được tranh luận sôi nổi ở Ukraine trong rất nhiều tuần sau đó. Một số nghị sĩ và các chuyên gia phương tiện truyền thông đã kêu gọi một chiến dịch đàn áp. Nhưng nhiều người khác cảnh báo rằng điều này có thể là "vô nghĩa và có hại".

Ngày 11/11/2014, Công ty sở hữu kênh truyền hình Cable News Network (CNN) là Turner Broadcasting System Europe thuộc Tập đoàn Turner International cho biết, kênh CNN ngừng phát sóng ở trên mạng truyền hình cáp tại Nga từ ngày 31/12/2014. Ngay sau khi CNN công bố quyết định khiến nhiều người ngỡ ngàng, Bộ Thông tin và Truyền thông đại chúng Nga lập tức cho biết, luật pháp hiện hành của Nga không gây cản trở đến việc phát sóng của kênh truyền hình CNN trên mạng truyền hình cáp và vệ tinh tại đây. Tuy nhiên, cơ quan quản lý này cũng nhấn mạnh rằng, các kênh truyền hình nước ngoài phát sóng trên lãnh thổ Nga phải có giấy phép và hoạt động công khai.

Một đại diện của Turner Broadcasting System, chủ sở hữu CNN từng nói với hãng thông tấn Itar-Tass hôm 10/11/2014 rằng, việc tạm ngưng phát sóng của kênh CNN International tại Nga là do sự thay đổi về các chính sách thương mại và pháp luật thông tin đại chúng của chính phủ Nga. Tuy nhiên, ai cũng hiểu sự việc này xảy ra là do căng thẳng giữa Nga và Mỹ đang ngày càng leo thang bởi những bất đồng quan điểm trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Thời điểm đó, Mỹ cáo buộc Nga đưa quân vào vùng Donbass và tham gia chiến đấu chống lại quân đội chính phủ đang thực hiện sứ mệnh "tiêu diệt khủng bố" tại đây.

Kênh truyền hình Russia Today của Nga vào lúc đó cũng nhận được lời cảnh báo tước giấy phép phát sóng tại Anh từ Cơ quan quản lý phương tiện truyền thông Anh với lý do “phản ánh không khách quan về cuộc khủng hoảng Ukraine hồi đầu năm”. Russia Today đã phản ứng mạnh với cáo buộc này, cho rằng đây là sự kiểm duyệt trắng trợn và là nỗ lực gây ảnh hưởng đến chính sách biên tập của kênh.

Sự ra đời của Sputnik

Tháng 11/2014, Đài phát thanh Russia Today sáp nhập với hãng tin Ria Novosti, khai trương Trung tâm thông tin quốc tế mới mang tên Sputnik với các trung tâm đa phương tiện hiện đại tại hàng chục quốc gia trên thế giới.

Nhìn lại cuộc chiến truyền thông trong khủng hoảng Ukraine - ảnh 2

Sự ra đời của Hãng thông tấn Sputnik là lời đáp trả của Nga với phương Tây trong cuộc chiến thông tin về tình hình Ukraine.

Theo Tổng giám đốc “Nước Nga ngày nay” Dmitry Kiselev, Trung tâm Sputnik với các văn phòng đại diện tại 130 thành phố thuộc 34 nước trên thế giới, trong đó có Washington (Mỹ), London (Anh), Berlin (Đức), Paris (Pháp)… Mục tiêu được đặt ra rất rõ ràng – để chống lại các chiến dịch truyền thông tiêu cực của phương Tây và cạnh tranh trên thị trường truyền thông toàn cầu. Việc Nga tăng cường phương tiện đối đầu phương Tây cũng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ còn chứng kiến một cuộc chiến truyền thông mới.

Nga tuyên bố sẽ bỏ ra 140 triệu USD để xây dựng Sputnik. Trang web tiếng Anh của Sputnik (www.sputniknews.com) cho hay sẽ phát sóng qua radio, trên mạng Internet và trực tiếp đến điện thoại di động, để “cung cấp một cách nhìn nhận khác về thế giới”. Sputnik được đặt theo tên vệ tinh nhân tạo đầu tiên bay vào quỹ đạo trái đất, do Liên Xô phóng lên hơn 50 năm trước. Nỗ lực truyền thông mới này của Nga sẽ bổ trợ cho RT, đài truyền hình quốc tế của Điện Kremlin.

Sự việc diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Moscow với Mỹ và phương Tây được mô tả là “đang quay trở lại thời chiến tranh lạnh” do cuộc khủng hoảng Ukraine.

Chiến thắng của truyền thông Nga?

Các quan chức Mỹ đang lo ngại rằng lợi thế của Nga về thông tin ở Ukraine, cũng như thông tin về sự lảo đảo của nền kinh tế Nga dưới áp lực của các lệnh trừng phạt, sẽ giúp truyền thông Nga thắng thế trước Mỹ trong cuộc chiến thông tin. Theo Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, các trang tin và kênh truyền hình của Nga gần đây nổi lên mạnh mẽ nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh, nguyên nhân có thể vì họ chưa có đối trọng ở các mảng tin lợi thế.

So với các kênh và trang tin của Nga như Russia 24, Rossiya 1, Russia K, First Channel, Sputnik và nhiều kênh thông tin khác, Mỹ chỉ có Current Time, bản tin tiếng Nga dài 30 phút phát ở Đông Âu mỗi ngày, và chương trình của Đài tiếng nói Mỹ (VOA) trị giá 23,2 triệu USD nhắm vào những người nói tiếng Nga.

Theo tờ Bloomberg, kinh phí mà Nga chi cho các kênh thông tin rất khó định lượng. Tuy nhiên, có thể thấy từ lúc phải đối mặt với các lệnh trừng phạt kinh tế, Tổng thống Vladimir Putin đã tăng ngân sách cho các kênh thông tin quốc gia và tiếp cận văn hóa.

Ông Putin cho biết số tiền chi cho Rossotrudnichestvo, tổ chức có chức năng đưa tin tức về Nga và giá trị của Nga ở nước ngoài, sẽ tăng từ 60 triệu USD lên 300 triệu USD vào năm 2020. Current Time hiện đang phát sóng tại Ukraine, Georgia, Moldova, Lithuania và Latvia, chỉ đạt doanh thu 2 triệu USD mỗi năm. Còn RT, có doanh thu hàng năm ít nhất là 241 triệu USD. Hiện đài này đã có phiên bản tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Ả Rập với 600 triệu độc giả và khán giả trên toàn thế giới.

Các quan chức, nhà phân tích Mỹ và Châu Âu cho rằng một trong những mục đích của RT là ngầm chia rẽ phương Tây, khiến họ không còn thống nhất trong các lệnh trừng phạt kinh tế lên Nga. Theo bà Angela Stent, Giám đốc nghiên cứu về Nga tại Đại học Georgetown ở Washington, RT đã dùng các tài khoản cá nhân để khuếch đại những tin tức của mình. 

Nhà phân tích Cameron Johnston thuộc Viện liên minh Châu Âu về nghiên cứu an ninh trụ sở tại Paris, khi nhận xét về chiến lược truyền thông của Điện Kremlin đã có 3 kết luận. Theo ông Johnston, thứ nhất, không có cái gọi là khách quan. Hai, phóng viên là đầy tớ của nhà nước và sản xuất tin tức dưới sự chỉ đạo của nhà nước. Ba, trong thời chiến, phóng viên là những người lính trong mặt trận tư tưởng.

Khi mà cả thế giới đang đổ dồn sự chú ý vào các vấn đề xảy ra ở Nga và Ukraine, rõ ràng, dù đưa tin khách quan hay chủ quan, các kênh thông tin của Nga vẫn chiếm ưu thế hơn hẳn các trang tin của Mỹ. Tờ Bloomberg nhận định, sẽ không lạ gì khi Tổng thống Nga Putin tập trung đầu tư và “bảo vệ” đặc quyền thông tin của mình.

Minh Anh (tổng hợp)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !